PHẦN 3 NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH PwC Việt Nam (Trang 25)

ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM

3.1. Nhận xét về tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH PwC Việt Nam

3.1.1. Ưu điểm

Cách thức tổ chức và quản lý của PwC đã chứng tỏ cho sự hiệu quả trong hoạt động của công ty. Bằng chứng là những điểm mạnh được thể hiện qua các khía cạnh: kết quả hoạt động, tổ chức quản lý, tổ chức kiểm toán (tổ chức đoàn, công tác, hồ sơ kiểm toán) và kiểm soát chất lượng.

a) Kết quả hoạt động

Trong những năm gần đây, PwC Việt Nam đã giành được nhiều giải thưởng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, ví dụ như Giải thưởng Rồng Vàng 2011, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2013…. Bên cạnh đó, PwC vẫn là một trong những công ty kiểm toán lớn nhất Việt Nam, với doanh thu cũng đúng ở vị trí tốp đầu. Mạng lưới khách hàng của Công ty ngày càng mở rộng, không chỉ tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như trước.

b) Tổ chức quản lý

Nằm trong mạng lưới khu vực SEAPEN, PwC Việt Nam chịu sự quản lý trực tiếp từ mạng lưới này. SEAPEN là một mạng lưới đứng ngang hàng với các mạng lưới khác liên kết các khu vực như mạng lưới ở Châu Âu, Mỹ. Do đó, SEAPEN có cách thức quản lý, hoạt động tương tự như những nước phát triển nhất. Điều này tạo điều kiện cho PwC Việt Nam học hỏi được trình độ quản lý từ những nước tiên tiến hơn. Và cũng vì đó mà cách thức tiếp cận kiểm toán của PwC Việt Nam có thể dễ dàng hòa nhập vào PwC ở bất kỳ nước nào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp nhất báo cáo tài chính.

Xét trên góc độ phân cấp trong công ty, việc chia ra nhiều mức tạo động lực phấn đấu cho các thành viên, từ đó phát huy sự sáng tạo trong công việc. Ví dụ như cùng ở vị trí trợ lý kiểm toán thì có đến 5 cấp độ. Việc chuyển từ cấp độ thấp hơn sang cấp độ cao hơn 1 bậc có thể được thực hiện trong vòng 1 năm, điều này tạo động lực phấn đấu cho các nhân viên mới vào làm.

c) Tổ chức kiểm toán

Tổ chức đoàn kiểm toán

Chủ nhiệm kiểm toán đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực mà công ty khách hàng hoạt động. Việc bố trí như vậy giúp tạo điều kiện cho cuộc kiểm toán diễn ra xuôn xẻ và các trợ lý kiểm toán học hỏi nhanh hơn. Bên cạnh đó, người trợ lý kiểm toán kinh nghiệm nhất thường làm việc được 3-5 năm, hầu như có thể xử lý hết tất cả các vấn đề nảy sinh. Điều này góp phần giảm gánh nặng cho chủ nhiệm kiểm toán khi đi khách hàng. Ngoài ra, việc bố trí những nhân viên công nghệ vào

đoàn kiểm toán góp phần kiểm toán nhanh chóng các phần hành liên quan đến hệ thống máy tính.

Tổ chức công tác kiểm toán

Ở giai đoạn lập kế hoạch,mức trọng yếu được thiết lập áp dụng cho toàn báo cáo kết hợp với mức SUM cho phép cuộc kiểm toán được thực hiện hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hướng dẫn của PwC Việt Nam cũng chỉ rõ những yếu tố cần phải cân nhắc khi lựa chọn chuẩn điểm và quy tắc kinh nghiệm để từ đó tính toán mức trọng yếu phù hợp. Tiếp đó là việc giới hạn phạm vi kiểm toán được thực hiện trên phần mêm Aura giúp cho các thành viên trong đoàn có thể dễ dàng đọc hiểu được các phần hành cần thực hiện và Báo cáo tài chính dạng đơn giản của doanh nghiệp. Ngoài ra, tại bước lập kế hoạch công việc, các phần hành chứa đụng rủi ro đều được liệt kê và đánh giá cũng như việc thiết kê các công việc theo hướng logic đã tiết kiệm được thời gian kiểm toán, hạn chế sự “delay” trong công việc. Cuối cùng, việc chỉ ra các thủ tục của hệ thống kiểm soát nội bộ mà công ty khách hàng áp dụng cho phép kiểm toán viên có thể hiểu rõ để từ đó đánh giá và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát một cách dễ dàng hơn ở bước thực hiện kiểm toán.

Ở công tác thực hiện kiểm toán:quy trình công việc trong phần này được thực hiện một cách quy củ và hợp lý. Các nhân viên kiểm toán sẽ được đảm nhiệm các phần hành khác nhau và có sự phân công rõ ràng công việc ở những phần hành có sự trùng nhau. Ví dụ như, A làm phân hành chi phí lương, trong khi đó B làm phần hành chi phí quản lý doanh nghiệp. Tất nhiên có một số nhân viên của khách hàng sẽ là đối tượng của cả 2 phần hành này. Khi đó, tại PwC B sẽ tiến hành lọc và loại những chi phí lương nằm trong phần hành của mình và chuyển sang cho A. Thứ nữa là việc thực hiện thu thập bằng chứng kiểm toán cho thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản được thực hiện một cách đồng thời và nhịp nhàng, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng kiểm toán.

Ở công tác kết thúc kiểm toán:đã có sự cập nhật những thay đổi so với những dự đoán ban đầu về các vấn đề của kiểm toán như trọng yếu, rủi ro để từ đó có những sự thay đổi phù hợp. Các bằng chứng kiếm toán cũng có sự soát xét lại để đảm bảo tính hiệu lực và đầy đủ. Tiếp đó, các vấn đề trọng yếu được giải thích kỹ càng và lưu trữ đề làm tài liệu tham khảo cho các năm tiếp theo. Chúng được lưu trữ cùng với những sai phạm đã phát hiện để hỗ trợ cho quá trình nhận dạng rủi ro các năm tiếp theo.

Tổ chức hồ sơ kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán được đánh số rõ ràng cho từng khách hàng theo từng năm để thuận tiện cho việc tra cứu. Nơi lưu trữ hồ sơ được bảo vệ nghiêm ngặt để hạn chế sự truy cập không được phép của các thành viên không liên quan đến cuộc kiểm toán.

Ổ mạng và phần mềm Aura là những nơi lưu trữ rất an toàn vì nó không chỉ được lưu trữ tại Việt Nam mà còn được sao chép thành bản dự phòng đặt tại Thái Lan. Việc chia tách hồ sơ thành hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm cho phép việc sao chép những văn bản dùng chung cho các năm được thực hiện một cách dễ dàng. d) Kiểm soát chất lượng

Với hệ thống kiểm soát chất lượng của PwC Việt Nam được thiết kế một cách “dày đặc”, chia ra nhiều cấp kiểm soát khác nhau. Ngoài những thành viên trong đoàn kiểm toán còn có các thành viên khác tham gia soát xét các công việc kiểm toán, giúp nâng cao tính khách quan của việc kiểm tra. Bên cạnh đó, việc kiểm soát chất lượng không chỉ được tiến hành sau khi các phần hành đã hoàn thành (marked as prepared), mà được thực hiện đồng thời, song song với tiến trình công việc của từng thành viên trong đoàn kiểm toán với mục đích nhằm hạn chế cuộc kiểm toán đi sai hướng.

Việc kiểm soát được tiến hành theo suốt tiến trình của cuộc kiểm toán. Những vấn đề nảy sinh đều được giải quyết kịp thời

Có được những ưu điểm trên là sự tổng hợp của các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại, có thể liệt kê ra một số yếu tố có sự ảnh hưởng lớn như sau:

Chủ quan: khâu thi tuyển đầu vào khắt khe, do đó đội ngũ nhân viên của PwC có trình độ cao; các nhân viên có ý thức trách nhiệm trong quá trình làm việc để không làm ảnh hưởng đến các cá nhân xung quanh, góp phần thực hiện mục tiêu chung; xây dựng được mạng lưới khách hàng rộng khắp cả nước.

Khách quan: được thừa hưởng mô hình quản lý, tổ chức quản lý cũng như phương pháp kiểm toán của PwC International; thường xuyên được cập nhật, sửa đổi những điểm yếu do PwC các nước khác phối hợp thực hiện.

3.1.2. Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm, cách thức tổ chức và hoạt động của PwC Việt Nam vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục. Cũng giống như ưu điểm, các hạn chế cũng được phân tịch theo các khía cạnh, gồm có kết quả đạt được, tổ chức quản lý, tổ chức kiểm toán và kiểm soát chất lượng.

a) Kết quả đạt được

Mạng lưới khách hàng của PwC Việt Nam vẫn còn tập trung trong các doanh nghiệp FDI, chưa có sự gia tăng số lượng một cách đột phá. Đôi khi khách hàng của PwC Việt Nam là do được sự chỉ định từ PwC một nước khác (ví dụ như Công ty mẹ đặt tại Mỹ được PwC Mỹ kiểm toán thì chi nhánh của nó tại Việt Nam sẽ phải được kiểm toán bởi PwC Việt Nam). Bên cạnh đó, số lượng giải thưởng còn hạn chế, biểu hiện là ở năm 2012 PwC không có một giải thưởng uy tín nào.

b) Tổ chức quản lý

Do vừa chịu sự quản lý của các thành viên cấp cao trong nước, lại bị chi phối một phần bởi PwC International, đôi khi xảy ra sự xung đột trong quản lý. Việc phân cấp thành quá nhiều cấp độ đôi khi tạo ra sự chán nản trong sự phấn đấu, khiến một bộ phận không nhỏ nhân viên ra đi mỗi năm.

c) Tổ chức kiểm toán

Tổ chức đoàn kiểm toán

Phần lớn đoàn kiểm toán được tổ chức với số lượng thành viên ít nhất có thể để có thể cắt giảm chi phí, do đó công việc đè lên mỗi thành viên trở nên nặng nề. Bên cạnh đó,

việc trợ lý kiểm toán giàu kinh nghiệm nhất có quyền lựa chọn các thành viên trong đoàn kiểm toán khiến cho nhiều khi các thành viên được chọn dựa trên cảm tính hơn là những thế mạnh của thành viên đó. Ngoài ra, các thành viên trong đoàn kiểm toán đến từ nhiều chuyên ngành khác nhau, nên quan điểm về các vấn đề trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán cũng có sự khác biệt.

Tổ chức công tác kiểm toán

Ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, chưa có một kế hoạch kiểm toán riêng cho từng loại khách hàng kiểm toán mà chỉ là sự vận dụng tùy theo phán đoán của Chủ nhiệm kiểm toán và Chủ phần hùn/Giám đốc kiểm toán. Kế hoạch có sẵn này chủ yếu được triển khai cho cách doanh nghiệp phi ngân hàng. Vẫn chưa có một chương trình chi tiết cho kiểm toán các ngân hàng.

Ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, đôi khi phần mềm kiểm toán chỉ dẫn quá chi tiết các công việc cần thực hiện, khiến các thành viên trong đoàn làm việc đôi chút máy móc, hạn chế tính sáng tạo. Nhiều khi, các thành viên đặc biệt là trợ lý kiểm toán tập trung nhiều vào thử nghiệm cơ bản mà ít chú trọng đến thử nghiệm kiểm soát.

Ở giai đoạn kết thúc kiểm toán,việc thực hiện cập nhật những thay đổi được thực hiện song vẫn không được quan tâm. Chỉ có những sự khác biệt lớn mới được đưa ra trao đổi vì những thay đổi nhỏ được coi như không gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc kiểm toán.

Tổ chức hồ sơ kiểm toán

Việc lưu trữ tài liệu kiểm toán tại 2 nơi đôi khi có thể gây ra sự rò rỉ thông tin cho những cá nhân không liên quan.

d) Kiểm soát chất lượng

Mặc dù nhiều cấp kiểm soát chất lượng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng Báo cáo kiểm toán, nó cũng đôi khi gây ra sự bất đồng giữa các người soát xét. Ví dụ như đối với vấn đề chọn mẫu kiểm tra chi tiết khoản phải thu, A đề xuất 30-30 (30 mẫu từ sổ xuống chứng từ và 30 mẫu ngược lại), trong khi B do nhận định rủi ro khác nên đề xuất 45-15.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát chất lượng được thông báo trước từ đầu năm tài chính, điều này cũng tạo tâm lý phòng ngừa và sự chuẩn bị trước cho các kiểm toán viên tham gia.

Các hạn chế nêu trên có thể được lý giải bằng 2 nguyên nhân chính: từ phía công ty và từ bên ngoài.

Nguyên nhân chủ quan: thiết kế phần mềm kiểm toán ở một số trường hợp đôi khi quá chi tiết; nhiều phần hành được thực hiện bởi những nhân viên còn ít kinh nghiệm nên đã không nhận định được những thay đổi của các vấn đề như trọng yếu, rủi ro nên việc cập nhật ở bước kết thúc kiểm toán còn mang tính hình thức; một số nhân viên với suy nghĩ có thể tự khắc phục được những vấn đề phát sinh nên không trao đổi với chủ nhiệm kiểm toán.

Nguyên nhân khách quan: PwC Việt Nam tuyển nhân viên từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong và ngoài nước, do đó, suy nghĩ của mỗi thành viên đôi khi có sự khác nhau đáng kể; Chịu sự quản lý chung và do đặc trưng nghề nghiệp, các tài liệu kiểm toán đều phải được lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau.

3.2. Các đề xuất hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH PwC Việt Nam

Tổ chức quản lý: cần phải kết hợp hài hòa sự quản lý từ PwC International và PwC Việt Nam. Hai bên cần phải thảo luận về phương pháp quản lý thích hợp. Việc phân cấp quản lý cần phải có những chỉ dẫn cụ thể với mục đích các thành viên trong công ty có thể nắm rõ được các mốc thời gian cần thiết phấn đấu, để từ đó có kế hoạch phù hợp;

Tổ chức nhân sự: cần phải cân nhắc bài toán chi phí và cường độ làm việc mà mỗi nhân viên phải trải qua. Cần thiết đề ra một hướng dẫn chung về số lượng nhân viên kiểm toán cần thiết cho mỗi loại hình khách hàng (theo lĩnh vực hoạt động, quy mô…). Công ty cũng cần phải có một đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên để từ đó có cách phân bổ nguồn lực thích hợp thay vì chỉ dựa vào cảm tính chủ quan của trợ lý kiểm toán cao nhất;

Tổ chức công tác kiểm toán: cần xây dựng được những quy trình kiểm toán riêng cho từng loại khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp niêm yết và ngân hàng. Cần phải có nhiều lựa chọn và linh hoạt hơn trong các thủ tục kiểm toán để có thể kích thích tính sáng tạo kiểm toán viên cũng thư thúc đẩy tiến độ hoàn thành của cuộc kiểm toán. Việc theo dõi cập nhật những thay đổi trong nhận thức của kiểm toán viên cần được thực hiện một cách nghiêm túc hơn, thông qua các cuộc trao đổi với nhà quản lý và các bên liên quan (về giả định hoạt động liên tục và sự kiện phát sinh sau niên độ).  Tổ chức hồ sơ kiểm toán: cần có những sự kiểm soát chặt chẽ hơn về quyền truy cập

của các thành viên không trực tiếp tham gia vào cuộc kiểm toán;

Kiểm soát chât lượng: việc kiểm soát chất lượng cần được tiến hành thường xuyên hơn và hạn chế sự thông báo trước cho thành viên trong đoàn kiểm toán. Bên cạnh đó, để có thể hòa hợp hơn về lối suy nghĩ của từng nhân viêm, cần phải tăng cường công tác huấn luyện cho các nhân viên ngay từ khi mới vào công ty.

KẾT LUẬN

Kiểm toán là một ngành không thể thiếu trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt khi nước ta đang bước vào giai đoạn chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường. Không chỉ có vai trò quan trọng đối với người sử dụng Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong việc ra quyết định kinh tế, kiển toán còn đóng góp vào sự nâng cao hoạt động quản lý của Nhà nước.

Là một trong những công ty kiểm toán lớn nhất và hình thành sớm nhất tại Việt Nam, PwC Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể không chỉ trong lĩnh vực kiểm toán. Phương pháp kiểm toán luôn được thay đổi để phù hợp với hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình đạo tạo nhân viên cũng được tiến hành dựa trên những đặc điểm riêng biệt của nền kinh tế nước nhà. Chính vì vậy, sức cạnh tranh và uy tín của PwC Việt Nam đã được khẳng định mạnh mẽ. Với những tiền đề này, chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng PwC Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa, cùng với các công ty trong ngành đóng góp vào sự phát triển

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH PwC Việt Nam (Trang 25)