NHỮNG VƯỚNG MẮC

Một phần của tài liệu KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG NHIÊN LIỆU SINH HỌC Ở VIỆT NAM (Trang 26)

3.2.1. Vấn Đề Lương Thực

Việc phát triển nhiên liệu sinh học ồ ạt sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lương thực, khi người nông dân thấy trồng cây nguyên liệu (như mía đường, cọ...) có lợi hơn trồng lúa, ngô, khoai, sắn, họ sẽ thôi cấy lúa, chuyển sang trồng mía, cọ để cung cấp cho các nhà máy và làm cho sản lượng lương thực giảm. Và giá lương thực tăng là điều không thể tránh khỏi.

của Việt Nam liên tục tăng và đứng thứ hai trên thế giới. Năm 2005, cả nước xuất trên 5,2 triệu tấn gạo thu về 1,399 tỷ USD (Báo 2006). Điều này chứng tỏ rằng cây lúa vẫn là cây nông nghiệp chủ yếu của người nông dân Việt và góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế. Việc chuyển đổi từ cây lúa sang trồng các loại cây trồng khác có thu nhập hơn sẽ dẫn đến việc mất cân bằng trong sản xuất nông nghiệp mà bao đời nay tổ tiên ta và vẫn từng ngày phát triển. Chuyển đổi này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của đất nước, nếu cứ phát triển theo xu hướng chung của thế giới, Việt Nam sẽ từ một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới phải chuyển sang nhập khẩu gạo, mà hiện Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, vẫn còn nhận việc trợ ODA của thế giới.

Mặt khác, nền nông nghiệp nước ta vẫn còn lạc hậu, sản xuất còn tự cung tự cấp, chất lượng giống chưa cao, thiếu phân bón, người nông dân chưa được tiếp cận nhiều với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vì vậy chất lượng sản chưa đáp ứng được yêu cầu, do đó mặc dù nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan nhưng chất lương gạo còn thua họ rất nhiều.

Ngoài ra, nước ta hàng năm phải hứng chịu nhiều thiên tai lũ lụt, hạn hán, do đó chúng ta mất mùa liên tục, nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù đã có nhiều hành động để khắc phục vấn đề này nhưng hiện nay Việt Nam là 1 trong 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, vì vậy nền nông nghiệp nước ta sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn nếu không có phương án phát triển cụ thể.

3.2.2. Giảm diện tích đất trồng rừng và phá huỷ đa dạng sinh học

Để có đất trồng cây nguyên liệu, con người có thể tiếp tục phá rừng để mở rộng diện tích đất. Rừng là lá phổi của trái đất, là bộ máy hấp thụ CO2 lớn nhất, vì vậy việc giảm diện tích đất trồng rừng là đi ngược lại với mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính mà những nhà phát triển nhiên liệu sinh học vẫn mong muốn. Giảm diện tích rừng cũng đồng nghĩa với tai hoạ từ sự xói mòn đất, giảm lượng gỗ dùng cho xây dựng, phá huỷ tài nguyên đa dạng sinh học và các nhu cầu khác của người dân.

3.2.3. Ảnh hướng đến chất lượng đất và chất lượng sản phẩm

Trồng duy nhất một loại cây trong một thời gian dài sẽ làm cho đất đai cằn cõi, lượng dinh dưỡng giảm đi đáng kể không thể tiếp tục canh tác được vì chỉ với một loại cây trồng ta sẽ chỉ bón với một số loại phân duy nhất, như vậy sẽ làm mất cân bằng môi trường đất, chất dinh dưỡng này sẽ quá nhiều trong khi chất dinh dưỡng khác lại ngày càng ít đi. Một khi đất canh tác không đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng thì chất lượng sản phẩm cũng sẽ đạt năng suất cao. Lúc đó, chúng ta sẽ gặp một vấn đề rất khó khăn đó giá cả lương thực đắt đỏ, khan hiếm, trong khi sản phẩm dùng cho quá trình sản xuất nhiên liệu sạch lại đạt chất lượng không cao, sẽ bị dư thừa và có thể dẫn đến khủng hoảng.

3.2.4. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội:

Như đã đề cập ở trên, việc tập trung phát triển các loại cây nguyên liệu dùng cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học như mía, cọ,…sẽ làm khủng hoảng nguồn lương thực trong nước, nước ta sẽ từ một nước xuất khẩu gạo sẽ chuyển sang nhập khẩu hàng hoá này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế trong nước.

Việc phá rừng sẽ gây ra thiên tai ngày càng nặng nề hơn, nhất là trong bối cảnh môi trường hiện nay Việt Nam một trong những nước chịu nhiều ảnh hưởng nhất của biến đổi khí hậu. Lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng xảy ra khắp nơi sẽ làm đời sống nhân dân ta ngày càng gặp nhiều khó khăn, cơ cực

hơn. Mỗi mùa lụt bão đi qua, nhà nước ta phải chi hàng trăm tỷ đồng cho việc khắc phục hậu quả, vì vậy việc phá rừng sẽ góp phần làm tăng gánh nặng kinh tế cho đất nước.

Trong tương lai ở Việt Nam, nhiên liệu sinh học sẽ phát triển thành một nền công nghiệp nhiên liệu sinh học, do đó không thể chỉ dừng lạo ở mức sản xuất nhỏ lẻ, mà sẽ phát triển tập trung. Khi đó, những thương gia giàu có sẽ mua đất của những nông dân giàu có không có khả năng phát triển lớn mạnh, và sẽ thuê những nông dân này làm thuê cho họ. Như vậy, sự phân hoá giàu nghèo sẽ ngày càng rõ rệt, người nông dân sẽ ngày càng khó khăn hơn, còn những người giàu có sẽ ngày càng giàu hơn.

Một phần của tài liệu KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG NHIÊN LIỆU SINH HỌC Ở VIỆT NAM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w