Bình luận (4,0 điểm)

Một phần của tài liệu các đề văn nghị luận xã hội (Trang 49)

- Bài học nhận thức và hành động:

2. Bình luận (4,0 điểm)

Thí sinh cần thấy mỗi ý tưởng ấy đều hợp lí. Bề ngoài chúng có vẻ mâu thuẫn nhau, nhưng bên trong lại thống nhất. Mỗi câu nhấn mạnh vào một khía cạnh của vấn đề nhận thức, các khía cạnh ấy bổ sung cho nhau.

a. Câu của Ăngghen:

- Sự thật là những chân lý khách quan. “Tìm hiểu sự thật” là mục đích quan trọng đối với việc nhận thức. Nếu không nắm được sự thật thì sẽ gây khúc mắc và ngờ vực, nghi hoặc. Nghi ngờ là một trạng thái tinh thần tiêu cực bất lợi đối với đời sống.

- Phương châm của Ănghen là đúng đắn. “Thà mất công tìm hiểu sự thật suốt đêm” là giải pháp tích cực. Còn để trạng thái nghi ngờ đè nặng mình suốt đời là tiêu cực. Mất công trước mắt mà có được lợi ích lâu dài vẫn luôn là lựa chọn khôn ngoan của con người nói chung, của việc tìm hiểu khoa học nói riêng.

b. Câu C.Mác thích:

- Cần phân biệt hoài nghi khoa học và thói đa nghi. Hoài nghi khoa học là phẩm chất tích cực. Nó là thái độ tỉnh táo, cẩn trọng trong tìm hiểu và tiếp nhận. Còn đa nghi là một căn bệnh tiêu cực. Nó khiến người ta không tin vào bất cứ điều gì.

- “Hoài nghi” ở đây là theo nghĩa tích cực. Trong cuộc sống cũng như trong tìm hiểu khoa học, luôn có thái độ hoài nghi như thế là điều cần thiết. Nó giúp con người có được sự cẩn

trọng và chắc chắn trong hiểu biết, tránh được những hồ đồ, cả tin dễ dẫn tới sai lạc, lầm lẫn. Châm ngôn C.Mác thích cũng là một ý tưởng đúng đắn.

c. Sự bổ sung:

- Câu C. Mác thích thì nhấn mạnh vào sự cần thiết của thái độ hoài nghi khoa học như một tiền đề gợi cảm hứng cho con người tìm kiếm sự thật.

- Còn câu của Ăngghen thì nhấn mạnh vào việc tích cực dấn thân tìm kiếm sự thật để hoá giải mối nghi ngờ.

- Cả hai đều là những phương châm đúng đắn và cần thiết đối với việc nhận thức của con người.

ĐỀ 29: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp.

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên.

- Giải thích :

+ Nghề nghiệp là công việc chuyên môn, làm theo sự phân công lao động của xã hội.

+ Phân công xã hội ngày càng nhiều, càng sâu nên xã hội có nhiều ngành nghề và giữ vị trí khác nhau trong xã hội.

+ Xã hội thường xuyên phát triển; có nghề nghiệp mới phát sinh nhưng cũng có những nghề nghiệp phải bị tàn lụi. Do đó có nghề dễ mang lại sự thành công (danh tiếng, tiền của, địa vị…) nhưng cũng có nghề không được như vậy. Cho nên dẫn đến sự tồn tại trong xã hội quan niệm về sự cao quý, sang hèn, tốt xấu… trong nghề nghiệp.

- Bàn luận:

+ Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người vì * Mỗi nghề đều có đặc điểm, vị trí riêng trong cuộc sống xã hội.

* Nghề nghiệp nảy sinh từ nhu cầu xã hội, do đó mọi nghề đều cần thiết cho cuộc sống, vì thế mỗi nghề đều có vai trò không thể thiếu được trong đời sống xã hội, do đó nghề chân chính nào cũng đều cao quý cả.

* Tuy nhiên do đặc trưng riêng của một số ngành nghề, do ý nghĩa đặc biệt của nó đối với đời sống, một số ngành nghề được đặc biệt biểu dương: nghề dạy học, nghề thầy thuốc…

+ Mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp vì

* Con người là chủ thể của hoạt động nghề nghiệp, có tính chất quyết định đối với giá trị của hoạt động nghề nghiệp.

* Con người có giá trị tự thân, chịu ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh. Vì vậy có kẻ tốt, người xấu, chính vì thế điều này tạo nên giá trị của nghề nghiệp.

* Trong những ngành nghề được biểu dương đặc biệt vẫn có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Trong những ngành nghề do bị thành kiến mà bị coi thường vẫn có những con người cao quý, có cách hành xử được mọi người ngưỡng mộ, ca ngợi.

* Làm rõ tại sao con người mang đến sự cao quý cho nghề nghiệp (dẫn chứng). Chính tư cách và đức hạnh sáng ngời của con người làm cho người khác phải tôn trọng nghề nghiệp của họ.

+ Cần nhận thức: không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý và nghề thấp hèn. Cần phê phán quan niệm phân biệt này vì nó không đúng đắn, nó tồn tại trong xã hội phong kiến ngày xưa và không nên tiếp tục trong cuộc sống ngày nay.

+ Cần thấy những việc làm không chính đáng: ví dụ như trộm cướp, gian dối… để kiếm sống không phải là nghề nghiệp chân chính như chúng ta đang bàn.

+ Cần thấy giá trị đúng đắn của nghề nghiệp; nghề nghiệp chân chính nào cũng có giá trị và đều đáng được trân trọng. “Giá trị của một con người là lợi ích của họ mang lại cho người khác chứ không phải là nghề nghiệp của họ”.

+ Cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề. Không nên chạy theo quan điểm hời hợt (sang hèn…) về nghề nghiệp của một số người. Cần chọn nghề phù hợp với năng lực, với ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.

+ Với nghề nghiệp cần “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, chuyên tâm rèn luyện tay nghề, giữ gìn lương tâm nghề nghiệp, trao dồi đạo đức để làm hiển vinh nghề nghiệp, giá trị bản thân.

- Tổng kết : “Không phải nghề nghiệp mang đến sự cao quý cho con người mà chính con người mang đến sự cao quý cho nghề nghiệp” là một ý kiến đúng đắn, nó là một lời khuyên, một lời nhắc nhở đối với mọi người nhất là đối với thanh niên đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp.

ĐỀ 30: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên

thành tựu.

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)

- Kẻ cơ hội là người lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích trước mắt, bất kể việc làm đúng hay sai; người chân chính là người luôn biết sống đúng với thực chất và phù hợp với những giá trị xã hội; thành tích là những kết quả được đánh giá tốt; thành tựu là những thành quả có ý nghĩa lớn, đạt được sau một quá trình bền bỉ phấn đấu.

- Về nội dung, ý kiến này chỉ ra sự đối lập về lối sống và cách hành xử 0,5

Một phần của tài liệu các đề văn nghị luận xã hội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w