“dưới-lên” được mô tả trong thực tế là phần lớn các quá trình quản lí được thực hiện bởi chính quyền địa phương) chia sẻ trách nhiệm và công việc cho các đối tác một cách năng động. Quá trình phối hợp này dựa trên sự tham gia của tất cả các cá nhân và tập thể, những bên liên quan đến khung quản lí. Các mục tiêu về kinh tế, văn hoá, xã hội là những phần liên kết trong khung quản lí này. Chính quyền có trách nhiệm điều phối và ra những chính sách tổng thể, trong khi đó các cộng đồng địa phương thể hiện vai trò lớn trong công tác quản lí hàng ngày.
Đồng quản lí thường tạo ra cơ hội thuận lợi trong việc đạt được những kiến thức về khoa học và kĩ thuật (phần lớn là từ bên ngoài cộng đồng) và những hiểu biết về cộng đồng và văn hoá truyền thống (từ trong cộng
đồng). Đầu tiên chủ yếu là mang lại các phương pháp khoa học cứng nhắc từ các cơ quan nghiên cứu và nhà nước; sau đólà đóng góp những thông tin, những nét riêng biệt của vùng, các giá trị văn hoá truyền thống bao gồm kinh nghiệm địa phương và các xu hướng xã hội quan trọng vào quá trình lập kế hoạch KBTB.
Trong thực tế xu hướng quản lí các KBTB trở nên tổng hợp hơn giữa các hệ sinh thái và các lĩnh vực khác và tập trung dựa vào cộng đồng nhiều hơn hoặc
Học phần 3
quản lí ở cấp độ cộng đồng địa phương nhiều hơn cách tiếp cận tập trung quyền.
Trong tất cả các trường hợp thì công bằng, tôn trọng các kiến thức truyền thống, cân bằng giới và trao quyền cho những người sử dụng nguồn lợi địa phương là những hợp phần quan trọng nhất trong cách tiếp cận có sự tham gia
Mức độ tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch và thực hiện quản lý là liên tục. Ở thái cực này, các thành viên cộng có thể không hoàn toàn nhận thức được những gì đang diễn ra với KBTB và không tham gia vào bất cứ một quá trình ra quyết định nào. Ở phía nghược lại, các thành viên cộng đồng có thể tham gia một cách đầy đủ, nhận thức được các thông tin hiện có và những người chủ động ra quyết định là người tiến hành các bước năng động trong việc đẩy mạnh các thay đổi quản lý khác nhau. Ở giữa, các thành viên cộng đồng có thể được thông báo và/hoặc chủ động trong việc ra quyết định với các cấp độ khác nhau.
Thụđộng Được thông báo chủđộng Người quyết định
Tài liệu 3.13: Các mức độ tham gia của cộng đồng Tài liệu 3.14 – Các trường hơp giảđịnh
Bài tập 3.2 - Các trường hợp giảđịnh.
Xem xét lại các trường hợp giả thiết trong các tài liệu được phân để thảo luận nhóm vào các khía cạnh sau:
1. Những nhóm hoặc cá nhân nào được tham gia trong các hoạt động của dự án nhưđược mô tả trong mỗi trường hợp?
2. Họđã tham gia bằng cách nào?
3. Việc tham gia của họ sẽ mang lại những lợi ích gì? 4. Những vấn đề nào có thể sẽ nảy sinh trong tương lai?
Học phần 3
Thảo luận: Chia sẻ những kĩ thuật có sự tham gia
Những cộng cụ, kĩ thuật nào mà Bạn đã sử dụng tại KBTB của Bạn để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng? Giải thích chi tiết.
Có rất nhiều kĩ thuật có sự tham gia khác nhau như các hội thảo, thảo luận nhóm, buổi thảo luậnẶ đều có thể sử dụng để tổ chức tại cộng đồng, xác định các vấn đề quan tâm và các bên liên quan quan trọng, xác định các cá nhân nồng cốt tiềm năng trong việc quản lí nguồn lợi biển và ven bờ.
Dưới đây là danh sách của một số kĩ năng thường dùng:
• Phỏng vấn: — Thảo luận chung một cách tự nhiên với một nhóm những người dân ngay tại hiện trường. Kĩ thuật này sẽ giúp nắm bắt một số vấn đề chung quan trọng.
• Phỏng vấn nhóm — Những thảo luận này được chuẩn bị trước với những nhóm người có cùng chung một mối quan tâm hoặc những đặc điểm. Các thành viên được chọn nhờ vào các phương pháp thống kê (như lựa chọn một số người theo nhóm tuổi, hoặc từ các cộng đồng khác nhau) hoặc ngẫu nhiên. Những kĩ thuật này rất hữu ích cho việc xác định và mô tả nhận thức, thuộc tính và những yêu cầu của nhóm.
• Phỏng vấn (theo bản câu hỏi) — các cuộc phỏng vấn này được thực hiện cùng với bảng câu hỏi được chuẩn bị với những chủđề hoặc các vấn đềđược quan tâm. Người được phỏng vấn được khuyến khích trả lời các câu hỏi theo các chủđề đó, chú í là không bị ngắt quãng bởi người phỏng vấn. Kĩ thuật này giúp thảo luận những vấn đề, chủ đề đã được biết trước.
• Thảo luận sâu (có động não) — Đây là những thảo luận được khuyến khích nhằm xác định các vấn đề của cộng đồng. Mục đích của việc thảo luận là khuyến khích các thành viên trong cộng đồng suy nghĩ có sáng tạo về những chủ đề riêng nào đó và đưa ra các í kiến mới hoặc những quan điểm mới. Người hướng dẫn viết tất cả những í kiến mà cộng đồng đã đưa ra nhưng không khuyến khích thảo luận dài dòng (vòng vo) về riêng một vấn đề nào đó.
• Đi bộ hoặc bằng tàu để quan sát — được thực hiện bởi một nhóm các thành viên trong cộng đồng và rất hữu ích cho việc xác định các vấn đề về
Học phần 3
môi trường. Kĩ thuật này thường giúp cho các thành viên trong cộng đồng có những cách nhìn mới về nguồn lợi.
• Lập bản đồ có sự tham gia — Những bức hoạ lớn về những vùng của địa phương được vẽ bằng cách sử dụng những thiết bị, dụng cụ của địa phương. Những bản đồ này sẽ được dùng để thảo luận nhóm và vẽ những thông tin về nguồn lợi tự nhiên và các vấn đề xã hội, cũng như khuyến khích cộng đồng tham gia. Những số liệu, thông tin này có thể được tổng hợp lại một cách chính quy bằng cách sử dụng các phương pháp GPS.
• Biểu đồ Venn — Việc sử dụng các vòng chồng lên nhau đề thể hiện mối quan hệ, mâu thuẫn và những vấn đề giữa các bên liên quan. Các bên liên quan được thể hiện thông qua những hình được cắt sẵn. Sự dán lên cuối cùng sẽ được người hướng dẫn thảo luận và làm rõ. Kĩ thuật này có thểđược sử dụng đối với nhóm hạt nhân.
• Phân tích Giới — Nghiên cứu mối quan hệ về giới và những tác động có thể diễn ra do các những thay đổi tạo ra từ việc hình thành KBTB hoặc có người phụ nữ mới được giới thiệu trong nhóm.
Có nhiều kĩ thuật có thể được sử dụng để phát triển Đánh giá nguồn lợi ven biển có sự tham gia (PCRA), mà được sử dụng một cách hữu ích khác nhau để biểu diễn được những nguồn lợi cộng đồng và các điều kiện của họ. Bảng dưới đây sẽ trình bày những thành viên khác nhau tham gia trong quá trình lập kế hoạch KBTB mà có thể áp dụng một vài kĩ năng này.