- Học tập có sự hợp tác & phối hợp b)Ưu điểm của Elearning:
CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN E-LEARNING Ở VIỆT NAM
III.1) LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN E-LEARNING Ở VIỆT NAM
Qúa trình phát triển E-learning ở Việt Nam cũng do tác động của E-learning trên thế giới, có thể chia thành 3 thời kỳ cơ bản:
1. Trước 1993:
- Đây là giai đoạn Việt Nam mới mở cửa, chập chững phát triển kinh tế, nên giáo dục cũng chập chững từng bước.
- Khái niệm E-learning ở Việt Nam chỉ được một vài nơi biết đến, và còn xa lạ với mọi người, vì máy vi tính & công nghệ thông tin cũng là khái niệm hoàn toàn mới vào thời kỳ này.
2. Từ 1993 đến 2000:
- Năm 1993: Trường Đại học Mở Bán công TP.HCM (nay là Đại học Mở TP.HCM) thí điểm chương trình đào tạo từ xa, trên cơ sở nghiên cứu các mô hình giáo dục từ xa trên thế giới. Chương trình ban đầu chỉ là đào tạo từ xa, gửi giáo trình đến học viên, kết hợp với đến lớp một số tiết. Do công nghệ thông tin chưa phát triển nên việc học qua TV hay máy tính là hạn chế. Đến năm 1999, trường Mở kết hợp với một số kênh truyền hình phát sóng một số chương trình đào tạo.
- Giai đoạn này, khái niệm đào tạo từ xa được hình thành, và khái niệm E-learning vẫn còn xa lạ với mọi người. Đào tạo từ xa chưa có sự ứng dụng của thiết bị & công nghệ nhiều.
3. Từ 2000 đến 2005:
- Năm 2000: Trung tâm phát triển CNTT (Nay là trường Đại học CNTT), thuộc Đại học QUốc Gia TP.HCM, thí điểm chương trình đào tạo cử nhân CNTT qua mạng tin học viễn thông. Đây là chương trình E-learning đầu tiên ở Việt Nam, phát triển khá thành công. Song song đó, cũng tổ chức chương trình Thạc sĩ CNTT Qua Mạng đầu tiên của Việt Nam, thí điểm giáo dục của Đại Học QUốc Gia TP.HCM.
- Năm 2003: Trường ĐH Mở Bán Công TP.HCM cho ra mắt diễn đàn hỗ trợ học tập trực tuyến, sử dụng Moodle, áp dụng cho hệ đào tạo chính quy lẫn từ xa. Lúc này có thể xem hình thức đào tạo từ xa của ĐH Mở là E-learning.
4. Từ 2005 đến nay:
- Từ 2005 trở đi, ĐH CNTT TP.HCM đã thay đổi & hoàn thiện chương trình đào tạo từ xa, là trung tâm đào tạo từ xa tốt, tạo nên làn sóng về đào tạo từ xa, khái niệm E-learning ở Việt Nam dần dần được biết đến & phổ biến.
- Các trường Đại học & viện trên cả nước, thí điểm & xây dựng các chương trình đào tạo từ xa, nhưng có trường là E-learning, có trường chỉ là đào tạo từ xa đúng nghĩa. Tạo ra nhiều bất cập & chất lượng giảng dạy Đại học ở Việt Nam.
- Các luật giáo dục về GD từ xa ra đời, các quy chế đào tạo từ xa ra đời, nhưng vẫn gắn liền với đào tạo tại chức ( Vừa học vừa làm), không có luật & văn bản quy định về E-learning.
- Bên cạnh đó, một số trường Đại học bổ sung hình thức dạy học của mình bằng cách sử dụng Moodle hoặc tự xây dựng cho mình hệ thống E-learning, giúp sinh viên vừa học trên lớp vừa học tại nhà…
- Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực E-learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước.
III.2) TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN E-LEARNING HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
- Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-learning ở Việt Nam không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu E-learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
- Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai E-learning. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT - ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Học viện Bưu chính Viễn thông,... Gần đây nhất, Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng E-learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E-learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo đào tạo. Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E-learning ở Việt Nam.