0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ AN (Trang 63 -63 )

- Thẩm định tài sản đảm bảo: khi thẩm định tài sản đảm bảo cần thẩm định giá trị

3.2.5. Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ

Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ có thể giúp ngân hàng phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro phát sinh trong từng nghiệp vụ riêng lẻ để có biện pháp xử lý khắc phục kịp thời, đồng thời nó cũng có khả năng dự báo được các rủi ro trong tương lai, giúp ban lãnh đạo quản lý tốt các rủi ro trong toàn hệ thống. Song để kiểm tra, kiểm toán nội bộ có thể phát huy được hiệu quả của nó, việc kiểm toán cần định hướng vào rủi ro cụ thể là:

- Chi nhánh BIDV Nghệ An nên nhanh chóng vận dụng phương thức kiểm toán hệ thống hay kiểm toán tổng thể vào thực tiễn.

- Thông tin là yếu tố hết sức cần thiết để tạo một cơ chế kiểm soát nội bộ có hiệu quả, do đó phải có tổ chức hệ thống thông tin cập nhật, chính xác.

- Không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán viên.

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Đối với NHNN

Công tác thanh tra của NHNN rất có hiệu quả đến hoạt động của hệ thống ngân hàng. Vừa phát hiện kịp thời, xử lý những sai sót đồng thời thấy được những điểm chưa hợp lý trong hệ thống văn bản pháp quy của NHNN, từ đó có sự thay đổi kịp thời và hợp lý.

- Đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho hệ thống NH:

Thông tin ở đây bao gồm hai loại, đó là thông tin về doanh nghiệp và thông tin có tính chất định hướng cho hoạt động của NHTM.

Những thông tin về doanh nghiệp sẽ được thu thập và cung cấp qua trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, bao gồm thông tin về khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh, hệ số an toàn vốn, quan hệ của khách hàng với ngân hàng thương mại, với các doanh nghiệp khác. Đây sẽ là những căn cứ đáng tin cậy để các NHTM sử dụng trong quá trình thẩm định khách hàng.

- NHNN cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật:

Hệ thống văn bản pháp luật NHNN đã ban hành không phải là ít, song có rất nhiều bất cập. Đó là sự không đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo nhau gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Để hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển thì NHNN cần có những văn bản pháp quy mới trên cơ sở tổng hợp các văn

bản hiện hành nhằm nới lỏng sự hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ phù hợp với sự thay đổi trong cơ chế mới.

Bên cạnh đó NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý để các ngân hàng có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, hướng theo thông lệ quốc tế. Song song với việc xây dựng, hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ, cần có chính sách phát triển các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác xếp hạng tín dụng. Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, việc phát triển các tổ chức xếp hạng tín dụng không do Nhà nước quản lý để hạn chế việc chi phối của tổ chức hay cá nhân làm sai lệch kết quả xếp hạng là rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- NHNN cần tăng quyền tự chủ cho các NHTM:

Sự quản lý của NHNN chỉ nên dừng lại ở những vấn đề vĩ mô, những vấn đề chung nhất mang tính định hướng chứ không nên đưa ra những vấn đề quá cụ thể, chi tiết liên quan đến những vấn đề mang tính đặc thù riêng của mỗi ngân hàng, bởi lẽ điều kiện hoạt động của các NHTM không giống nhau, nếu đưa ra những quy định chung áp dụng cho mọi ngân hàng thì sẽ gây khó khăn cho các NH trong việc thích ứng với môi trường kinh doanh, cụ thể của riêng mình. Vai trò quản lý vĩ mô của NHNN là cần thiết song ở mức độ nhất định cần đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của các NHTM để các NH này phát huy hết sáng tạo, linh hoạt nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh.

- NHNN cần nhanh chóng xử lý những bất ổn trong nội tại của một số ngân hàng, giám sát dòng tiền luân chuyển trong nội bộ ngân hàng: Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm hệ thống ngân hàng luôn bất ổn, và tích tụ rủi ro hệ thống lớn. Khi giám sát được dòng vốn ra khỏi vòng luẩn quẩn bởi một số ngân hàng, nợ xấu của các ngân hàng thương mại có điều kiện được xử lý, điểm nghẽn về vốn sẽ được khắc phục, việc tiếp cận vốn của DN sẽ dễ dàng hơn.

3.3.2 Đối với Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam

hàng truyền thống, trước hết là các công ty lớn. NH cần chủ động các khách hàng lớn, dự án tốt để đầu tư, đồng thời tích cực nghiên cứu để xác định những lĩnh vực trọng điểm để tiếp tục mở rộng khách hàng nâng thị phần như: công tác nguồn vốn, công tác tín dụng, công tác dịch vụ.

Trong lĩnh vực công nghệ: NH nên thúc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ theo hướng thực tiễn và chủ động hội nhập công nghệ hiện đại đã được kinh nghiệm và thông lệ quốc tế khẳng định. Ưu tiên phát triển công nghệ tạo ra một số sản phẩm mới, có sức cạnh tranh để phục vụ khách hàng, phục vụ cho lĩnh vực thanh toán trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực và xử lý thông tin phục vụ cho thẩm định, đánh giá khả năng vay trả, an toàn tín dụng và thông tin quản trị hệ thống.

Trong lĩnh vực tài chính: NH tập trung tích lũy thỏa đáng để năng lực tài chính của bản thân ngân hàng đảm bảo yêu cầu đổi mới công nghệ, phòng ngừa rủi ro, ổn định thu nhập của người lao động, gắn liền thu nhập với hiệu quả của người lao động kinh doanh, với chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp(đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin) để thu hút cán bộ giỏi, chuyên gia giỏi mà ngành đang cần.

Trong lĩnh vực phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực: NH tiếp tục chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân lực cho việc xây dựng và phát triển nhiều chi nhánh, phòng và điểm giao dịch mới. Bên cạnh đó chú trọng công tác đào tạo về đạo đức, nghề nghiệp, kỹ năng tác nghiệp, tính chuyên nghiệp, khả năng chịu áp lực cao cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ.

Quản trị rủi ro: NH nên rà soát công tác tín dụng, đánh giá chất lượng hoạt động và năng lực tài chính của từng khách hàng, từng khoản vay tại chi nhánh đồng thời thực hiện nghiêm túc, kịp thời các văn bản chỉ đạo về công tác tín dụng của Hội sở chính, nên chủ động phát triển các khách hàng tiềm năng trên cơ sở lựa chọn các khách hàng tốt, dự án, phương án kinh doanh hiệu quả, kiểm tra, kiểm soát, rà soát, tăng cường thực hiện kiểm toán độc lập toàn hệ thống, đảm bảo hệ thống kiểm tra

nội bộ phải phát hiện được mọi sai sót tại từng chi nhánh và trong toàn hệ thống.

3.3.3 Đối với các cấp ngành có liên quan khác

- Chính phủ cần tăng cường quản lý các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đẩy mạnh việc tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hóa, có giải pháp giúp đỡ các doanh nghiệp yếu kém thoát khỏi khó khăn. Chỉ khi đội ngũ khách hàng của ngân hàng hoạt động tốt thì khách hàng mới yên tâm và mạnh dạn đầu tư.

- Thành lập các tổ chức xếp hạng tín dụng có uy tín để phân loại các doanh nghiệp theo mức độ an toàn tín dụng, giúp đỡ các ngân hàng trong khâu thẩm định cho vay và giám sát tín dụng.

- Phát triển các hoạt động bảo hiểm để chia sẻ rủi ro với các ngân hàng như bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm tín dụng….

- Uỷ ban nhân dân và sở địa chính các tỉnh thành phố sớm xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu nhà đất cho các tổ chức, cá nhân có vay và thế chấp nhà đất tại các NHTM để đảm bảo về mặt pháp luật cho nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng.

- Các cơ quan bảo vệ và thi hành pháp luật cần đẩy mạnh tiến độ xét xử các vụ án liên quan đến hoạt động ngân hàng, tránh kéo dài dây dưa gây đọng vốn cho ngân hàng.

- Chính phủ tạo điều kiện về mặt cơ chế chính sách cũng như tài chính để trung tâm bán đấu giá tài sản hoạt động tốt hơn nữa.

- Nhà nước cần có thể chế và các quy định pháp lý rõ ràng cho hoạt động giao dịch các công cụ dẫn xuất tín dụng và bán nợ ở Việt Nam nhằm giúp các NHTM bảo hiểm cho hoạt động tín dụng của mình.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng trung dài hạn nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Nó không chỉ là vấn đề sống còn của NHTM mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc củng cố hoàn thiện và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn là một vấn đề đòi hỏi thường xuyên và thực hiện nghiêm túc.

Qua nghiên cứu về công tác tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng TMCP ĐT & PT Nghệ An, chuyên đề đã nêu ra lí luận khái quát chung về tín dụng trung dài hạn của NHTM, đánh giá thực trạng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh. Em hy vọng những nghiên cứu và giải pháp nêu trên sẽ phần nào giúp ích cho công tác nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT & PT Nghệ An.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của Thạc sỹ. Lê Phong Châu cùng các anh chị trong phòng quản lý rủi ro và các phòng ban khác tại Ngân hàng TMCP ĐT & PT Nghệ An để em có thể hoàn thành chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết 11/ NQ - CP. 2.QĐ 493/ QĐ - NHNN.

3. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính của Frederic. S. Mishkin. 4. Ngân hàng thương mại của Eward.W.Reed và Eward K. Gill.

5. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ - Khoa Ngân hàng Tài chính - ĐH KTQD. 6. Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại - PGS.TS.Phan Thị Thu Hà - ĐH KTQD.

7. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại – P. Rose.

8.Giáo trình Quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng - Trần Đình Định - NXB Tư pháp.

9. Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP ĐT & PT Nghệ An năm 2010- 2012.

10. Tạp chí Ngân hàng.

11. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ. 12. Tạp chí thông tin tài chính.

13. Một số trang web: - www.sbv.gov.vn

- www.bidv.com.vn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ AN (Trang 63 -63 )

×