Câu chuyện về mối quan hệ giữa nhà thơ và vầng trăng:

Một phần của tài liệu Chuyên đề ôn thi vào 10 môn ngữ văn (Trang 65)

IV. Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ qua hình ảnh người lính trong bài thơ So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này với bài Đồng chí:

1. Câu chuyện về mối quan hệ giữa nhà thơ và vầng trăng:

a. Hai khổ thơ đầu, tác giả đã gợi lại những kỷ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ.

- Bốn câu thơ gắn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình “hồi nhỏ”, “chiến tranh” đã gợi lại một quãng thời gian dài từ thời niên thiếu đến lúc trưởng thành và nhất là trong những năm tháng gian lao thời chiến tranh. Cả một quãng thời gian dài có biết bao kỷ niệm đẹp với trăng. Khổ thơ mở ra một khoảng không gian, thời gian bao la:

“Hồi nhỏ sống với đồng Với sông rồi với bể Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỷ”

- Cuộc sống vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên: “với đồng”, “với sông”, “với bể”, “ở rừng”.

- Trong dòng hồi tưởng, tác giả đã khái quát vẻ đẹp của cuộc sống bình dị, vô tư, hồn nhiên và khẳng định tình cảm gắn bó bền chặt của con người với vầng trăng là “tri kỷ”, “tình nghĩa”.

+ Trăng là người ban chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những đau thương, nham nhở của chiến tranh bằng thứ ánh sáng mát dịu…

+ Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của ký ức chan hoà tình nghĩa…

“Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa”

- Ở đây vầng trăng được nhân hoá để trở thành người bạn tri kỷ với nhân vật trữ tình của bài thơ. Với sự gắn bó tình nghĩa ấy nhà thơ đã từng tâm niệm “không bao giờ quên”. Giọng thơ hồi tưởng đều đặn nhưng từ “ngỡ” như báo hiệu trước sự xuất hiện của những biến chuyển trong câu chuyện của nhà thơ.

b. Khổ thơ thứ ba đưa người đọc trở về hiện tại với những đổi thay trong mối quan hệ của nhà thơ với vầng trăng:

“Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường”

- Tác giả đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người trong hiện đại với quá khứ. “Ánh điện của

đại, xa rời thiên nhiên. Trước đây con người sống với sông, đồng, bể, rừng, thiên nhiên, còn giờ đây lại sống với những tiện nghi đầy đủ: ánh điện, cửa gương, phòng puyn-đinh.

- Từ đó nhà thơ diễn tả sự đổi thay trong tình cảm của con người lãng quên vầng trăng từng một thời là tri kỷ. Cái bạc bẽo vô tình đến với người ta từ từ, kín đáo, khó nhận ra: “Vầng trăng tri kỷ, tình nghĩa” trở thành “người

dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ” nhưng con người hờ hững, thờ ơ, không còn nhận ra trăng đã từng

là người tri kỷ, tình nghĩa một thời. Con người trong cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, ấm êm dễ vô tình hay cũng có thể là cố tình quên đi quá khứ gian khổ, đau thương. Tâm lý ấy không phải là cá biệt. Thế nên người ta vẫn thường nhắc nhở nhau: “ngọt nbùi nhớ lúc đắng cay”, để không bao giờ quay lưng lại với quá khứ cao đẹp đầy tình người. - Câu chuyện tâm tình được kể rất giản dị, mộc mạc, giọng thơ thì thầm như đang trò chuyện, giãi bày tâm sự, lời thơ trữ tình, sâu lắng, qua đó tác giả đã thể hiện những cảm xúc hết sức chân thành. Nhịp thơ chậm, những chữ đầu câu thơ không viết hoa diễn tả dòng suy nghĩ miên man của nhà thơ.

c. Khổ thơ thứ tư là một tình huống bất ngờ xảy ra làm chuyển mạch cảm nghĩ của tác giả:

- Lãng quên vô tình có thể là mãi mãi nếu không có một bất ngờ. Hoàn cảnh bài thơ được đẩy đến bước ngoặt mới khi “thình lình đèn điện tắt - phòng buyn-đinh tối om”. Đây là một tình huống rất quen thuộc, rất thực nhưng cũng tình huống ấy đã tạo nên bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm.

“Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn"

- Bốn câu thơ với hai từ "thình lình, đột ngột” được đảo trật tự, tạo nên nhịp thơ nhanh, nhấn mạnh sự việc bất thường: “đèn điện tắt, phòng tối om” > < "Vầng trăng tròn" toả sáng. Tình huống bất ngờ đã tạo nên sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối. Nơi thành phố hiện đại với ánh điện, cửa gương khiến người ta chẳng mấy khi cần và ít chú ý đến ánh trăng, chỉ đến khi tắt điện thì mới lại có dịp đối diện với "vầng trăng tròn". Và trong khoảnh khắc bất ngờ từ bóng tối bước ra ánh sáng, người ta không khỏi ngỡ ngàng, bàng hoàng khi nhận ra vầng trăng vẫn tròn như xưa, đẹp đẽ, đầy đặn, vẹn nguyên không mảy may sứt mẻ. Việc "bật tung cửa sổ" chỉ là một việc làm theo thói quen. Nhưng khi người và trăng mặt nhìn mặt thì tình xưa nghĩa cũ dâng trào lên trọn vẹn, đủ đầy - một sự tình cờ mà như được sắp đặt. Dường như vầng trăng "tròn vành vạnh" vẫn luôn đứng bên cửa sổ chờ đợi. Trăng xuất hiện đột ngột đã có sức rung động mạnh mẽ làm thức tỉnh những cảm xúc và đánh thức lương tâm con người.

- Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ.

- Trăng thiên nhiên không phải chỉ khi đèn tắt mưới "đột ngột" xuất hiện. "Đột ngột" diễn tả trạng thái cảm xúc thảng thốt, bất ngờ của nhà thơ khi nhận ra trăng vẫn tròn, vẫn toả sáng, vẫn đồng hành cùng con người.

Một phần của tài liệu Chuyên đề ôn thi vào 10 môn ngữ văn (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w