Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường không khí huyện thanh oai (hà nội) và đề xuất giải pháp bảo vệ (Trang 34)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Oai là một trong những huyện đồng bằng Hà Nội, có vị trí địa lý liền kề với quận Hà Đông, là cửa ngõ trực tiếp để vào quận Hà Đông và Thủ đô Hà Nội theo Quốc lộ 6 và Quốc lộ 21B.

Hình 2: Vị trí khu vực huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Thanh Oai có vị trí địa lý xung quanh nhƣ sau:

- Phía Đông : giáp huyện Thƣờng Tín, huyện Thanh Trì. - Phía Tây : giáp huyện Chƣơng Mỹ

- Phía Nam : giáp huyện Ứng Hoà và huyện Phú Xuyên - Phía Bắc : giáp quận Hà Đông, huyện Hoài Đức.

- Đặc điểm địa hình

Thanh Oai có địa hình là đồng bằng tƣơng đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng đồng bằng sông Nhuệ, vùng bãi sông Đáy, theo đó có độ dốc từ Tây sang Đông, từ phía Bắc xuống phía Nam của huyện. Điểm cao nhất là xã Thanh Mai với độ cao 7,5m so với mặt nƣớc biển và điểm thấp nhất ở xã Liên Châu có độ cao 1,5m so với mặt nƣớc biển.

Với đặc điểm địa hình rất thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi, có khả năng cho thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp cần phải đảm bảo công tác tƣới cho vùng bãi sông Đáy và các công trình tiêu cho vùng trũng bên ven sông Nhuệ[13,15].

- Đặc điểm địa chất

Thanh Oai nằm trong vùng trầm tích Châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thuỷ văn mang rõ nét tính chất của vùng Châu thổ sông Hồng, nguồn nƣớc cung cấp cho các đơn vị chứa nƣớc bên trên chủ yếu là nƣớc mƣa và nƣớc kênh mƣơng và có liên quan chặt chẽ đến nƣớc của sông Nhuệ, sông Đáy nên về mùa mƣa mực nƣớc tĩnh thƣờng dâng lên cao theo mức độ dâng cao của nƣớc sông Nhuệ, sông Đáy.

Theo các tài liệu địa chất khu vực thì tại đây có hai tầng chứa nƣớc chính là tầng Halocen có thành phần là cát pha, sét pha không áp hoặc có áp yếu phân bố tới độ sâu trên dƣới 30m. Bên dƣới là tầng chứa nƣớc Pleistocen có thành phần là cát cuội sỏi, là tầng chứa nƣớc có áp, nằm ở độ sâu khoảng từ 30m đến 60m [13].

3.1.1.3. Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn

- Khí tượng

Thanh Oai nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hƣởng của lƣu khí quyển cơ bản nhiệt đới gió mùa của khí hậu miền Bắc, nét nổi bật là chế độ mƣa ẩm gió mùa. Đồng thời chịu ảnh hƣởng của hoàn lƣu gió mùa Đông Nam, nhất là khối khí cực đới nên khí hậu trong vùng chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa hạ, tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng, ẩm, mƣa nhiều. Mùa đông, tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh giá, mƣa ít.

- Mƣa: Lƣợng mƣa phân bố khá đồng đều, lƣợng mƣa trung bình năm của khu vực là 1520,7mm với số lƣợng mƣa trung bình ngày là 131,7mm. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa tập trung nhiều nhất vào tháng 8, 9.

- Độ ẩm: Khu vực dự án có độ ẩm trung bình từ 80 – 96%, lƣợng bốc hơi cả năm 700 - 900mm.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm lớn hơn 1630 giờ nắng. Tháng nhiều nắng nhất là tháng 9 với tổng số giờ nắng trung bình vào khoảng 179 giờ.

- Gió: Về mùa đông, hƣớng gió là hƣớng Đông Bắc và Đông Nam, tốc độ gió trung bình từ 2,5 – 3,2m/s. Mùa hạ, hƣớng gió là Đông Nam hoặc hƣớng Nam, tốc độ gió trung bình đạt 2,1 – 3m/s [13].

- Thuỷ văn

Hệ thống thuỷ văn của huyện gồm hai sông lớn là sông Đáy, sông Nhuệ và hệ thống hồ, đầm lớn tập trung ở các xã nhƣ Thanh Cao, Cao Viên, Cao Dƣơng.

+ Sông Đáy: chảy dọc theo phía Tây của huyện, qua địa bàn 10 xã có chiều dài 20,5km với độ rộng trung bình 100 – 125m. Sông Đáy có nhiệm vụ phân lũ cho sông Hồng, lƣu lƣợng phân lũ ở Vân Cốc (Qmax = 5.000m3/s).

+ Sông Nhuệ: ở phía Đông của huyện có chiều dài 14,5km lấy nƣớc từ sông Hồng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân các xã ở ven sông từ Cự Khê đến Liên Châu.

+ Sông Vân Đình: chạy ngang phía Nam huyện, có đập Hoà Mỹ điều tiết nƣớc bơm tiêu cho lƣu vực sông Nhuệ về hệ thống trạm bơm tiêu Vân Đình khi có mƣa lớn [13,15].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường không khí huyện thanh oai (hà nội) và đề xuất giải pháp bảo vệ (Trang 34)