1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Đặc điểm địa hình
Hệ thống sông Nhật Lệ có tổng diện tích lưu vực là 2.700km2, với tổng chiều dài 168km. Sông gồm hai nhánh chính: nhánh thứ nhất là sông Long Đại (hay Đại Giang),bắt nguồn từ đỉnh núi Copru huyện Lệ Thủy, chảy theo hướng từ Tây sang Đông; nhánh thứ hai là sông Kiến Giang, bắt nguồn từ suối Rào Chân huyện Lệ Thủy, chảy theo hướng từ Tây Nam sang Đông. Hai nhánh này hợp lưu tại xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh gọi là sông Nhật Lệ. Sông Nhật Lệ được tính từ ngã ba sông Long Đại (cách cầu Long Đại 1,5km) chảy về đến cửa Nhật Lệ (Đồng Hới), kéo dài 17km.
Địa hình dọc theo hệ thống sông Nhật Lệ có dạng lòng chảo, xung quanh là đồi núi và cồn cát ven biển, được chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng đồi núi phía Tây có độ cao 500-1000m, núi có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông.
- Vùng cồn cát chạy dọc bờ biển có diện tích 210km2, trong đó 100km2 hứng nước đổ ra biển, 110km2 đổ vào đồng bằng, nơi dãy cát dài 60km, chỗ hẹp nhất 2,5km và rộng nhất 4km.
- Vùng đồng bằng phân bố dọc theo 40km hạ lưu của hệ thống sông Nhật Lệ, rộng 230km2, địa hình có dạng lòng chảo.
Qua khảo sát địa chất tại Mỹ Trung và đập An Lạc, các nhà khoa học cho rằng, địa tầng ở đây gồm 4 lớp:
Lớp 1: Lớp á sét vừa, kết cấu chặt vừa, trạng thái dẻo mềm.
Lớp 2: Đất á sét nặng chứa hữu cơ, kết cấu xốp và trạng thái chảy. Lớp 3: Đất á sét nặng chứa sò, điệp, hữu cơ, kết cấu tốt.
Lớp 4: Lớp á sét nhẹ chứa ít sỏi, kết cấu chặt vừa, trạng thái dẻo cứng.
Khí hậu và địa hình ở đây tác động mạnh đến ĐDSH và cả chế độ thủy văn của vùng[29].
1.4.1.2. Khí hậu
KVNC nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam với nét đặc trưng là vào tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình vượt quá 180C.
Bảng 1. Lƣợng mƣa trung bình các tháng ở khu vực sông Nhật Lệ trong năm 2011, 2012
Đơn vị tính: mm/tháng
Tháng
Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2011 45,7 51,6 58,5 90,2 210,2 187,8 198,7 311,6 431,4 516,2 455,6 112,2 2012 41,2 55,7 53,1 60,2 197,4 120,3 139,5 306,8 465,2 573,1 462,3 101,4
Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000-2.300mm/năm.Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10, 11 và thấp nhất vào tháng 1. Lượng mưa trung bình các tháng ở khu vực sông Nhật Lệ trong năm 2011, 2012 được thể hiện ở bảng 1.
Nhiệt độ là một nhân tố sinh thái tác động rất lớn đến đời sống của sinh vật.Sự phân bố nhiệt độ phụ thuộc vào không gian (địa hình, vị trí địa lý) và thời gian (mùa, tháng).
Nhiệt độ không khí trung bình qua nhiều năm là 17-240C.Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè 28-370C (có khi đến 420C), nhiệt độ thấp vào mùa đông 18-220C (bảng 2).
Bảng 2.Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2011, 2012 ở khu vực sông Nhật Lệ
Đơn vị tính: 0C
Tháng
Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2011 19,3 23,1 20,2 25,5 29,4 31,6 32,7 29,1 26,9 25,7 22,8 19,1 2012 19,8 22,5 21,9 26,1 30,3 32,1 30,5 29,3 27,1 25,9 24,8 20,6
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Đồng Hới, 2013)
Nhiệt độ nước trung bình lớn nhất tại sông Nhật Lệ xấp xĩ 270C, và đạt cực đại vào tháng7trên 370C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 180C.
Theo kết quả thống kê qua các năm cho thấy, ở khu vực sông Nhật Lệ có số lượng ngày nắng chiếm đa số nên nền nhiệt độ ở đây tăng cao. Tuy nhiên,do sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè khá lớn nên tác động lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển và hoạt động sinh sản của thủy sinh vật.Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao (có khi đạt 410C), làm cho quá trình sinh trưởng của thủy sinh vật diễn ra rất nhanh, dẫn đến hiện tượng thiếu ôxy trong nước.Ngược lại, vào mùa đông, nhiệt độ thấp kéo dài đã làm giảm tốc độ sinh trưởng, chín muồi sinh dục của các loài thủy sản.
Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa khá lớn nên các loài thủy sinh vật ở đây có những phản ứng thích nghi về cấu tạo, hoạt động sinh lý và tập tính sinh sản theo mùa[23].
1.4.1.3. Điều kiện thủy văn
Chế độ thủy triều ở cửa sông Nhật Lệ là bán nhật triều không đều. Biên độ thủy triều giảm dần từ Bắc vào Nam, độ cao thủy triều của sông Nhật Lệ là 0,7- 1,7m.
Sông Nhật Lệ chịu tác động của các dòng hải lưu từ biển và các dòng chảy từ sông, suối đổ ra. Mùa hè, dòng hải lưu nóng từ phía Nam men theo bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ vòng lại phía Tây đảo Hải Nam. Mùa đông, dòng hải lưu lạnh chảy theo hướng ngược lại. Do sự hội tụ, phân kỳ của các dòng hải lưu khi chảy vào vịnh và vòng qua các đảo thuộc vịnh, cùng với các dòng nước từ sông đổ ra biển đã hình thành các dòng hội tụ. Sự phân kỳ và vùng nước trồi tạo nên sự xáo trộn, tạo ra nguồn thức ăn phong phú cho thủy sinh vật phát triển[55].
1.4.1.4. Độ mặn
Độ mặn cửa sông Nhật Lệ thay đổi đáng kể theo không gian và thời gian. Mùa mưa có độ mặn thấp, dao động từ 0,4‰-5‰. Mùa khô,độ mặn dao động từ 5‰ đến 30‰ [23].
1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Theo thống kê năm 2012, dân số của huyện Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới là 200.129 người. Mật độ dân số ở thành phố Đồng Hới lên tới 723 người/km2 trong khi mật độ dân số của huyện Quảng Ninh chỉ là 73 người/km2 (bảng 3). Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này về mật độ dân số là do vấn đề đô thị hóa chưa hợp lý, chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn,do dân cư tập trung chủ yếu tại các địa phương có cửa sông lớn, có điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản.
Bảng 3. Diện tích, tổng số dân và mật độ dân số trung bìnhnăm 2012 phân theohuyện, thành phố ở khu vực cửa sông Nhật Lệ
Địa phƣơng Diện tích (km2) Tổng số dân (ngƣời) Mật độ trung bình
(ngƣời/ km2)
Quảng Ninh 1.191 87.264 73
Đồng Hới 156 112.865 723
Tổng 1.347 200.129 149
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, năm 2013)
Việc làm cho dân cư vùng ven biển, đặc biệt những vùng bãi ngang còn thiếu khá nhiều. Khoảng trên 40% thanh niên thiếu việc làm. Do nghề biển chỉ hoạt động theo mùa vụ nên khá nhiều lao động thanh niên ở các xã như Hải Ninh, Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam và một số địa phương khác ở Quảng Bình phải di cư vào các tỉnh phía Nam để tìm việc làm.
Kinh tế năm 2012 của tỉnh Quảng Bình gặp nhiều khó khăn, đặc biệt có những khó khăn kéo dài và ở mức độ nặng nề hơn như: biến động giá nguyên, nhiên liệu đầu vào; thị trường thu hẹp, sức mua giảm, lượng hàng tồn kho lớn, đầu tư công giảm, lãi suất ngân hàng còn ở mức cao, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp bị giải thể, tạm ngừng hoạt động... Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; sự chỉ đạo của quyết liệt của tỉnh, sự nổ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của UBND tỉnh nên tình hình kinh tế, xã hội có những chuyển biến tích cực và đạt những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực[3].Đặc biệt, kinh tế tăng trưởng khá, sản xuất nông nghiệp được mùa, sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay.Tuy sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng cũng tăng trưởng ngang bằng so với cùng kỳ.Du lịch dịch vụ phát triển, lượng khách du lịch đến ngày một tăng.Công tác quản lý đầu tư và xây dựng có nhiều tiến bộ, một số công trình trọng điểm của tỉnh được tập trung chỉ đạo đảm
bảo đúng tiến độ khởi công và hoàn thành.Thu ngân sách trên địa bàn hoàn thành dự toán.Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có những chuyển biến tích cực. Công tác an sinh xã hội được chú trọng. Đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn từng bước được cải thiện. Quốc phòng an ninh được tăng cường. Trật tự, an toàn xã hội được giữ vững [3].
Tuy vậy, một số chỉ tiêu vẫn còn tăng trưởng thấp so với kế hoạch, nhất là chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp.Văn hóa, xã hội tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo so với cả nước vẫn còn ở mức cao. Tình hình an ninh trật tự, tệ nạn ma túy, cờ bạc, số đề, vi phạm lâm luật vẫn còn diễn biến phức tạp. Việc làm, đời sống của người nghèo, người có thu nhập thấp vẫn còn gặp nhiều khó khăn [3].
1.4.3. Điều kiện thủy sinh vật khu vực cửa sông Nhật Lệ
Động vật đáy:động vật đáy ở vùng cửa sông Nhật Lệ có 19 loài, gồm: 4 loài giun nhiều tơ (Polychaeta), 3 loài giáp xác chân khác (Amphipoda), 2 loài giáp xác chân đều (Isopoda), 1 loài giáp xác Tanaidacea, 3 loài giáp xác 10 chân (Decapoda), 2 loài thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia), 1 loài thân mềm chân bụng (Gastropoda) và 3 loài ấu trùng côn trùng (Insect larvae) [23].
Thành phần loài động vật đáy ở đây bao gồm hai nhóm cơ bản là các loài nguồn gốc nước ngọt và các loài nguồn gốc nước lợ.
Thành phần loài nước lợ chiếm tỷ lệ thấp, gồm những loài có nguồn gốc biển rộng muối, xuất hiện chủ yếu vào mùa khô và vùng phía ngoài cửa sông. Các loài này gồm: Grandidierella vietnamica, Cyathura truncata, Apseudes vietnamensis,...
Nhìn chung, thành phần động vật đáy ở đây mang đậm sắc thái nhiệt đới. Tính đa dạng nhiệt đới cũng thể hiện rõ.Các họ, các giống chỉ có một loài chiếm ưu thế. Số lượng loài ở mức trung bình, chiếm ưu thế về thành phần loài là các loài giáp xác, còn các loài Thân mềm chiếm ưu thế về thành phần khối lượng. Tuy nhiên, so với khu hệ động vật đáy ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Thừa Thiên Huế thì số lượng động vật đáy ở đây thấp hơn.
Ngoài sự phân chia đặc điểm phân bố theo độ mặn, sự phân bố đa dạng loài cũng có sự khác nhau nên các loài động vật đáy ở đây còn được phân chia theo tính chất nền đáy, và chia theo 3 nhóm chính:
+ Vùng đáy bùn hữu cơ: nền đáy có tính chất bùn mịn, kích thước các hạt rất nhỏ, chứa lượng lớn các sản phẩm hữu cơ như các mảnh vụn hữu cơ, xác bã thực vật…
+ Vùng đáy bùn cát: nền đáy có tính chất bùn pha cát, trong đó bùn chiếm tỉ lệ cao (70 – 80%) với các hạt bùn có kích thước rất nhỏ. Càng xa bờ và càng xuống sâu thì tỉ lệ cát giảm, tỉ lệ bùn tăng.
+ Vùng đáy cát bùn: nền đáy có tính chất cát pha bùn, trong đó cát (có kích thước hạt từ 0,5 – 1mm) chiếm tỉ lệ lớn (70 – 80%), có bãi rộng.
Ngoài ra, đặc điểm phân bố của các loài động vật đáy ở vùng hạ lưu sông Nhật Lệ còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố không gian và thời gian.Các yếu tố này ít nhiều cũng góp phần vào sự phân bố và số lượng, cấu trúc thành phần loài của nhóm động vật đáy ở vùng nghiên cứu[23].
Thực vật có hoa thủy sinh:trong vùng nghiên cứu đã xác định được 10 loài nằm trong 6 họ, 5 bộ, 2 lớp thuộc ngành thực vật có hoa thủy sinh. Trong đó, có 4 loài thuộc lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) chiếm 40% tổng số loài và 6 loài thuộc lớp hoa loa kèn hay lớp một lá mầm (Liliopsida) chiếm 60% tổng số loài.
Các loài thực vật có hoa thủy sinh xác định được đều có nguồn gốc nước ngọt, có dạng sống chìm trong nước. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng hạ lưu và cửa sông, từ bờ đến độ sâu 1,5m, ở độ sâu 0,5- 1m, tạo thành các quần xã thực vật có hoa thủy sinh dày đặc với sinh khối trung bình 2,5-4,5kg/m2.Đặc điểm phân bố của các loài thực vật có hoa thủy sinh thường biến động theo mùa và theo độ mặn. Vào mùa nắng khi độ mặn > 15‰, là mùa thích hợp cho sự phát triển của các loài thực vật có hoa thủy sinh, có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp cho quá trình quang hợp[23].
Về khía cạnh nguồn lợi sinh học, có thể nhận thấy rằng, ở khu vực nghiên cứu, tuy số lượng thành phần loài không nhiều (10 loài), nhưng phần lớn các loài chiếm ưu thế phát triển mạnh tạo thành các thảm thực vật dày đặc phủ kín nền đáy,
hình thành những vùng thực vật có hoa thủy sinh nguồn gốc nước ngọt, có sinh khối và trữ lượng trung bình. Đây là một trong những nguồn lợi của vùng cửa sông Nhật Lệ [23].
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Thời gian nghiên cƣ́u
- Điều tra, thu mẫu và nghiên cứu thực địa được tiến hành vào 2 đơ ̣ttại vùng cửa sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình.
+ Đợt 1: từ 22/8 đến 26/08/2013 + Đợt 2: từ 24/04 đến 28/04 /2014
- Phân tích, định loại cá và xử lý số liệu tại Phòng thí nghiệm Sinh thái học và Tài nguyên sinh vật, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Sự sống.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Vì thời gian thu mẫu ngắn, nên chúng tôi chủ yếu điều tra và tiến hành thu mua mẫu cá từ các thuyền đánh bắt cá ở vùng biển ven bờ cửa sông Nhật Lệ và tại cácđiểm bán cá ven cửa sông, bến cá chợ Đồng Hới, chợ Đông Mỹ (hình 1).
Hình 1. Vị trí lấy mẫu tại khu vực cửa sông Nhật Lệ
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Thành phần loài cá tại khu vực cửa sông Nhật Lệ.
- Sử dụng chỉ số tổ hợp cá để đánh giá chất lượng môi trường nước tại vùng cửa sông Nhật Lệ.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp thu mẫu và định loại cá
2.3.1.1. Phương pháp thu mẫu cá trực tiếp ngoài thực địa
+ Dựa vào bản đồ và thông tin từ địa phương để xác định tuyến và điểm điều tra thu mẫu chính tại vùng nghiên cứu.
+ Thu mẫu tất cả các loài bắt gặp; thu số lượng nhiều đối với những loài lạ, loài có kích thước bé. Đối với các loài cá phổ biến, có kích thước lớn, dễ nhận biết thì quan sát, chụp ảnh và xác định ngay tại thực địa.
+ Thu mẫu từ tất cả các phương tiện và ngư cụ đánh bắt, đặc biệt là thu mẫu cá từ các thuyền đánh cá của ngư dân ở trong phạm vi khu vực nghiên cứu.
+ Ngoài những mẫu cá thu trực tiếp trên thuyền đánh cá, chúng tôi còn mua cá ở các chợ cá ven biển cửa sông như chợ Đồng Hới; chợ Đông Mỹvà các điểm khác trong khu vực nghiên cứu.
Các mẫu cá khi thu, mua được kiểm tra kỹ càng về địa điểm, thời gian và loại nghề để chắc chắn chúng được đánh bắt ở vùng biển ven bờ Cửa Nhật Lệ.
2.3.1.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Điều tra, phỏng vấn người dân địa phương: tiến hành điều tra thu thập thông tin từ những người dân địa phương dựa trên những mô tả chi tiết về hình thái có kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ riêng của từng loài cá. Dựa vào những hiểu biết và kinh nghiệm của các ngư dân để xác định sự có mặt của một số loài cá không thu được mẫu cũng như các thông tin về nơi phân bố, thức ăn, mùa sinh sản, giá trị kinh tế và kích thước cá khi đánh bắt (con to nhất, con nhỏ nhất tính theo kg), các loài
đánh bắt được nhiềuhay ít, độ sâu nơi đánh bắt, công cụ đánh bắt, tần suất xuất hiện của các loài cá ở các mùa khác nhau trong năm.
2.3.1.3. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu
+ Mẫuthuđược định hình, xử lýmẫu theo quy trình, tiến hành chụp ảnh đúng quy cách và đánh số tại thực địa.
+ Mẫu thu được đựng trong lọ nhựa và được định hình, bảo quản trong dung dịch Formalin 8%.