THỂ TÍCH MỘT HÌNH

Một phần của tài liệu Gián án GIÁO ÁN 5 - TUẦN 22-KNS-LIÊN (Trang 26 - 27)

I. MỤC TIÊU :

- Có biểu tượng về đại lượng thể tích một hình.

- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản. - HS làm bài tập 1, 2 – Bài 3 dành cho HS khá giỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Mô hình lập phương, hình hộp chữ nhật - Hình vẽ minh hoạ SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu qui tắc công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật hình lập phương

- GV nhận xét

2. Bài mới :

a)Giới thiệu bài: Thể tích một hình

b)Hình thành biểu tượng ban đầu về thể tích một hình

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm (quan sát, nhận xét ) trên các mô hình trực quan theo SGK

- HS tự nhận ra kết luận trong từng ví dụ của SGK

- Kết luận: Ví dụ 1:

Khi hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật ta có thể nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật và ngược lại.

Đại lượng mức độ lớn nhỏ của thể tích một hình gọi là đại lượng thể tích.HS nhắc lại.

Ví dụ 2:

GV treo tranh minh hoạ Có 2 hình khối C và D

Ta nói : Thể tích hình C bằng thể tích hình D Ví dụ 3:

-GV xếp các hình lập phương như SGK. Cho HS quan sát và làm theo yêu cầu của GV

- HS nêu. - Hoạt động nhóm Ví dụ 1: Hình lập phương nhỏ hơn hình hộp chữ nhật. Hình lập phương hoàn toàn nằm trong hình hộp chữ nhật Hình C gồm 4 hình lập phương và hình D cũng gồm 4 hình lập phương Hình P gồm 6 hình lập phương Hình M gồm 4 hình lập phương, hình N gồm 2 hình lập phương.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH- GV kết luận như SGK - GV kết luận như SGK Số hình lập phương nhỏ của hình P bằng tổng số hình lập phương nhỏ của hình M và hình N Thực hành: Bài 1:

- Cho HS đọc yêu cầu bài tập - Quan sát hình vẽ đã cho để trả lời - HS nêu và giải thích

Gv nhận xét, sửa chữa

Bài 2:

- Cho HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS thảo luận nhóm - Từng nhóm trình bày

- GV nhận xét, sửa chữa

Bài 3:

- Cho HS đọc yêu cầu bài tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV tổ chức trò chơi xếp hình nhanh - GV nêu yêu cầu cuộc thi để HS tự làm Có 6 hình lập phương nhỏ có cạnh 1 cm, có thể xếp 6 hình này thành bao nhiêu hình hộp chữ nhật khác nhau ?

- GV đánh giá và thống nhất kết quả: Có 5 cách xếp 6 hình lập phương có cạnh 1 cm thành hình hộp chữ nhật

3.Củng cố, dặn dò:

- Để đo thể tích một hình người ta dùng đại lượng nào để đo ?

- Về nhà đọc lại các ví dụ và bài tập đã làm. -Chuẩn bị:Xăng-ti-mét khối, Đề -xi-mét khối

Hình A gồm 16 hình lập phương nhỏ. Hình B gồm 18 hình lập phương nhỏ. Hình B có thể tích lớn hơn HS nêu cách tính - HS đọc đề và quan sát hình vẽ SGK trang 115

- HS làm tương tự như bài 1 Hình A có thể tích lớn hơn hình B - HS đọc bài tập

- HS được chia thành 4 nhóm thi xếp hình

Thời gian thi ( 3’ ) - HS trình bày - Lớp nhận xét

Lịch sử:

Một phần của tài liệu Gián án GIÁO ÁN 5 - TUẦN 22-KNS-LIÊN (Trang 26 - 27)