Các giả thuyết khác

Một phần của tài liệu Những tiền đề chung của quá trình hình thành nền văn minh nhân loại (Trang 32)

Tương tự như nhiều công trình lăng mộ từ thời cổ đại khác, cùng với thời gian Đại Kim tự tháp đã trở thành chủ đề của nhiều giả thuyết suy đoán và giải thích về nguồn gốc, niên đại, phương thức xây dựng cũng như mục đích sử dụng của nó. Ngoài ra, còn có các giả thuyết được tiểu thuyết hóa dựa trên các dữ liệu thu thập được tại chỗ như khảo cổ học, lịch sử, thiên văn học hay thậm chí viện dẫn tới cả thần thoại, thần bí, bí thuật số, chiêm tinh và các nguồn thông tin bí truyền khác hay sự tổng hợp của tất cả chúng.

Các ý kiến đó đã trở thành một phần của văn hóa đại chúng ít nhất từ đầu thế kỷ 20 với giả thuyết cho rằng các kim tự tháp được những người tị nạn từ Atlantis xây dựng. Những năm gần đây một số nhà văn khá nổi tiếng về các giả thuyết liên quan tới kim tự tháp gồm Graham Hancock, Robert Bauval, Adrian Gilbert và cả giáo sư địa chất Đại học Boston Robert M. Schoch. Họ đã đưa ra nhiều giả thuyết về niên đại và nguồn gốc của kim tự tháp Giza và Nhân sư. Trong khi nhiều nhà Ai cập học và các nhà khoa học tại hiện trường thường phủ nhận những giả thuyết đó và cho chúng là một hình thức giả khảo cổ học (nếu chỉ vì chủ đề vật liệu), các nhà chuyên môn khác như giáo sư thiên văn Ed Krupp, người đã từng tham gia tranh luận về các ý kiến của họ đã đưa ra nhiều lý lẽ thiên văn học bác bỏ những giả thuyết đó dựa trên những bằng chứng do họ đưa ra.

Một chủ đề thường thấy trong nhiều giả thuyết liên quan tới kim tự tháp Giza và các địa điểm cự thạch khác xung quanh thế giới là ý kiến cho rằng chúng không phải là các sản phẩm của các nền văn hóa và văn minh trong lịch sử quy ước mà là tàn tích lâu đời hơn nữa của một nền văn hóa cổ tiến bộ chưa từng được biết đến. Nền văn minh này được cho là đã bị tiêu diệt từ thời cổ đại bởi một thảm họa lớn vào khoảng thời kỳ chấm dứt kỷ băng hà cuối cùng, theo đa số họ là khoảng năm 10.500 TCN. Riêng đối với Đại Kim tự tháp, các giả thuyết cho rằng nó đã được xây dựng bởi nền văn minh ngày nay đã mất đó, hoặc việc xây dựng nó có ảnh hưởng từ kiến thức (ngày nay đã mất) học được từ nền văn minh đó. Quan điểm sau này thường được các nhà lý thuyết gần đây như Hancock và Bauval, là những người đã biết rằng Đại Kim tự tháp có hình thức bố trí tương tự Vành đai Orion và Sirius ở thời điểm năm 2450 TCN ủng hộ, dù họ cho rằng sơ đồ bố trí kim tự tháp Giza đã được thực hiện từ năm 10.450 TCN.

Sự tồn tại theo tiên nghiệm của một nền văn minh như vậy được các nhà lý thuyết mặc nhiên công nhận và họ cho rằng đó là cách giải thích thích đáng duy nhất cho việc tại sao những nền văn hóa văn minh nhất thời cổ đại như Ai Cập và Sumer, lại có thể đạt tới những đỉnh cao kỹ thuật như thế ngay từ khi mới bắt đầu xuất hiện và có lẽ cũng chưa từng có tiền lệ. Tuy vậy họ cho rằng cái tiền lệ đó cũng không phải không tồn tại mà chúng được tìm thấy trên khắp thế giới dưới hình thức các tàn tích cự thạch được khám phá từ buổi đầu lịch sử và chúng quá phức tạp để có thể được xây dựng bởi những nền văn minh được cho là chủ chốt thời ấy. Như các nhà lý thuyết khác, John Anthony West coi Ai Cập là một trường hợp đặc thù: "Làm sao một nền văn minh phức tạp lại chỉ tập trung ở thời điểm ban đầu? Hãy nhìn vào một chiếc xe hơi đời 1905 và so sánh nó với một chiếc hiện nay. Không thể không thấy quá trình 'phát triển'. Nhưng tại Ai Cập, không hề có trường hợp song song. Mọi thứ đều ở đó ngay từ khi khởi đầu."

Các nhà Ai Cập học cho rằng Hancock "chỉ công nhận sự tồn tại của rất nhiều dữ liệu và giả thuyết chi tiết được đưa ra để giải thích chúng, sau đó bỏ qua giả thuyết đó và trình bày giả thuyết của mình"[cần dẫn nguồn]. Điều này bởi vì đa số bằng chứng Hancock đưa ra đã từng bị số đông các nhà Ai Cập học và địa chất học bác bỏ bởi vì chúng chưa từng được kiểm tra chéo với các bằng chứng khác. Tuy nhiên, ông là người duy nhất trong số các tác giả và những nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về tính xác thực của bằng chứng được

đưa ra ủng hộ cho lý thuyết chính thống hiện nay, và không thừa nhận bởi có quá nhiều vấn đề tồn tại bên trong những bằng chứng đó. Họ cho rằng những thiếu sót đó còn gồm cả bằng chứng mang ít tính thuyết phục cho rằng kim tự tháp được xây dựng dành cho Kheops — một mối liên hệ đã được chấp nhận trên một cơ sở kém vững chắc hơn những gì thường được chấp nhận trong ngành Ai Cập học.

Hancock, Schoch và những người tìm cách giải thích khác cho các công trình cổ đại cho rằng những tư tưởng truyền thống về Ai Cập học không ngăn cản chúng ta cân nhắc và xem xét những thông tin và những mô hình giải thích mới, và rằng nếu các giả thuyết cũ không thể giải thích sự dị thường đó thì chúng cần phải được đánh giá lại theo quan điểm có được từ những thông tin mới, chứ không phải che giấu những thiếu sót và đó chính là phương pháp làm việc khoa học.

Một phần của tài liệu Những tiền đề chung của quá trình hình thành nền văn minh nhân loại (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w