n Khôg phải thuốc thiết yếu □ Thuốc thiết yếu
3.5 Giá trị thuốc thiết yếu được bán so với tổng giá trị đã bán
3.5.1. Mục đích
Đánh giá khả năng thực hiện của danh mục thuốc thiết yếu quốc gia.
3.5.2. Công thức
Giá trị thuốc thiết yếu được bán so với tổng giá trị thuốc đã bán tính theo công thức:
Giá tn thuốc thiết yếu đã bán
______ ____________ ..._______________ X 100
Tổng giá trị thuốc đã bán
3.5.3. Kết quả
Bảng 19: Giá trị thuốc thiết yếu được bán so với tổng giá trị thuốc đã bán.
Chỉ tiêu SỐ
thuốc
Giá trị (đồng)
Tỷ lệ (%)
Thuốc thiết yếu 192 2.435.150 30,60 Không phải thuốc thiết yếu 145 5.522.450 69,40
rp Jĩ
Tống 337 7.957.600 100,0
Biểu đồ 15: Giá trị thuốc thiết yếu được bán so với tổng giá trị thuốc đã bán
69.4%
30.6%
3.5.4 Nhận xét:
Giá trị thuốc thiết yếu được bán là 2.435.150 đồng chiếm tỷ lệ 30,6%. Kết quả khảo sát lần này cao hơn khảo sát năm 2001 giá trị thuốc thiết yếu được bán chiếm tỷ lệ 23,3% tổng giá trị thuốc đã bán. Tuy nhiên tỷ lệ này thấp so với bộ chỉ báo của tổ chức y tế thế giới đánh giá việc thực hiện chính sách quốc gia của Việt Nam. Tỷ lệ này càng gần 100% kết quả đánh giá tốt. Có phải việc thực hiện danh mục thuốc thiết yếu chưa phù hợp với mô hình bệnh tật. Ngành Dược nên chú trọng hơn nữa vấn đề thông tin, tuyên truyền cho thầy thuốc khi kê đơn và nâng cao hiểu biết trong nhân dân về danh mục thuốc thiêt yếu và xây dựng danh mục thuốc thiết yếu lần V phù hợp mô hình bệnh tật và thực trạng hiện nay.
3.6. Giá trị thuốc sản xuất trong nước đã bán so với tổng giá trị thuốc
đã bán
3.6.1. Mục tiêu
Đánh giá khả năng sản xuất của ngành công nghiệp Dược, và mức độ sử dụng thuốc sản xuất trong nước của người dân.
3.6.2. Công thức
Giá trị thuốc sản xuất trong nước đã bán so vói tổng giá trị thuốc đã bán tính theo công thức.
Giá trị thuốc sản xuất trong nước đã bán
--- X 100
3.6.3. Kết quả
Bảng 20: Giá trị thuốc sản xuất trong nước và thuốc ngoại đã bán
Thuốc Giá trị
(đồng)
Tỷ lê (%) Thuốc sản xuất trong nước 887.400 11,2
Thuốc ngoại 7.070.200 88,8
r p A9 a '
Tống sô 7.957.600 100,0
Biểu đồ 16: Tỷ lệ giá trị thuốc sản xuất trong nước so vối tổng giá trị thuốc đã bán 11.2%
88.8%
0 Thuốc nội □ Thuốc ngoại
3.6.4. Nhận xét:
Giá trị của thuốc sản xuất trong nước thấp hơn nhiều so với giá trị của thuốc ngoại và chỉ chiếm 11,2% tổng giá trị thuốc đã bán. Một phần do thói quen kê đơn của thầy thuốc vãn có xu hướng thiên về thuốc ngoại với quan niệm chất lượng, hiệu quả, tác dụng nhanh và phần lớn thuốc nội còn hạn chế về uy tín, hình thức, hiệu quả và thông tin tiếp thị. Tỷ lệ thuốc nội được thầy thuốc kê đơn là 14%, người dân mua thuốc nội chiếm tỷ lệ 56,18%. Chứng tỏ ngành sản xuất dược phẩm Việt Nam chưa chiếm lĩnh được thị trường trong nước, chưa đem lại lòng tin cho người dân. Do đó ngành Dược nên chú trọng hơn vào các thuốc sản xuất trong nước, đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các thuốc mới, đầu tư công nghệ hiện đại trong sản xuất, đổi mới trang thiết bị và đổi mới quản lý. Từng bước tiến hành xây dựng và triển khai các cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu
chuẩn GMP, phấn đấu đến cuối năm 2003 cả nước có 40-45 cơ sở sản xuất dược phẩm đạt GMP. Cần có những hoạch định trong kinh doanh nhằm đưa thuốc sản xuất trong nước vào kinh doanh tại các Jihà thuốc tư để chiếm lĩnh thị phần dược phẩm trong nước. Với mức độ tăng trưởng sản xuất, kinh doanh trên 15%, đảm bảo sản xuất từ trong nước chiếm 60% nhu cầu thuốc phòng bệnh và chữa bệnh của xã hội [3].