Một số biểu hiện lệch chuẩn của đạo đức gia đình hiện nay

Một phần của tài liệu Gián án CÔ GIÁO TÀI NĂNG THANH LỊCH (Trang 25 - 26)

Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hố tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này cùng lúc kéo theo những biến đổi trong văn hố, đạo đức xã hội cũng như đạo đức gia đình. Những đợt sĩng biến đổi nhiều mặt của xã hội đã dội vào gia đình, tác động đến đạo đức gia đình. Khơng ít những giá trị đạo đức gia đình đang bị vi phạm, thể hiện lệch lạc. Nghiên cứu về đạo đức gia đình, cĩ thể nêu ra một số vấn đề mới nảy sinh như sau.

Trước hết phải kể đến quan niệm về đạo đức hơn nhân. Nam nữ yêu nhau, đi đến quyết định kết hơn và quá trình chung sống của gia đình vẫn thường được coi là một vấn đề hệ trọng của đời người. Nhưng hiện nay, ở một số người, quan niệm đạo đức hơn nhân đang trở nên lộn xộn. Ở họ, tính nghiêm túc của hơn nhân đang bị xem thường. Với quan niệm "Tình yêu bốc lửa, yêu nhanh, cưới nhanh" mà từ đĩ đã cĩ khơng ít trường hợp kết thúc với kết quả là "cưới nhanh, tan vỡ ngay". Từ lập luận kết hơn khi yêu nhau và ly hơn khi khơng cịn tình yêu vợ chồng, họ đã bỏ qua tất cả các khía cạnh ràng buộc của mối quan hệ cha mẹ - con cái. Biểu hiện xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của việc ly hơn đơi khi cịn cĩ nguyên do là: lấy việc kết hơn làm "bàn đạp" để đạt một mục đích nào đĩ.

Xu hướng ly hơn tăng nhanh đặc biệt từ những năm 90 trở lại đây siều cuộc ly hơn chẳng những đã tạo nên những xung đột mạnh trong đạo đức vợ chồng, mà cịn khiến cho một số con cái sau khi bố mẹ ly hơn đã khơng được giáo dục đạo đức một cách lành mạnh, đứa trẻ gây nên những hành vi rối nhiễu, trầm cảm, thậm chí can phạm. Một biểu hiện sai lệch khác của quan niệm hơn nhân là một số người lấy nhân tố kinh tế, tiền bạc làm tiêu chuẩn trên hết của việc kết hơn. Họ coi hơn nhân cũng là "hàng mua bán" để rồi từ đĩ, đưa đến bao nhiêu nỗi bất hạnh, cho bản thân và những người trong cuộc. Bên cạnh những biểu hiện khơng nghiêm túc về hơn nhân, cịn cĩ hiện tượng đạo đức tình dục bị vi phạm. Hành vi tình dục diễn ra trước hơn nhân hoặc khơng dẫn tới hơn nhân kiểu "già nhân ngãi, non vợ chồng” bắt đầu được một số người tán thưởng, dư luận xã hội cho qua. Lầu nay, chúng ta thường quan niệm tình dục là cái chỉ cĩ sau kết hơn và tình dục phải gắn với hơn nhân. Nhưng hiện nay, nhờ những người quan niệm tách biệt giữa tình dục và hơn nhân. Đã cĩ những đơi nam nữ chấp nhận việc cĩ quan hệ tình dục với nhau nhưng khơng đi đến hơn nhân. Cĩ trường hợp quan niệm tình dục như một giai đoạn tiền hơn nhân, giai đoạn thử nghiệm của hơn nhân. Họ coi quan hệ tình dục là biểu hiện của tình yêu, cĩ "như vậy" mới thật lịng yêu nhau. Nhưng sự thật nghiệt ngã đã đến với những cơ gái dễ dãi: phải đi nạo thai vì quan hệ tình dục. Trong cả hai

trường hợp, rõ ràng đương sự (nam - nữ) đã thốt khỏi trách nhiệm và nghĩa vụ đối với quan hệ tình dục nam nữ mà, thực chất, chúng vốn gắn chặt với nhau.

Quan niệm đạo đức hơn nhân trở nên lộn xộn cịn thể hiện ở một số người cĩ hành vi phạm pháp do ngoại tình hay mại dâm. Sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình đã phát sinh nhiều hiện tượng phạm tội dã man, nghiêm trọng, điển hình là nạn giết vợ (ở Lâm Đồng), quan hệ bất chính với con dâu nên giết vợ (ở Tứ Lộc Hải Hưng)…

Hành vi phạm pháp của người chồng đối với vợ cĩ khi cịn xuất phát từ ý thức coi thường phụ nữ, đối xử khơng bình đẳng trong quan hệ gia đình, dẫn đến hành vi ngược đãi, hành hạ vợ con. Đây được coi là nguyên nhân đáng kể dẫn đến tình trạng ly hơn.

Tất cả các hiện tượng phạm pháp của người chồng đối với người vợ dù do ngoại tình hay đĩ coi thường phụ nữ đều là sự vi phạm đao đức gia đình, làm lay chuyển bản chất nhân văn của gia đình - giá trị cốt lõi của con người trong quan hệ vợ chồng.

Trong khơng khí sơi động của cơ chế thị trường, mọi người đều mong muốn cĩ cơng ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống. Cùng với xu hướng đĩ là nhu cầu được hưởng thụ các tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Từ nhu cầu đĩ, cĩ những người đã đồng nghĩa hạnh phúc gia đình với sự thoả mãn cao mọi nhu cấu cá nhân. Song khi đạt được sự thoả mãn cao nhu cầu cá nhân thì cũng là lúc xảy ra xung đột lợi ích giữa các thành viên, đạo đức gia đình bị vi phạm, hạnh phúc gia đình khơng cịn. Dường như ở đĩ, người ta coi thương những yếu tố vơ hình làm nên giá trị hạnh phúc gia đình, là nền tảng đạo đức gia đình, như lịng nhân ái, sự đồng cảm, sự quan tâm lẫn nhau...

Đạo đức gia đình cịn thể hiện qua mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình. Ở Việt Nam, từ trước đến nay, vẫn đề cao việc chăm sĩc con cái và con cái cĩ hiếu đối với ơng bà, cha mẹ. Đĩ là nét đặc sắc của văn hố gia đình Việt Nam, văn hố gia đình phương Đơng. Song, trong nhưng năm gần đây, đã cĩ một số gia đình quá yêu chiều con cái hoặc khơng quan tâm, săn sĩc ơng bà, cha mẹ, khơng muốn làm nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ. Từ chỗ đặt mục đích “lợi ích" làm trọng, họ đã thúc đẩy các thành viên gia đình đối xử với lớp người già theo nguyên tắc trao đổi sịng phẳng. Họ đã lấy mức độ giàu - nghèo làm tiêu chuẩn xác định quan hệ thân sơ trong họ hàng. Cách đối xử trở nên khơng bình thường đã làm cho mối quan hệ vốn cĩ giữa các thế hệ trong gia đình (họ hàng) bị mất thăng bằng. Nhiều chuyện con cái ngược đãi cha mẹ già, anh chị em xung đột nhau chỉ vì đất đai thừa kế đã làm đau lịng mọi người.

Cuối cùng, hiện tượng coi thường giáo dục gia đình đang xảy ra ngày càng nhiều đã gĩp phần đáng kể phá vờ nền tảng đạo đức gia đình. Cĩ gia đình đã thu hẹp phạm vi giáo dục gia đình vào việc nuơi con ăn học, chỉ chú ý đến thành tích học tập hay sức khoẻ thể lực mà bỏ qua việc giáo dục phẩm chất đạo đức cá nhân, cách ứng xử trong mối quan hệ với người khác. Hiện tượng buơng lỏng giáo dục phẩm chất đạo đức và cách ứng xử đúng đắn, tình nghĩa đã gây ra nhiều hậu .quả tiêu cực. Cĩ những gia đình đã dung túng cho tính tham lam, ích kỷ, ngang ngược của con cái. Họ đã để cho quan niệm tư lợi, "đồng tiền trên hết" ngự trị, lưu hành trong mọi hoạt động sống của gia đình. Thậm chí cĩ gia đình, bố mẹ sống buơng thả, cĩ hành vi thất đức, khơng ý thức rằng đĩ là những bài học tự nhiên đối với con cái. Sự lúng túng, bất lực trong việc giáo dục đạo đức gia đình của cha mẹ, sự coi thường, phủ định sạch trơn những nội dung và hình thức giáo dục đạo đức truyền thống cho con cái đã dẫn đến phá vỡ mối liên kết tinh thần của tổ ấm gia đình.

Một phần của tài liệu Gián án CÔ GIÁO TÀI NĂNG THANH LỊCH (Trang 25 - 26)