Những giải pháp thúc đẩy CDCCKT

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú) (Trang 99)

III. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở ViỆT NAM

4.Những giải pháp thúc đẩy CDCCKT

• (1) Xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ DN đẩy mạnh hoạt động đổi mới, khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam

• Nguyên nhân cơ bản làm hạn chế quá trình CDCCKT theo hướng CNH,HĐH ở Việt Nam là do trình độ công nghệ của các doanh nghiệp thấp và chậm thay đổi.

• Nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm tạo động

lực cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ

• Sửa đổi quy định về tỷ lệ đối ứng 70% đối với doanh nghiệp muốn hưởng hỗ trợ đầu tư vào các dự án triển khai nghiên cứu khoa học trong Nghi định 119 để nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước có thế tiếp cận với chính sách này.

• Đẩy mạnh hoạt động của các quỹ khoa học – công nghệ

ở các cấp, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp có thêm một nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ.

• Cập nhật và cung cấp thông tin về thị trường công nghệ

thường xuyên và cho doanh nghiệp qua kênh chuyên biệt để mọi doanh nghiệp có thể kịp thời nắm được.

• Bổ sung chính sách đẩy mạnh liên kết đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp với các trường đại học,

tổ chức nghiên cứu khoa học và giữa các doanh (Ngay các nước phát triển như Pháp, Đức các doanh nghiệp cùng sản xuất các sản phẩm trong cùng ngành hay các ngành nghề có liên quan vẫn có cơ chế trao đổi, luân chuyển cán bộ kỹ thuật với nhau)

• Đẩy nhanh tiến độ khai thác các KCNC để làm nền cho

sự phát triển của doanh nghiệp khoa học công nghệ và phát triển kinh tế trí thức ở Việt Nam.

• Hoàn thiện những quy định pháp lý về bảo hộ quyền

sở hưu trí tuệ để các luật liên quan đến lĩnh vực này

thực sự có hiệu lực, bảo vệ lợi ích chính đáng chonhững doanh nghiệp đi đầu trong đổi mới công nghệ,

(2) Phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ trong giai đoạn mới.

• Hoàn thiện và đổi mới chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực theo chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực

• Cách tiếp cận xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực là dựa vào nhu cầu lao động của thị trường để xây dựng chiến lược và quy hoạch lao động kể cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

• Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, trung cấp để thay đổi cơ cấu lao động của Việt Nam hiện nay.

• Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục - đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo các kỹ năng chuyên sâu.

• Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng sự đổi

mới của chương trình giáo dục - đào tạo.

• Chú trọng giáo dục đạo đức, tác phong cho người lao động.

• Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục - đào

(3) phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ và hiện đại, đáp ứng nhu cầu CDCCKT.

 Trên cơ sở hoàn thiện quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực để xây dựng quy hoạch kết cấu hạ tầng gắn với các vùng, miền một cách hợp lý.

 Rà soát các dự án đầu tư vào kết cấu hạ tầng, để bổ sung các dự án mới theo quy hoạch đã được hoàn thiện và cương quyết loại bỏ những dự án đầu tư không phù hợp, gây lãng phí cho nguồn lực xã hội

 Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật để tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khuyến khích đầu tư theo mô hình công - tư kết hợp (PPP), đầu tư tư nhân dân và đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

 Nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Tập trung đầu tư công cho các công trình trọng điểm. Rà soát sắp xếp các danh mục, dự án của Nhà nước theo mục tiêu ưu tiên đầu tư.

 Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát đầu tư vào kết cấu hạ tầng, thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng đối với lĩnh vực này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú) (Trang 99)