hãy nêu chủ đề bài thơ?
HS:
Em hãy nêu khái quát nội dung của bài thơ? Theo em, tác động của bài thơ trong hoàn cảnh hiện nay?
Điểm nghệ thuật nào trong bài làm em chú ý nhất?
trước cuộc đời bất hạnh của nàng Tiểu Thanh và tâm sự u uất của nhà thơ về cuộc đời và xã hội phong kiến lúc bấy giờ
III. TỔNG KẾT: ( tham khảo ghi nhớ sgk)
4. Củng cố:
- Bài thơ tràn đầy nước mắt, hướng về một người tài hoa bạc mệnh chứ không phải khóc điếu những nạn nhân của chiến tranh, dân đen, con đỏ, nhưng vẫn có giá trị hiện thực nhân văn sâu sắc.
- Nắm được nội dung bài thơ: Tình cảm của Nguyễn Du đối với người con gái tài sắc Tiểu Thanh
- Nguyễn Du là người có tâm hồn lớn, rất nhạy cảm, dễ xúc động. Mỗi cuộc đời, mỗi số phận oan nghiệt bất hạnh, mỗi tài năng sắc đẹp bị vùi dập, mỗi trang thơ bị đối xử phũ phàng, Nguyễn Du đều quan tâm, bênh vực.
* NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SAU KHI THỬ NGHIỆM ĐỀ TÀI:
Sau khi thực hiện đề tài và tiến hành phụ đạo riêng cho các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, không khí giờ giảng văn của cô trò chúng tôi đã được cải thịện đáng kể. Trò hứng thú sôi nổi, tôi cũng thấy mình nhiệt tình say mê hơn. Cũng từ đó tôi nhận thấy khi các em viết bài, càng ngày các em càng thể hiện sự tiến bộ vững vàng về kiến thức văn học. Khả năng phát hiện, giảng giải phân tích các chi tiết ngày càng nhanh, sắc và ấn tượng. một số em đã viết rất có cảm xúc. Cụ thể như sau:
+ Kỹ năng đọc và học thuộc lòng bài thơ: Thông qua sự hướng dẫn về cách đọc từng bài, từng đoạn, thậm chí từng câu, theo ước đoán của chúng tôi có khoảng trên 50% học sinh dân tộc thiểu số có khả năng đọc đúng bài thơ, trong đó có một số có khả năng đọc diễn cảm. Đặc biệt có 2 em lớp 10, đã có sự nhập thân vào nhân vật, với giọng đọc trầm ấm, thiết tha
+ Kỹ năng phân tích, cắt nghĩa, bình giá: Theo kết quả kiểm tra thu được ở các lớp có 60% học sinh dân tộc thiểu số có kỹ năng phân tích bài thơ đã học. Trong số đó có khoảng 13% thể hiện kỹ năng phân tích, bình giá bài thơ khá thuần thục.
+ Kỹ năng diễn đạt: 51% có kỹ năng diễn đạt đúng, đủ, khá rõ ràng, 3% học sinh dân tộc thiểu số có khả năng diễn đạt trôi chảy, hấp dẫn, giàu cảm xúc.
+ Về nhu cầu hứng thú học tập:
Đa số các em bộc lộ niềm say mê học tập, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Trong khi dự giờ, tôi đã đếm được 4 em dân tộc thiểu số xung phong phát hiểu xây dựng bài mỗi lớp, điều đó trước đây hoàn toàn không có. Kết quả kiểm tra cho thấy một số em đã say mê tìm tòi, khám phá, có những cách diễn đạt giàu cảm xúc.
Và cũng từ đó thì chất lượng bộ môn những lớp tôi dạy đã có sự tiến bộ đáng kể. KẾT QUẢ LỚP 11A1 (11HSDTTS) LỚP 11A2 (14HSDTTS) LỚP 10A1 (15HSDTTS) LỚP 10A5 (16 HSDTTS) GIỎI 0=0% 0=0% 0 = 0% 0 = 0% KHÁ 2=18% 3=21,4 % 2 = 13,3% 3 = 18,7% TB 5=45% 6=42,8 % 7= 46,6% 7 =43,8 % YẾU 6=37% 5=35,8 % 6= 40,1% 6= 37,5%
PHẦN III – KẾT LUẬN
Phát triển năng lực hiểu và cảm thụ tác phẩm thơ cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề cấp thiết để các em tiếp thu được kho tàng thơ ca Việt Nam vốn rất phong phú và đa dạng . Với chuyên luận nhỏ này, tôi chỉ xin được trao đổi cùng đồng nghiệp một vài suy nghĩ, giải pháp về việc nâng cao khả năng hiểu và cảm thụ tác phẩm thơ cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khả năng và trình độ có hạn, chuyên luận sẽ không tránh được những thiết sót, khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung, điều chỉnh, trao đổi để chuyên luận nhỏ này có thể có một ý nghĩa gì đó trong việc cải thiện chất lượng học văn nói riêng và học tác phẩm nói chung trong trường phổ thông có nhiều học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.
Cũng xin được mạnh dạn kiến nghị với các cấp quản lí : chúng ta nên phân cho đối tượng các em học sinh dân tộc thiểu số học riêng lớp để có thời gian quan tâm và bồi dưỡng cho các em được nhiều hơn. Và trong quá trình giảng dạy thầy cô nên mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin để bài học thêm phong phú sinh động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ sách giáo khoa ngữ văn 10, 11 – nhà xuất bản giáo dục năm 2009
2.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn ngữ văn – nhà xuất bản giáo dục năm 2007 3. Tạp chí văn học và tuổi trẻ - số 3,4 năm 2010
4 .Lê Bá Hán (Các tác giả khác) - Từ điển thuật ngữ văn học. NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 2000.
5. Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội - Một số vấn đề cvề phương pháp dạy học văn
trong nhà trường. NXB Giáo dục. 2001.
6. Đỗ Đức Hiểu - Thi pháp hiện đại. NXB Hội nhà văn. H. 2000.
7. Nguyễn Xuân Nam - Thơ, tìm hiểu và thưởng thức. NXB tác phẩm mới 1985. 8. Phan Trọng Luận - Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học. NXB Giáo dục. 1977.