Đạo Phật là một đạo không chỉ để người ta học mà chủ yếu cho người ta hành. Thực ra, những cái mà ta học được trong kinh điển mới chỉ là một kiến thức lỏng lẻo có tính chất lý thuyết. Ta mới chỉ nghe thấy nói đến những thuyêt vô thường, vô ngã, sắc không... mà thôi. Còn tu hành là phải gắng sức thực nghiệm những chân lý đó. Hiểu đạo không phải chỉ là nghiệm đạo qua kinh điển mà phải trải qua học đạo, tu đạo, chứng đạo. Thời đại ngày nay là thời đại của phát triển, của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Để phù hợp với sự phát triển đó, con người cần phải có tham vọng lớn, năng động, lạc quan, tin tưởng, dũng cảm sáng tạo. Nhưng không vì thế mà con người ngày nay xa rời với con người của Phật giáo: từ, bi, hỷ, xả. Con người có tham vọng nhưng không tham nhũng cái do người khác làm ra, không vun vén lợi ích cho riêng mình biết kết hợp những phẩm chất đạo đức của con người Phật giáo với tư cách, trí tuệ của con người hiện đại là chúng ta tự hoàn thiện mình, cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.
KẾT LUẬN:
Qua những vấn đề cơ bản trong Phật học, ta thấy Đạo Phật là một hệ thống tư tưởng thống nhất quy tụ về Nhất Thừa Phật pháp. Tất cả giáo lý Phật là nền tảng cho việc xây dựng con người vị tha và coi cuộc sống vị tha là lý tưởng cao quý nhất của đời mình, tiến tới con người vị tha và coi cuộc sống vị tha là lý tưởng cao quý nhất của đời mình, tiến tới con người từ, bi, hỷ, xả, con người Phật. Vì thế vấn đề nhân vị trong đạo Phật là một vấn đề quan trọng vì đạo Phật cho rằng con người là tất cả, con người quyết định số phận của mình, quyết định hình thái xã hội. Con người ác chỉ biết lợi mình hại người tạo ra một xã hội với áp bức bất công. Con người thiện, sống vị tha xây dựng một xã hội tiến bộ, lành mạnh.
Người học Phật, tu Phật hàng ngày phải sống với đạo, thực nghiệm đạo, không một phút nào xa lìa đạo. Trong mọi hoạt động của thân, khẩu, ý đều phải gắn liền với Đạo, thể hiện Đạo. Với cách sống như thế, người tu hành luôn là người dũng cảm có đủ nghị lực chiến thắng ngũ dục, chiến thắng những bất công áp bức.
Và một đặc điểm lớn nhất của đạo Phật là suốt đời, Phật không bao giờ tự nhận là người duy nhất đem lại sự giải thoát cho loài người. Phật nói: Con người ai ai cũng có Phật tính. Trước người đã có hằng hà sa số Phật.
Sự giải thoát không chỉ nhằm đấu tranh chống những áp bức về xã hội về kinh tế như lịch sử Phật giáo đã chứng minh mà sự giải thoát nhằm tiêu diệt tận gốc mọi đau khổ là tham lam và dục vọng. Việc giải phóng này là con người phải tự lực đảm nhiệm, không ai có thể làm thay được và mỗi người đều coi sự giải thoát là cứu cánh cuối cùng của cuộc đời.
Như vậy, đạo Phật đã đặt con người lên một vị trí hết sức quan trọng và cao quý. Hạnh phúc của con người là do con người xây đắp nên. Con người thấm nhuần giáo lý Phật, con người vị tha, từ, bi, hỉ, xả sẽ kiến lập một xã hội hoà bình, an lạc, công bằng, mọi người sống vì lợi ích của nhau, còn tập thể.
Trái lại. con người ích kỷ chỉ biết mình, hại người, con người sống tàn bạo, độc ác thì cái gì trong tay con người cũng sẽ trở thành khí cụ sát hại và xã hội của những con người ấy sẽ là xã hội địa ngục, xã hội áp bức bóc