Bê tông sàn:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công trình nhà hàng tiệc cưới metropole (Trang 51)

3. BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐỔ BÊ TÔNG

3.1. bê tông sàn:

đục nhám bê tông tại vị trí mạch ngừng

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM Trước khi đổ phải vệ sinh sắt thép, đất đá trên sàn và tưới sika tăng độ bám dính, đục nhám và vệ thép chờ tại mạch ngừng.

vệ sinh sàn trước khi đổ bê tông

dùng nhựa bao thép cột lại tránh bê tông bám vào

Do đặc điểm ở thành phố, xe bê tông chỉ có thể vào ban đêm, vì vậy công tác đổ bê tông được tiến hành vào ban đêm cho tới sáng, sàn được đổ toàn khối khi đã nghiệm thu cốt thép, đường điện âm trong sàn, các vị trí đặt ống nước, chống sét,... xe bê tông đặt ngoài công trình, bơm dô sàn bằng ống nối, bố trí gồm 2 người điều chỉnh vòi bơm, một nhóm dàn bê tông ra cho đều và đầm dùi. Đổ bê tông tới đâu thì đầm dùi tới đó. Do sàn rộng nên khi đổ bê tông phải tạo rãnh phân chia một khối bề mặt lớn thành các diện tích nhỏ hơn để đổ. Chú ý đổ bê tông từ giữa ra 2 bên

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM  Khi xe bê tông đến công trường cần kiểm tra

o Niêm chì be tông phải nguyên vẹn

niêm chì xe bê tông

o Xem phiếu xuất, mác bê tông, độ sụt, giờ khởi hành không được quá 2h

o Lấy mẩu thử bê tông 1 nén, 1 lưu

phiếu xuất hàng, cần kiểm tra kĩ các thông tin: độ sụt, mác bê tông, giờ khởi hành

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM

phiếu mẩu thử

 Trước khi đổ bê tông cần lấy độ sụt:

o Mục đích của thử nghiệm là để đo lường sự đồng nhất của bê tông. Nhiều yếu tố được tính đến khi thỏa mãn các yêu cầu cụ thể của cường độ bê tông, và để đảm bảo rằng một hỗn hợp đồng nhất xi măng đang được sử dụng trong quá trình xây dựng.

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM

o Các bước tiến hành lấy độ sụt:

 Đặt chảo trộn trên sàn nhà và làm ẩm nó với một số nước. Hãy chắc chắn rằng đó là ẩm ướt nhưng không có nước tự do đọng lại.

 Giữ vững hình nón sụt tại chỗ bằng cách sử dụng 2 chân giữ.

dùng 2 chân giữ nón sụt

 Chèn hỗn hợp bê tông vào một phần ba hình nón. Sau đó, đầm chặt mỗi lớp 25 lần bằng cách sử dụng các thanh thép trong một chuyển động tròn, và đảm bảo không để khuấy.

 Thêm hỗn hợp cụ thể hơn để đánh dấu hai phần ba. Lặp lại 25 lần nén cho một lần nữa. Đầm chặt vừa vào lớp trước bê tông.

 Chèn hỗn hợp bê tông sao cho đầy nón sụt có thể đầy hơn, sau đó lặp lại quá trình đầm 25 lần.(Nếu hỗn hợp bê tông không đủ để đầm nén, dừng lại, thêm tiếp hỗn hợp và tiếp đầm chặt như trước).

 Gạt bỏ hỗn hợp bê tông thừa ở phần trên mở của hình nón sụt bằng cách sử dụng que đầm thép trong một chuyển động quanh cho đến khi bề mặt phẳng.

 Từ từ tháo bỏ nón sụt bằng nâng nó theo chiều dọc trong thời gian (5 giây + / - 2 giây), và đảm bảo rằng mẫu bê tông không di chuyển.

 Đợi cho hỗn hợp bê tông sụt.

 Sau khi bê tông ổn định, đo sự sụt giảm theo chiều cao bằng cách chuyển hình nón ngược sụt xuống đặt bên cạnh các mẫu, đặt que thép nén trên nón sụt giảm và đo khoảng cách từ thanh đến tâm di dời ban đầu.

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM

đo độ sụt bê tông

 Sau khi lấy độ tiến hành lấy mẩu bê tông

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM

ống bơm bê tông

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM

đổ bê tông vào máy bơm

* Yêu cầu khi bơm bê tông:

- Máy bơm phải bơm liên tục. Khi cần ngừng không được quá 10 phút lại phải bơm tiếp để tránh bê tông làm tắc ống.

- Nếu máy bơm phải ngừng trên 2 giờ thì phải thông ống bằng nước. Không nên để ngừng trong thời gian quá lâu. Khi bơm xong phải dùng nước bơm rửa sạch đường ống.

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM

cần lót lốp cao su tại nơi tiếp xúc giữa thép và ống bơm tránh làm biến dạng thép

* Nguyên tắc đổ bê tông:

+ Trong quá trình đổ bê tông, để xác định được chiều dày lớp sàn cần đổ theo thiết kế ta sử dụng các thước đo chiều dày sàn cần đổ rồi vạch lên các mép ván khuôn đúng cao độ của sàn (chú ý không bị mờ khi thi công). Trước khi thi công, dùng dây căng từ các vạch sẵn đó và dịch chuyển dần theo hướng đổ. Đổ bê tông đến đâu dùng thước gạt phẳng theo dây căng và đầm luôn đến đó. Cần kiểm tra cao trình đổ và chiều dày lớp đổ theo đúng thiết kế thông qua thước định vị chiều dày cần đổ.

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM + Trong trường hợp do yếu tố khách quan không đổ bê tông sàn được liên tục phải bố trí mạch ngừng thì mạch ngừng của dầm phải ngừng ở những nơi có lực cắt nhỏ , mạch ngừng sàn có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào nhưng phải song song với cạnh ngắn nhất của sàn. Mạch ngừng thi công khi đổ bê tông dầm sàn : Ta chọn hướng đổ bê tông vuông góc với dầm nên mạch ngừng của dầm và sàn đặt trong khoảng 1/3 - 1/2 qua nhịp của dầm. Vị trí bố trí mạch ngừng phải được sự đồng ý của các bên đại diện Chủ đầu tư. Ta tiến hành đổ bê tông dầm sàn cùng 1 lúc.

sử dụng đầm dùi đầm bê tông trong khi đổ

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM

công tác làm mặt be tông sàn

* Yêu cầu khi đổ bê tông: Việc đổ bê tông phải đảm bảo:

- Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốp pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

- Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha.

- Bê tông phải được đổ liên tục cho đến khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo qui định của thiết kế

3.2.Đổ bê tông cột, vách thang máy:

Đổ bê tông cột,vách sử dụng phễu để đổ, dùng cần trục tháp để nâng phểu đổ bê tông, dung tích mỗi phểu từ 0,8 – 0,9 m3. Đổ bê tông trên độ cao nên phải bắt giàn giáo. Đảm bảo phối hợp nhịp nhàng đảm bảo bê tông được đổ vào cột,vách được liên tục. Độ cao đổ bê tông phải nhỏ hơn 1,5m, do đó ta phải chừa lỗ trên ván khuôn cột để đảm bảo độ rơi của bê tông khi đổ. Chú ý đầm dùi kĩ để cho bê tông phân bố đều và tránh rỗ mặt bê tông. tuy nhiên chiều sâu cắm dùi không quá lớn.

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM

kiểm tra lại cốp pha, cây chống, gong trước khi đổ bê tông

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM

thắt dây an toàn khi đổ bê tông, chuẩn bị đầm dùi

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM

khi đổ bê tông nếu cốp pha bị bung, phình trồi nên dừng lại đợi sau khi bê tông ninh kết tương đối rồi tiếp tục đổ

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM

3.3.Tháo dỡ ván khuôn:

Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và tải trọng thi công khác. Khi tháo dỡ cốp pha cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến bản thân kết cấu và các kết cấu xung quanh.

- Các Cốp pha đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn và có thể tháo dỡ khi bê tông đạt 90% cường độ chịu lực

- Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau:

+ Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông.

+ Tháo dỡ từng bộ phận (tháo 50%) của cột chống, Cốp pha trong tấm sàn phía dưới nữa và giữ lại các cột chống an toàn cách nhau 2,4m dưới dầm có nhịp > 4m

giữ lại cột chống an toàn cách nhau 2,4m

- Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ Cốp pha, đà giáo cần được tính toán theo cường độ bê tông đã đạt, loại kết cấu và các đặc trưng về tải trọng để tránh các vết nứt và hư hỏng khác đối với kết cấu. Việc chất toàn bộ tải trọng lên các kết cấu đã tháo dỡ hết các Cốp pha đà giáo, chỉ được thực hiện khi bê tông đạt cường độ thiết kế.

- Ván khuôn sàn và đáy dầm là ván khuôn chịu lực bởi vậy khi bê tông đạt 90% cường độ thiết mới được phép tháo dỡ ván khuôn.

- Tháo dỡ ván khuôn, cây chống theo nguyên tắc cái nào lắp trước thì tháo sau và lắp sau thì tháo trước.

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM

phun sika bảo dưỡng bê tông sau khi tháo cốp pha

3.4.Sửa chữa những khuyết tật khi thi công bê tông:

Khi thi công bê tông cốt thép toàn khối, sau khi tháo dỡ ván khuôn thường xảy ra những khuyết tật như sau:

- Hiện tượng rỗ bê tông. - Hiện tượng trắng mặt. - Hiện tường nứt chân chim.

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM a. Các hiện tượng rỗ trong bê tông:

- Rỗ ngoài: Rỗ ngoài lớp bảo vệ cốt thép. - Rỗ sâu: Rỗ qua lớp cốt thép chịu lực.

- Rỗ thấu suốt: Rỗ xuyên qua kết cấu, mặt nọ trông thấy mặt kia.

rỗ chân cột

*. Nguyên nhân rỗ:

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TRẦN ĐỒNG KIẾM LAM - Do vữa bê tông bị phân tầng khi vận chuyển và khi đổ.

- Do đầm không kỹ, đầm bỏ sót hoặc do độ dày của lớp bê tông quá lớn vượt quá phạm vi đầm.

- Do cốt liệu quá lớn, cốt thép dày nên không lọt qua được. *. Biện pháp sửa chữa:

- Đối với rỗ mặt: Dùng bàn chải sắt tẩy sạch các viên đá nằm trong vùng rỗ, sau đó dùng vữa bê tông sỏi nhỏ mác cao hơn thiết kế trát lại và xoa phẳng.

- Đối với rỗ sâu: Dùng đục sắt và xà beng cậy sạch các viên đá nằm trong vùng rỗ sau đó ghép ván khuôn (nếu cần) đổ vữa bê tông sỏi nhỏ mác cao hơn mác thiết kế, đầm chặt. - Đối với rỗ thấu suốt: Trước khi sửa chữa cần chống đỡ kết cấu nếu cần sau đó ghép ván khuôn và đổ bê tông mác cao hơn mác thiết kế, đầm kỹ.

Quyết sơn theo dõi tình trạng nứt của dầm

b. Hiện tượng trắng mặt bê tông:

* Nguyên nhân: Do không bảo dưỡng hoặc bảo dưỡng ít, xi măng bị mất nước. * Sửa chữa: Đắp bao tải cát hoặc mùn cưa, tưới nước thường xuyên từ 5-7 ngày

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công trình nhà hàng tiệc cưới metropole (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)