giao tiếp với khách hàng của họ, bao gồm cả các tổng quan nghiên cứu marketing, quan hệ công chúng (PR), thư tín trực tiếp, thư điện tử, Internet, cơ sở dữ liệu marketing và các chương trình khách hàng trung thành (Loyalty Schemes)
1.3.3 Các yếu tố của hỗn hợp (phối thức) bán lẻ ĐT
Phối thức 7Cs và bổ sung các yếu tố:
Đã có đề xuất sơ đồ phối thức bán lẻ 7Cs, trong đó bổ sung Computing and Category management issues (Các vấn đề quản trị máy tính và phân loại); Customer Franchise (Trao quyền cho khách hàng) và Customer care and service (Chăm sóc và dịch vụ khách hàng).
Một số tác giả khác đề nghị bổ sung các yếu tố phụ khác như “Content” (nội dung), “Customization” (đáp ứng yêu cầu khách hàng) – nằm trong yếu tố Customer value and benefits (giá trị và lợi ích cho khách hàng); “Connectivity”(tính liên kết - trong yếu tố Convenience); “Community” (tính cộng đồng – trong yếu tố Customer care and service ); “Concern” (Mối quan tâm – cũng trong yếu tố Customer care and service).
1.4. Các mô hình bán lẻ điện tử
1.4.1 Sơ đồ chung về một nhà bán lẻ điện tử
Bán lẻ điện tử có thể được thực hiện từ nhà bán lẻ và nhà sản xuất bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng. Người bán hàng có tổ chức riêng của mình, và cũng cần mua hàng hóa và dịch vụ từ những người khác, thường là từ các doanh nghiệp (TMĐT B2B).
- Hình 1.1 cho thấy bán lẻ điện tử được thực hiện giữa người bán (nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất) và người mua. Hình vẽ cũng chỉ ra các giao dịch TMĐT và các hoạt động có liên quan khác, vì chúng có thể ảnh hưởng đến bán lẻ điện tử
1.4. Các mô hình bán lẻ điện tử
1.4. Các mô hình bán lẻ điện tử
1.4.2 Một số mô hình bán lẻ điện tử
Các mô hình bán lẻ điện tử có thể được phân loại theo một số cách thức.