4.1. Tỏi: [1, 2, 3, 5]
Tên gọi:
o Tiếng Anh: Garlic; o Tên khoa học: Allium L;
o Thuộc họ: HÀNH TỎI (LILIACEAE); Bộ phận dùng: Củ;
TPHH: Tinh dầu (0,06 – 0,10%); trong đó hơn 90% các hợp chất lưu huỳnh (alyl disulfua). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicine có mùi đặc trưng tỏi. Trong tỏi tươi không có alicine ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) - chất này chịu tác động của enzyme alinaza (cũng có trong củ tỏi) và khi giã dập mới cho alicine. Ngoài ra củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng..., đặc biệt là selen.
Tác dụng sinh học và công dụng:
+ Trị giun, hạ huyết áp, giãn mạch; + Trị ho đờm;
+ Tinh dầu làm giảm cholesterol và triglyxerit trong huyết tương;
+ Điều trị những bệnh liên quan đến hô hấp, bệnh do ký sinh trùng và nhiều bệnh khác.
+ Thành phần hoạt tính trong tỏi là hợp chất lưu huỳnh allicin (chất hóa học sinh ra khi tỏi được thái, nhai hoặc giã). Allicin là chất kháng sinh khá mạnh, giúp cơ thể ngăn chặn những mầm bệnh phát triển. Tỏi tốt cho tim và hệ miễn dịch với khả năng chống ôxy hóa, giúp duy trì hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch. + Ngoài ra, hoạt chất của tỏi có tính chất gần giống nội tiết tố
prostaglandin PG12 vừa làm nở mạch máu, vừa ngăn chặn quá trình kết tập tiểu cầu nên có tác dụng hạ cao huyết áp. Tỏi làm tăng quá trình sản sinh mật, giúp giảm lượng chất béo trong gan, giảm ho và cảm lạnh, giảm huyết áp, ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch. Ăn tỏi sống thường xuyên sẽ giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và 1/3 nguy cơ ung thư đại trực tràng.
+ Làm gia vị hầu hết trong các món nấu xào để tăng cường nùi vị món ăn nhờ vào mùi thơm đặc trưng của tỏi, giúp khử các mùi không mong muốn khác trong thủy hải sản, thịt động vật… dùng chế biến cùng với các rau củ khác.
+ Dùng chế biến thịt, rau trái, nước dùng; 4.2. Húng:[2, 3, 5]
Tên gọi:
o Tên khoa học: Ocimum basilicum L.;
o Thuộc họ: HOA MÔI (Labiatae); (Lamiaceae); 30
Bảo quản sản phẩm
Bộ phận dùng: phần trên mặt đất;
Phân loại: Tinh dầu ở Việt Nam có 2 chủng loại:
• Húng Quế (húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái)
+ TPHH: Metylchavicol 90%; anetol, furural, xineol, camphor, metylheptanon.
+ Công dụng: Trị sốt, làm ra mồ hôi, ăn uống không tiêu, làm gia vị. Tinh dầu là nguyên liệu cho metylchavicol dùng làm hương liệu.
+ Dùng trong chế biến thịt, cá và chất thơm cho giấm; • Tiến thực:
+ TPHH:
TPHH Hàm lượng
Tinh dầu Metylheptanon
Linalol 0,97 – 2,06% Xitral B 27,54% Geraniol, Xitral A 32,28% β Caryophylen α Bergamoten
+ Công dụng: Là nguyên liệu cho xitral. 4.3.Tía tô: [2, 3, 5]
Tên gọi:
o Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Breit ; o Thuộc họ : HOA MÔI (Labiatae) ;
Bộ phận dùng : Lá ;
TPHH : Tinh dầu 0,4% chứa aldehyt perilic, p – xymen ; camphor ; metyleugenol ; peril alcol; geraniol, linalol; linalyl axetat; terpinen – 4 – ol; α terpineol…
Tác dụng sinh học và công dụng :
+ Chữa cảm cúm, ho, nôn mửa, đau bụng, khó tiêu ; + Tinh dầu kháng đơn bào ;
+ Entamoeba moshkowskii và có tác dụng ức chế histamin trên chuột lang ;
4.4. Riềng : [1, 3, 5] Tên gọi :
o Tên khác : cao lương khương, tiểu lương khương. Phong khương là thân rễ riềng phơi khô ;
o Tên khoa học : Alpinia officinarum, Hance ; o Thuộc họ: GỪNG (Zingiberaceae);
Bộ phận dùng: Thân rễ;
TPHH: Tinh dầu 0,9 – 1% chứa α pinen; 1,8% xineol; eugenol, cadinen; Công dụng:
+ Giúp tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày; + Dùng để sản xuất đồ uống, mùi cho cá đóng hộp;
4.5. Hồi: [ 2, 3] Tên gọi:
o Tên khác : đại hồi, bát giác hồi hương, đại hồi hương ; o Tên khoa học : Illicium verum Hook.f
o Thuộc họ: HỒI (Illiciacae); Bộ phận sử dụng: quả, lá;
TPHH:
+ Trong quả: chất nhầy, đường,tinh dầu 3 – 3.5% (tươi) hoặc 9 – 10% (khô). Trong tinh dầu có 80 – 90% anetol, còn lại là tecpen, pinen, dipeten, limonen…
+ Trong lá: có thành phần tương tự; Tác dụng sinh học và công dụng:
+ Giúp tiêu hóa, lợi sữa, đau nhức tê thấp, nôn mửa, đau bụng, bụng đầy chướng, giải độc của thịt cá;
+ Rượu khai vị;
+ Thơm thuốc đánh răng; + Sản xuất bánh kẹo; + Hương liệu. 4.6. Ngải cứu:[2,3]
Tên gọi:
o Thuốc cứu, thuốc cao, ngải diệp; o Tên khoa học: Artemisia vulgaris L.; o Thuộc họ: CÚC (Asteraceae); Bộ phận sử dụng: toàn cây;
TPHH: Tinh bột và 1 ít tanin. Thành phần chủ yếu của tinh bột: 1,8 – xineol, α – thuyon, 1 ít adenin, cholin;
Tác dụng sinh học và công dụng:
+ Dùng làm thuốc điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng, thổ huyết, máu cam.
+ Dùng cho xử lý thịt, cá và công nghiệp nước uống, bơ;