- Hoạt động chủ đạo lứa tuổi nhà trẻ là: Hoạt động với đồ vật
1. Nội dung phòng ngộ độc (thức ăn, nước uống, thuốc) được quy định trong quy chế nuôi dạy trẻ: (40 điểm)
chế nuôi dạy trẻ: (40 điểm)
- Không cho trẻ ăn thức ăn sống, kém phẩm chất, ôi thiu. Thức ăn phải cất, đậy cẩn thận, vệ sinh. Nhà trường phải ký hợp đồng mua thực phẩm sạch với các nhà cung cấp tin cậy, có địa chỉ rõ ràng.
- Không dùng đồ chơi, dụng cụ đựng thức ăn làm bằng nguyên liệu có thể gây độc cho trẻ.
- Cho trẻ dùng thuốc phải đúng hướng dẫn của y tế về liều lượng, thời gian và cách cho uống.
- Tủ thuốc nhà trẻ phải đặt ở cao, ngoài tầm với của trẻ, các lọ thuốc phải có dán nhãn ghi rõ tên thuốc, công dụng, liều lượng và hạn sử dụng. Thuốc uống không được để chung với thuốc dùng ngoài.
- Diêm, xà phòng, thuốc sát trùng chỉ được để ở nơi quy định trẻ không lấy được. - Giáo viên, Cán bộ, công nhân viên không được đưa thuốc của mình dùng hoặc các loại thuốc khác như thuốc bả chuột, dung dịch sát trùng, hóa chất, mỹ phẩm có hại vài lớp.
2. Trong giờ hoạt động ngoài trời có một trẻ bị ngã gẫy tay, nếu là giáo viên ở lớpđó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm)
- Cô giáo cần phải cho trẻ nằm cố định, tách trẻ ra khỏi các bạn. Cô động viên an ủi trẻ cho trẻ bình tĩnh và khỏi hoảng sợ, báo cho ban giám hiệu, y tế nhà trường biết. - Giữ chỗ xương gãy ở tư thế bất động bằng cách: dùng hai nẹp bằng gỗ hoặc thanh tre to bản, có chiều dài lớn hơn khoảng cách hai khớp lân cận, đặt sát vào hai bên xương gãy rồi dùng cuộn băng dài cuộn chặt hai miếng nẹp lại (suốt từ đầu này đến đầu kia của nẹp) và nhẹ nhàng đưa trẻ đến bệnh viện.
3. Anh (chị) nêu những kỹ năng giáo viên mầm non cần có:
- Lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ
- Tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc trẻ - Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ - Quản lý lớp học
- Giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh, cộng đồng
Đề 30: