0
Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

PHẦN II I: QUANG HỌC

Một phần của tài liệu ÔN TẬP LỚP 9 LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN VẬT LÝ (Trang 27 -27 )

Câu 120: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Khi tia sáng truyền qua mặt phân cách từ môi trường không khí sang một môi trường trong suốt đồng tính khác( hoặc ngược lại) thì giữa góc tới và khúc xạ có mối quan hệ với nhau thế nào ?

Câu 121: Một tia sáng truyền từ nước ra không khí, tia tới là SI như hình vẽ(H44). Xác định trong các tia IK, IH, IM, IN thì tia nào có thể là tia khúc xạ của tia tới SI ? Biết IN vuông góc với mặt phân cách tại I.

Câu 122: a. Nêu đặc điểm của thấu kính hôi tụ ?

b. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ ?

Câu 123: Vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ hình vẽ (H45).

a. Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính ? b. Nếu đặt f = 0F, 0A = d, 0A’ = d’. Chứng minh :

và 1 1 1 ' fA B= +' 'd dd' AB = d 27 A B 0 F’ F (H45) K H S N M I (H44)

Câu 124: Vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ như hình vẽ (H46).

c. Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính ? d. Nếu đặt f = 0F, 0A = d, 0A’ = d’. Chứng minh :

Câu 125: a. Nêu đặc điểm của thấu kính phân kì ?

b. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì ?

Câu 126: Vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì như hình (H47).

a. Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính ? b. Nếu đặt f = 0F, 0A = d, 0A’ = d’. Chứng minh :

Câu 127: Cho vật sáng S có ảnh S’. trục chính xy như hình vẽ(H48).

Bằng cách vẽ hãy xác định loại thấu kính, vị trí quang tâm và tiêu điểm chính. 1 1 1 ' fA B' '= −d dd' AB = d 1 1 1 ' fA B' '=ddd' AB = d S S’ X Y (H48) A B 0 F’ F (H47) A B 0 F’ F (H46)

Câu 128: Cho vật sáng S có ảnh S’. trục chính xy như hình vẽ(H49).

Bằng cách vẽ hãy xác định loại thấu kính, vị trí quang tâm và tiêu điểm chính.

Câu 129: Cho vật sáng S có ảnh S’. trục chính xy như hình vẽ (H50): Bằng cách vẽ hãy xác định loại thấu kính, vị trí quang tâm và tiêu điểm chính.

Câu 130: Cho vật sáng AB có ảnh A’B’ như hình vẽ (H51)

Biết AB song song A’B’.Bằng cách vẽ hãy xác định loại thấu kính, vị trí quang tâm, trục chính và tiêu điểm chính

Câu 131: Vật sáng AB vuông góc trục chính của thấu kính hội tụ, A thuộc trục chính và cách thấu kính 20 cm. Tiêu cự thấu kính là 10cm.

a) Xác định vị trí ảnh A’B’ của AB.

b) Vẽ hình. Ảnh A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Giải thích.

Câu 132: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ có tiêu cự 10cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính 10 cm.

29 S’ S X Y (H49) A B B’ A’ (H51) S S’ X Y (H50)

a) Ảnh A’B’ của AB là ảnh thật hay ảnh ảo? Tại sao? b) Xác định vị trí ảnh, vẽ hình.

Câu 133: Vật sáng AB nằm vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’ gấp 2 lần vật.

a. Ảnh A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Giải thích? b. Nếu tiêu cự là 24 cm. Xác định vị trí đặt vật AB.

Câu 134: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu

kính phân kỳ cho ảnh A’B’ bằng AB. Vật AB cách thấu kính 60cm.

a. Tính tiêu cự của thấu kính. b. Xác định vị trí ảnh và vẽ hình

Câu 135: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ cách nó 30 (cm); cho ảnh A’B’ cách thấu kính 18 (cm).

a. Tính tiêu cự của thấu kính

b. Nếu AB = 4,5cm thì A’B’ có giá trị là bao nhiêu ? c. Vẽ hình cho trường hợp trên.

Câu 136: Vật AB = 8 cm đặt vuông góc với trục chính có thấu kính phân kì cho ảnh A’B’ = 2 cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính 16cm.

a. Tính tiêu cự, vẽ hình.

b. Muốn A’B’ = 6 cm thì vật AB đặt ở vị trí cách thấu kính bao nhiêu ?

Câu 137: Đặt vật AB trước thấu kính phân kì có tiêu cự 36 cm cho ảnh A’B’ cách AB một khoảng 48 cm.

a. Xác định vị trí ảnh và vật.

b.Nếu AB = 6 cm ; đặt vuông góc với trục chính thì A’B’= ? Vẽ hình.

Câu 138: Đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, có tiêu cự 18 cm, cho ảnh A’B’ khoảng cách từ vật đến thấu kính 36cm.

3 1

a. Xác định vị trí, tính chất của ảnh.

b. Nếu vật cách thấu kính 18 cm thì cho ảnh ở đâu ? tại sao ?

Câu 140: Vật sángAB vuông góc với trục chính của một thấu kính

cho ảnh A’B’ ngược chiều lớn gấp 4 lần AB và cách AB 100cm.Tiêu cự của thấu kính là:

Câu 141: Đặt một mẩu bút chì AB = 2 cm ( đầu B vót nhọn ) vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ như hình (H52), A nằm trên trục chính. Nhìn qua thấu kính người ta thấy ảnh A’B’ của bút chì cùng chiều với vật và cao gấp 5 lần vật .

a. Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính. Dựa vào hình vẽ chứng minh công thức sau :

Khi mẩu bút chì dịch chuyển dọc theo trục chính lại gần thấu kính thì ảnh ảo của nó dịch chuyển theo chiều nào ? Vì sao ?

b. Bây giờ đặt mẩu bút chì nằm dọc theo trục chính của thấu kính , đầu A vẫn nằm ở vị trí cũ, đầu nhọn B của nó hướng thẳng về quang tâm O . Lại nhìn qua thấu kính thì thấy ảnh của bút chì cũng nằm dọc theo trục chính và có chiều dài bằng 25cm . Hãy tính tiêu cự của thấu kính.

c. Dịch chuyển đầu A của mẩu bút chì đến vị trí khác . Gọi A’ là ảnh ảo của A qua thấu kính , F là tiêu điểm vật của thấu kính như hình (H53). Bằng phép vẽ, hãy xác định quang tâm O và tiêu điểm ảnh F’ của thấu kính .

31 ' 1 1 1 OA OA OF = − O B X F A Y (H52) Y X A' F A (H53)

Câu 142: Hai vật phẳng nhỏ A1B1 và A2 B2 giống nhau đặt cách nhau 45cm cùng vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ như hình (H54) . Hai ảnh của hai vật ở cùng một vị trí. Ảnh của A1 B1 là ảnh thật, ảnh của A2 B2 là ảnh ảo và dài gấp 2 lần ảnh của A1 B1. Hãy:

a. Vẽ ảnh của hai vật đó trên cùng một hình vẽ.

b. Xác định khoảng cách từ A1 B1 đến quang tâm của thấu kính.

c. Tìm tiêu cự của thấu kính.

Câu 143: Trên hình đường thẳng xy là trục chính, O là quang tâm, F là tiêu điểm của một thấu kính hội tụ. Một vật sáng phẳng, nhỏ được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính như hình (H55). Nếu đặt vật tại A thì ảnh cao 3cm, nếu đặt vật tại B thì ảnh cao 1,5cm. Hỏi nếu đặt vật tại trung điểm I của AB thì ảnh cao bao nhiêu?

Câu 144: Cho A’B’ là ảnh thật của vật AB tạo bởi thấu kính hội tụ, AB vuông góc trục chính, A thuộc trục chính thấu kính.

a. Chứng minh : và AF. A’F’ = f 2 2 ' ' ' ' A F A B AF AB   =  ÷   (H55) (H54)

b. Tính độ cao của A’B’, nếu A’F’ = 4 AF và AB = 2cm

Câu 145: Một vật sáng cách màn ảnh một khoảng L. Đặt một thấu

kính xen giữa vật và màn. Di chuyển thấu kính thì thấy có hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn, hai vị trí này cách nhau một khoảng l.

a. Chứng minh tiêu cự của thấu kính được xác định bới công thức :

b. Áp dụng bằng số L = 90cm, l = 30cm.

Câu 146: Nêu cấu tạo của mắt về mặt quang học?

Câu 147: Mắt cận là gì?Dùng thấu kính để khắc phục (Kính đeo sát mắt) thì tiêu cự của thấu kính có giá trị như thế nào so với khoảng nhìn rõ xa nhất của mắt.

Câu 148: Mắt viễn là gì ? Cách khắc phục tật viễn thị?

Câu 149: Mắt Lão là gì ? Khắc phục như thế nào ?

Câu 150: Một người mắt cận nhìn rõ vật xa nhất 80 cm. a. Để khắc phục đeo kính gì ? độ tụ bao nhiêu ?

b. Nếu người đó đeo kính phân kì có tiêu cự 110 cm thì nhìn rõ vật xa nhất bao nhiêu (kính sát mắt).

Câu 151: Một người mắt cận đeo kính cách mắt 2cm, có tiêu cự

114cm nhìn được vật ở xa vô cùng.

a. Khi không đeo kính người đó nhìn được vật xa nhất cách mắt bao nhiêu

b. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất cách mắt 9 cm. Khi đeo kính trên, khoảng nhìn rõ ngắn nhất cách mắt bao nhiêu ?

Câu 152: Chụp ảnh một người cao 1,72m đứng cách máy ảnh 6m.

2 24 4 L l f L − = 33

Phim cách vật kính 6,4 cm hỏi ảnh của người ấy trên phim cao bao nhiêu cm ?

Câu 153: Một người già đeo kính hội tụ sát mắt có tiêu cự 124 cm, nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 28 cm.

a. Mắt người đó là mắt cận hay mắt lão ? Tại sao ?

b. Khi không đeo kính mắt người đó nhìn được những vật gần nhất cách mắt bao nhiêu ?

Câu 154: Một người có khoảng nhìn rõ cách mắt từ 12,5cm đến

50cm, đeo kính sát mắt:

a) Để nhìn xa vô cực không phải điều tiết thì phải đeo kính có độ tụ và tiêu cự bao nhiêu?

b) Khi đó khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất cách mắt là bao nhiêu.

Câu 155: Mắt một người nhìn rõ vật nếu vật đặt trước mắt từ 40 (cm) đến 10 (cm).

a) Mắt người này bị tật gì? Đeo kính gì để khắc phục.

b) Nếu đeo kính sát mắt không phải điều tiết thì tiêu cự của kính dùng là bao nhiêu?

c) Dùng kính có tiêu cự 40 (cm) đeo sát mắt, thì mắt người đó có thể nhìn rõ vật cách mắt bao nhiêu (kính sát mắt).

Câu 156: Một người mắt cận có thể nhìn rõ vật cách mắt xa nhất 80 (cm).

a) Để nhìn xa vô cực không phải điều tiết, đeo kính có độ tụ bao nhiêu?

b) Nếu đeo kính cận có tiêu cự 110 cm thì người đó có thể nhìn rõ vật cách mắt xa nhất bao nhiêu? Cả hai trường hợp kính sát mắt.

Một phần của tài liệu ÔN TẬP LỚP 9 LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN VẬT LÝ (Trang 27 -27 )

×