Vườn thuốc nam

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập trung tâm y tế tại phan đăng lưu phường 7 quận phú nhuận (Trang 133)

thuốc nam, chỉ có sơ đồ hình ảnh những cây sau)

* Ngải cứu

Tên khoa học: Artermisia vulgaris

Họ: Asteraceae

Bộ phận dùng : Thân cành và lá

Hoạt chất: Fravonoid, tinh dầu, caumarin

Tính vị: Đắng mát

Tác dụng,công dụng : chữa rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đau bụng kinh, động thai, xuất huyết, viêm ruột.

Liều dùng : 8-12g dạng sắc.

*Sắn dây

Tên khoa học: Pueraria thomsonii.

Họ: Fabaceae

Bộ phận dùng : dễ củ và tinh bột lấy từ củ, cắt từng miếng, phơi sấy khô

Hoạt chất: tinh bột, flavonoid (puerarin, daidzin, daidzein)

Tính vị : ngọt bình

Tác dụng,công dụng: thanh nhiệt, chữa cảm sốt, khát, lỵ.

Liều dùng : 8-12g dạng bột.

*Mã đề

Tên khoa học: Plantago major

Họ: Plantaginaceae

Bộ phận dùng : toàn cây ( trừ gốc rễ)

Hoạt chất: flavonoid, Iridoid.

Tính vị : ngọt mát

Tác dụng,công dụng: lợi tiểu thanh nhiệt, chữa sỏi niệu nhiễm trùng đường niệu

Liều dùng : 10-20g dạng sắc.

*Hoa hòe

Tên khoa học: Stynolopium japonicum

Họ: Fabaceae

Bộ phận dùng : hoa còn búp

Hoạt chất: fravonoid (rutin)

Tính vị : đắng mát

Tác dụng,công dụng : dùng phong sơ vữa động mạch, xuất huyết mao mạch.

Liều dùng : 10-20g dạng sắc.

*Cam thảo nam

Tên khoa học: Glycyrrhira uralensis

Họ: Fabaceae.

Bộ phận dùng : thân rễ.

Hoạt chất: saponin, flavonoid.

Tính vị : ngọt mát

Tác dụng,công dụng : chữa ho mất tiếng, viêm họng ho đờm, viêm phế quản, loét dạ dày tá tràng

*Xạ can

Tên khoa học: Belamcanda chinensis

Họ: Iridaceae.

Bộ phận dùng : thân rễ.

Hoạt chất: flavonoid (belamcandin)

Tính vị : đắng mát

Tác dụng,công dụng : chữa ho đàm, viêm họng, viêm amydal. thông tiểu.

Liều dùng: 4-8g dạng sắc.

*Gừng

Tên khoa học: Zingiber officinale Họ: Zingiberaceae.

Bộ phận dùng: thân rễ

Hoạt chất: tinh dầu zingiberen, chất cay gingerol, shogaol.

Tính vị: cay ấm.

Tác dụng,công dụng : chữa cảm cúm, ra mồ hôi, chữa lạnh bụng, ăn uống không tiêu.

Liều dùng : 4-8g dạng sắc.

*Cúc hoa

Tên khoa học: Chrysanthemum indicum

Họ: Asteraceae.

Bộ phận dùng : cụm hoa nở.

Hoạt chất: tinh dầu, flavonoid.

Tính vị : đắng mát

Tác dụng,công dụng : chữa cảm lạnh, nhức đầu mờ mát, tăng huyết áp.

Liều dùng: 8-12g dạng sắc, xông

*Cốt toái bổ

Tên khoa học: Drynaria fortunei

Họ: Polypodiaceae.

Bộ phận dùng : thân rễ.

Hoạt chất: tinh bột, hesperidin.

Tính vị : đắng ấm

Công dụng : đau bụng, bong gân, sai khớp.

Liều dùng : 10-20g dạng sắc.

*Quế

Tên khoa học: Cinnamomum cassia

Họ: Lauraceae

Bộ phận dùng : vỏ thân

Hoạt chất: tinh dầu, tanin

Tính vị : cay, ngọt ấm

Tác dụng,công dụng : chữa chân tay lạnh, đau bụng, ăn uống không tiêu, kỵ thai

Liều dùng : 1-4g dạng sắc

*Lạc tiên

Tên khoa học: Passiflora foetida

Họ: Passifloraceae.

Bộ phận dùng: toàn cây trừ rẽ.

Hoạt chất: flavonoid, alkanoid.

Tính vị: đắng mát

Tác dụng,công dụng : chữa mất ngủ, tim hồi hộp.

*Muồng trâu

Tên khoa học: Cassia alata

Họ: Fabaceae.

Bộ phận dùng: lá, hạt.

Hoạt chất: anthraquinon

Tính vị : đắng mát

Tác dụng,công dụng : nhuận trường tẩy xổ, dùng ngoài trị hắc lào.

Liều dùng : nhuận 4-5g, tẩy 12g.

*Dành dành

Tên khoa học: Gardenia jasminoides

Họ: Rubiaceae

Bộ phận dùng : Quả

Hoạt chất: flavonoid, sắc tố đỏ ghạch, Iridoid glycocosid.

Tính vị : chua, mát

Tác dụng,công dụng : chữa viêm gan, vàng da, đại tiện ra máu, mun nhọt.

Liều dùng : 6-12g dạng sắc.

*Mạch môn

Tên khoa học: Ophiopogon japonicus

Họ: Liliaceae.

Bộ phận dùng : rễ củ

Hoạt chất: saponin, đường, chất nhày.

Tính vị : ngọt, ấm

Tác dụng,công dụng : chữa ho, long đờm, viêm phế quản, táo bón.

Liều dùng : 5-10g dạng sắc.

*Thiên môn

Tên khoa học: Asparagus lucidus

Họ: Liliaceae

Bộ phận dùng : rễ củ

Hoạt chất: saponin, đường acid amin

Tính vị : ngọt, ấm

Tác dụng,công dụng : chữa ho nhiều đờm, viêm họng, miệng khát, sốt.

Liều dùng : 6-12g dạng sắc.

*Thiên niên kiện

Tên khoa học: Homalomena occulta

Họ: Araceae

Bộ phận dùng : thân rễ

Hoạt chất: tinh dầu

Tính vị : đắng ấm

Tác dụng,công dụng : chữa thấp khớp, giúp mạnh gân xương.

*Húng chanh

Tên khoa học: Coleus amboinicus

Họ : Lamiaceae

Bộ phận dùng : lá

Hoạt chất: tinh dầu (thymol, cảvacrol)

Tính vị : Đắng ấm

Tác dụng,công dụng : chữa ho viêm họng,trừ đờm, giải cảm, ra mồ hôi.

Liều dùng : 10-20g dạng sắc, dùng tươi

*Cỏ tranh

Tên khoa học: Imperata cylindrica

Họ : Poaceae

Bộ phận dùng : Thân rễ

Hoạt chất: Đường, acid hữu cơ

Tính vị : ngọt mát

Tác dụng,công dụng : chữa bí tiểu tiện,phù thũng, đái buốt, đái dắt, tiểu tiện ra máu, sốt nóng, khát nước, sốt vàng da.

Liều dùng : 10-20g dạng sắc.

*Lá giấp cá

Tên thường gọi: Diếp cá

Tên khoa học : Houttuynia cordata

Tính vị : mát

Bộ phận dùng : thân lá

Công dụng: thanh nhiệt, chữa viêm khớp

Hoạt chất: tinh dầu (zingiberen) curcumin

Liều dùng : 10-20g dạng sắc, dùng tươi

*Mơ lông

Tên khác : Mơ tam thể

Tên khoa học : Paederia tomentosa

Họ : Rubiaceae

Bộ phận dùng: lá

thành phần hoá học: tinh dầu, alkaloid (paederin)

Công dụng: chữa lỵ, trực trùng, bí tiểu, giun đũa giun kim.

Liều dùng : 10-20g dạng sắc, dùng tươi

*Ngệ vàng

Tên khoa học: Curcuma longa

Họ: Zingiberaceae

Bộ phận dùng : thân rễ

Hoạt chất: tinh dầu (zingiberen) củcumin

Tính vị : Đắng ấm

Tác dụng,công dụng : chữa viêm loét dạ dày, làm mau lên da non các vết thương, thông mật.

Phần 3: Kết luận- kiến nghị

Trước tiên em xin chân thành cám ơn Khoa Dược Trường Cao Đẳng Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện cho chúng em đi thực tế tại trạm y tế giúp em củng cố được một số kiến thức đã học ở trường:cách sắp xếp thuốc theo nguyên tắc 5 trống, 3 kiểm tra, 3 đối chiếu, sắp xếp theo từng nhóm bệnh, từng loại bào chế.

Trong quá trình thực tập tại trạm y tế em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức biết thêm một số biệt dược phối hợp thuốc đối với mọt số bệnh thường gặp.

Qua chuyến đi thực tập này em cũng đã tích lũy được một số kiến thức cơ bản:kỹ năng giao tiếp với khách hàng,hướng dẩn cho khách hàng cách sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, khám chữa bệh và phòng ngừa tiêm chủng...

Trong thời gian thực tập em cũng đã đóng góp cho cơ quan thực tập sắp xếp thuốc,cắt thuốc lẻ, dọn dẹp vệ sinh,lấy thuốc theo sự hướng dẫn, toa thuốc.

Ngoài những kỹ năng học hỏi và tích lũy được thì lúc đầu còn tồn tại những vấn đề cơ bản như vì mới vào trạm y tế nên em còn bỡ ngỡ chưa quen, thao tác công việc chậm chạp.

Để hoàn thành tốt chuyến đi thực tập này em rất cảm ơn những nhân viên ở trạm y tế đã tạo điều kiện giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình em trong suốt quá trình thực tập.Qua đó em cũng tích lũy học hỏi được nhiều kiến thức và nó là hành trang cho công việc sau này của em.Và cuối cùng em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập trung tâm y tế tại phan đăng lưu phường 7 quận phú nhuận (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w