Về phương diện trí lực

Một phần của tài liệu Đặc điểm người lao động Việt Nam (Trang 25)

3: CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY.

3.3Về phương diện trí lực

Ta thấy: Nguồn lao động ở nước ta hiện nay thiếu về số lượng lẫn chất lượng đối với lao động có trình độ cao, có chuyên môn nghiệp vụ. Một lực lượng lao động đông đảo có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao là đòi hỏi hàng đầu và là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH – HĐH và hội nhập của đất nước. Đi vào CNH - HĐH thì không có lĩnh vực hoạt động nào lại không đòi hỏi người lao động phải có trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật cao, nhất là lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tin học, tự động hóa và công nghệ sinh học hiện đại. Vì vậy, đòi hỏi mặt bằng dân trí của nguồn nhân lực phải cao và phải được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật. Và điều đó có thể thực hiện bằng cách cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hiện đại. Việc chuẩn bị đủ lực lượng lao động có chất lượng tốt hiện nay gắn liền với quyết tâm cao và bước đi đúng đắn của công cuộc cải cách hệ thống giáo dục, trong đó có hệ thống giáo dục đại học bằng các biện pháp cụ thể:

-Thứ nhất, tăng cường các nguồn lực cho giáo dục đào tạo thông qua nhiều hình thức tích cực khác nhau, mở rộng các trường dạy nghề, các ngành nghề đa dạng, đào tạo theo chiều rộng và cả chiều sâu để tăng về quy mô số lượng lao động có trình độ cao, nghĩa là làm giảm bớt đi ít nhiều lao động có trình độ tay nghề kém ( mà Việt Nam hiện nay dư thừa do có nguồn lao động dồi dào _dân số trong độ tuổi lao động cao ).

-Thứ hai, hiện đại hoá chương trình và nội dung, phương pháp dạy, học theo hướng gắn với nhu cầu thực tế của thị trường lao động (trong nước và ngoài nước) và lấy người học làm trung tâm, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong dạy và học, gắn giáo dục, đào tạo với thực tiễn. Mở rộng việc dạy và nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ngay từ cấp giáo dục phổ thông, hướng tới đạt được mục tiêu sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, phần lớn học sinh có thể sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường hoặc tiếp tục theo học tiếp ở trình độ cao hơn bằng ngoại ngữ.

-Thứ ba, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên các cấp từ giáo dục phổ thông đến dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học, đảm bảo về số lượng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ và có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, đủ năng lực tạo ra những chuyển biến tích cực, tiến bộ về chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế xây dựng đất nước, học tập của người dân trong điều kiện hội nhập quốc tế. Có chính sách sử dụng và đãi ngộ đúng giá trị nguồn nhân lực được đào tạo, trọng dụng người tài...

-Thứ tư, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới công tác quản ly giáo dục.

Một phần của tài liệu Đặc điểm người lao động Việt Nam (Trang 25)