Biến đổi nhiệt độ đô thị giai đoạn 1993-2009

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa nhiệt độ đô thị và quá trình đô thị hóa, nhiệt độ đô thị và lớp phủ thực vật của thành phố Hà Nội (Trang 49)

Nhìn chung, phân bố nhiệt độ bề mặt trên 4 ảnh tập trung nền nhiệt độ cao ở các quận nội thành. Khu vực rừng quốc gia Ba Vì, Tam Đảo và các khu vực cây xanh đất nông nghiệp có nền nhiệt độ thấp hơn.

Nhiệt độ lớn hơn 25-30o C tập trung chủ yếu ở các khu đô thị, khu vực dân cƣ thiếu cây xanh hoặc với mật độ cây xanh thƣa thớt hay các khu vực đất trống khô. Do tính chất của vật liệu bề mặt (bê tông, đá, nhựa đƣờng…) của những nơi này mang tính dẫn nhiệt cao, hấp thu nhiệt tốt và nhanh, nhƣng quá trình bốc thoát hơi nƣớc lại kém bởi bề mặt không thấm, nên thông lƣợng nhiệt hiện luôn luôn cao hơn so với những vùng có cây xanh hay đất ẩm ƣớt.

Khoảng giá trị 20-25oC tập trung ở các khu vực cây xanh, đất nông nghiệp. Thấp hơn 20oC là khu vực rừng quốc gia. Riêng mặt nƣớc thể hiện giá trị nhiệt độ gần nhƣ là hằng số ở những khu vực chất lƣợng nƣớc tốt, các khu vực với chất lƣợng nƣớc thay đổi thì nhiệt độ bề mặt cũng thay đổi tùy thuộc vào lƣợng thực vật, phù du hoặc chất thải rắn lơ lửng trên mặt nƣớc. Trên 4 năm ảnh cũng cho giá trị nhiệt độ mặt nƣớc trung bình khác nhau: năm 1993 ≈ 19, 2 oC,

1999 ≈ 19,7 oC, 2005 ≈ 23,9oC và 2009 ≈ 24,2o

51

Hình 3. 5: Bản đồ phân bố nhiệt độ bề mặt đô thị TP Hà Nội trên 4 năm ảnh vệ tinh tại thời điểm chụp

52

Ở cả 4 ảnh, khu vực nội thành vẫn luôn luôn thể hiện nền nhiệt độ cao hơn xung quanh. Đồng thời, khi so sánh các ảnh phân bố MKT và nhiệt độ bề mặt, nền nhiệt độ cao này đều tập trung ở các khu vực có phủ các MKT dày đặc. Điều này có thể cho thấy hệ quả rõ ràng của việc “nóng ấm” từ nguyên nhân “đô thị hóa”.

Kết quả phân bố này cho biết thông tin giữa nhiệt độ bề mặt và lớp phủ thực vật trên một khu vực nghiên cứu có mối quan hệ không gian với nhau thông qua các đặc tính nhiệt của vật chất. Do đó, sản phẩm kết quả nhiệt độ bề mặt từ dữ liệu viễn thám sẽ hữu ích cho việc phát hiện thực phủ cũng nhƣ đánh giá biến động trong nghiên cứu đô thị hóa qua đặc tính các bề mặt không thấm.

Bảng 3. 1: Thống kê nhiệt độ bề mặt trung bình vào các thời điểm ảnh vệ tinh ghi nhận

Thời gian Nhiệt độ (oC)

27-12-1993 19.75

20-12-1999 21.47

9-10-2005 25.44

5-11-2009 25.85

Hình 3. 6: Xu hƣớng nhiệt độ bề mặt trung bình toàn TP Hà Nội theo 4 năm ảnh vệ tinh 1993, 1999, 2005 và 2009

53

Hình 3. 7: Xu hƣớng nhiệt độ bề mặt trung bình khu vực nội đô theo 4 năm ảnh vệ tinh 1993, 1999, 2005 và 2009

Khảo sát 4 năm ảnh vệ tinh cho toàn thành phố Hà Nội vào các năm chụp ảnh 1993, 1999, 2005 và 2009, cho thấy nhiệt độ bề mặt trung bình toàn thành phố có xu hƣớng tăng dần theo thời gian từ 19,75oC vào năm 1993 tăng lên 25,85oC vào cuối năm 2009. Xét trong giai đoạn 1993-2009, chuỗi số liệu đƣợc ƣớc lƣợng theo đƣờng hồi quy tuyến tính để xem xu hƣớng nhiệt độ bề mặt toàn TP Hà Nội. Đƣờng biểu diễn thể hiện theo phƣơng trình y = 0.4176x - 812.68. Hệ số độ dốc dƣơng 0.41 cho thấy nhiệt độ bề mặt tăng khoảng 0.41oC mỗi khi tăng đơn vị thời gian là 1 năm. Trong khi đó, nếu chỉ xét chuỗi số liệu trong khu vực nội đô thì đƣờng xu thế nhiệt độ bề mặt trung bình khu vực này có độ dốc cao hơn và đƣợc biểu diễn theo phƣơng trình y = 0.4914x - 958.72, tƣơng tự có thể ƣớc lƣợng nhiệt độ bề mặt tăng khoảng 0.49oC mỗi khi tăng 1 đơn vị thời gian năm. Kết quả này cho thấy khu vực đô thị đã đóng góp phần lớn vào nền nhiệt độ cao trung bình cho toàn thành phố.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa nhiệt độ đô thị và quá trình đô thị hóa, nhiệt độ đô thị và lớp phủ thực vật của thành phố Hà Nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)