Tổ Chức:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH cao su Thái Dương Tương Lai (Trang 53)

- Cơ cấu quản lý của công ty theo mô hình cơ cấu quản lý theo chức năng. Đặc điểm của cơ cấu quản lý theo chức năng là phân công theo đơn vị riêng biệt, Người lao động ở mỗi đơn vị có chức năng như người lãnh đạo thực tiễn. Người lãnh đạo có chức năng quản lý và có trách nhiệm hoàn toàn về các kết quả đạt được thuộc các chức năng quản lý.

Tổ chức quản lý của công ty là sự kết hợp của chức năng quản lý của công ty kinh doanh xuất nhập khẩu với các chức năng thực hiện sản xuất.

- Công ty tiến hành quản lý tập trung về vốn, Giám đốc ủy quyền một số lĩnh vực cho Phó giám đốc.

1.23 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: 1.23.1 Ban giám đốc:

- Là trung tâm trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị.

- Giám đốc là người đại diện cho cán bộ công nhân viên quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty, là người có quyền ra quyết định về các hoạt động mua bán và cũng là người chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty trước pháp luật.

- Giám đốc có quyền ủy quyền cho cấp dưới nhưng phải chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của người thụ quyền trong việc ủy quyền. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, trực tiếp chỉ huy cấp dưới như: bộ phận kế toán, bộ phận kỹ thuật sản xuất, …

- Phó giám đốc phụ trách thường trực đồng thời thay mặt giám đốc giải quyết các công việc về hoạt động kinh doanh, mua bán của công ty khi giám đốc vắng mặt và phải chịu trách nhiệm về công việc được giao.

1.23.2 Bộ phận mua hàng, xuất nhập khẩu:

- Cung cấp vật tư, hàng hóa bảo đảm cho mọi hoạt động của công ty được liên tục. Đặt hàng mua hàng đảm bảo chất lượng với giá thấp nhất.

- Làm thủ tục xuất khẩu, giao nhập hàng hóa xuất nhập khẩu, quản lý hệ thống kho,xuất khẩu cao su và hóa chất.

- Tham khảo và cung cấp cho giám đốc về giá cả thị trường của các mặt hàng nhập hàng hóa, đề xuất những ý kiến trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa để phục vụ cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

1.23.3 Bộ phận bán hàng:

Tìm khách hàng lập hợp đồng kinh tế và thực hiện hợp đồng đã ký kết với khách hàng hoặc các đơn đặt hàng. Đồng thời phải tìm hiểu nghiên cứu thị trường và khai thác bán hàng nội địa.

1.23.4 Bộ phận kế toán:

Quản lý tài sản vật tư, tiền vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý tài sản cho công ty.

Thực Tập Tốt Nghiệp

Thực hiện tốt các qui định về kế toán, các chế độ hạch toán nhằm hình thành sự thống nhất về hệ thống kế toán của công ty.

Đào tạo, bố trí nhân viên theo dõi, ghi chép chứng từ, sổ sách chính xác và hạch toán đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty.

Lập các báo cáo tài chính, nộp thuế đúng qui định, tổng hợp các kết quả kinh doanh để báo cáo với giám đốc.

Lập kế hoạch đảm bảo nguồn vốn của kinh doanh theo yêu cầu của công ty, quản lý vốn, thu hồi nợ, trả nợ, …

1.23.5 Bộ phận nhân sự:

- Quản lý nhân sự, lập kế hoạch lao động, thảo các văn bản quyết định nhân sự của công ty, quản lý thời gian làm việc của toàn bộ cán bộ, công nhân viên của công ty.

- Thực hiện việc chi trả lương, các chế độ chính sách theo Bộ luật Lao động.

- Đảm bảo 100% cán bộ - công nhân viên được tham gia chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn.

- Thực hiện phòng cháy chữa cháy, nhằm giúp công ty tránh được những thiệt hại có thể xảy ra.

- Thực hiện ký kết hợp đồng lao động cho người lao động.

- Đề xuất với ban giám đốc giải đáp các thắc mắc của người lao động trong công ty. Cú kế hoạch đào tạo nhân viên có năng lực để phục vụ cho hoạt động của công ty ngày càng phát triển hơn, cũng như khen thưởng hay kỷ luật.

1.23.6 Bộ phận sản xuất:

Có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm đơng theo các hợp đồng các đơn đặt hàng đã ký như: quy cách phẩm chất, số lượng, mẫu mã.

1.23.7 Bộ phận QC (kiểm tra chất lượng)

Khi thành phẩm hoàn thành cũng như nguyên liệu mua vào thì nhân viên QC phải kiểm tra chất lượng theo đúng tiêu chuẩn của lô hàng mới nhập kho.

1.23.8 Bộ phận bảo trì:

Khi thiết bị máy móc bị hư hỏng hay máy móc mới mua về thì nhân viên viên bảo trì có nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa, lắp đặt. Định kỳ phải bảo dưỡng máy móc, thiết bị nhằm tránh những hư hỏng bất thường xảy ra.

1.23.9 Tổ chức trong phân xưởng sản xuất:

 Khu vực sản xuất chia thành 3 bộ phận chính: - Bộ phận cán

- Bộ phận đùn - Bộ phận lưu hoá

Ngoài ra còn khâu hoàn tất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoàn thiện đóng gói.

1.23.10 Bộ phận cán:

- 1 máy trộn kín:1 công nhân đứng máy - 2 máy trộn hở:2 công nhân/1 máy - Bộ phận đùn:4 công nhân

1.23.11 Bộ phận lưu hoá:

- 46 máy ép (máy lớn có 4 mâm ép, máy nhỏ có 2 mâm ép), mỗi công nhân có thể ép 1máy hay nhiều máy phụ thuộc vào thời gian lưu hoá của sản phẩm và số khuôn trong 1 lần ép, có nghĩa là đối với những sản phẩm cần thời gian lưu hoá dài thì công nhân có thể ép nhiều khuôn, nhiều máy.

- Cách bố trí trong phân xưởng sản xuất (tham khảo trong mặt bằng nhà máy)

1.23.12 Cách tổ chức sản xuất:

- Công ty hoạt động liên tục 24/24 ngày làm 3 ca, mỗi ca 8 tiếng. - Đổi ca:1-3-2-1

- Sau 1 tuần công nhân sẽ thay ca làm việc . - Tổ chức kiểm tra chất lượng:

Thực Tập Tốt Nghiệp

1.23.13 Quy trình kiểm tra (theo quy trình công nghệ)

Theo quy trình trên, mỗi công đoạn được kiểm tra theo 1 tiêu chuẩn do công ty đặt ra.

NVL nhập về

Kiểm tra Nhập kho NVL

Xuất bộ phận sx Cân phối liệu

Cán Tạo phôi

Ép lưu hóa Hoàn thiện Phân lô + đóng gói

Kiểm tra lô Nhập kho thành

phẩm Xuất bán hàng Kế hoạch mua hàng

Hướng dẫn kiểm tra ngoại quan RQ14 Hướng dẫn tồn trữ + bảo quản Sơ đồ kho Kế hoạch sx/tuần Kế hoạch cán Thông số cán – FP07 Kế hoạch tạo phôi Thông số tạo phôi FP21 Kế hoạch ép

Thông số ép FPQ.6 Khâu hoàn thiện

Hướng dẫn phân lô + đóng gói RQ10

Hướng dẫn kiểm tra lô RQ07

Tchuẩn SP.FQ01 Hướng dẫn bảo quản

Lệnh giao hàng FB10

Phiếu kiểm tra ngoại quan FB08

Phiếu nhập kho FB09 Phiếu xuất kho FB09 Phiếu bàn giao Phiếu kiểm tra cân FM card; Báo cáo cán Phiếu bàn giao keo

Preforming card; Báo cáo đùn Phiếu bàn giao phôi

Product card; Báo cáo ép Biểu kiểm soát quy trình ép FQ07Finishing card; Báo cáo

hoàn thiện; Phiếu đề nghị kiểm tra lô-FQ10 Phiếu kiểm tra lô FQ04 Giấy báo nhập kho Phiếu nhập kho FB09

Phiếu xuất kho SP Hình 4.2. Sơ đồ quy trình kiểm tra (theo quy trình công nghệ) Đơn pha chế - FP03

Tổ chức kiểm tra: 1 ca /1 lần, có người kiểm tra từ khâu đầu đến cuối.

Trong quá trình sản xuất, quản đốc, nhân viên kỹ thuật, nhân viên QC đều tham gia kiểm tra, nếu có lỗi sản phẩm sẽ khắc phục ngay. Do đó quy trình kiểm tra rất chặt chẽ, tuy nhiên chủ yếu kiểm tra bằng ngoại quan, kinh nghiệm nên các lỗi bên trong khó nhận thấy.

Sản phẩm lỗi nếu khắc phục được sẽ chuyển sang khâu khắc phục lỗi, có bộ phận chuyên thực hiện việc khắc phục này.

Thực Tập Tốt Nghiệp

Kinh Tế Kỹ Thuật

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH cao su Thái Dương Tương Lai (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w