Nền tảng triết lý, nguyên tắc đạo đức nghề CTXH

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn công tác xã hội (Trang 26)

1. Triết lý nghề công tác xã hội

Dưới đây là những quan điểm triết lý của công tác xã hội về con người: - Con người là mối quan tâm hàng đầu của xã hội

- Giữa cá nhân và xã hội có sự phụ thuộc tương hỗ - Cá nhân và xã hội phải có trách nhiệm với nhau

- Mỗi người cần được phát huy tiềm năng của mình và thực hiện nhiệm vụ của mình đối với xã hội thông qua sự tích cực tham gia

- Xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để cá nhân khắc phụ trở ngại, phát huy tiềm năng bởi chính những trở ngại đó làm mất cân bằng trong quan hệ cá nhân và môi trường xã hội.

Giá trị nghề công tác xã hội

- Để ứng phó với những khó khăn và trở ngại của cuộc sống, cũng như phát huy tiềm năng của mỗi người, con người cần có những hỗ trợ cần thiết.

- Mỗi người đều có nét khác biệt, vì vậy trong khi làm việc cần có sự tôn trọng tính cách mỗi người.

- Mọi người đều có quyền tự do, miễn sao sự tự do đó không xâm phạm quyền của những người khác; vì vậy, khi làm việc cần khích lệ tính tự chủ, tự quyết ở mỗi người (khả năng tự thân vận động).

- Cả cá nhân và xã hội cần có hiểu rõ, thống nhất các quan điểm trên và có trách nhiệm qua lại lẫn nhau. Xã hội cần tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho mọi công dân được tham gia và đóng góp. Mọi công dân cũng phải có trách nhiệm tham gia và đóng góp một cách tích cực trở lại trong quá trình thực hiện.

2. Các nguyên tắc thực hành CTXH

- Chấp nhận đối tượng

- Tạo điều kiện để đối tượng tham gia giải quyết vấn đề - Tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng

- Đảm bảo tính khác biệt của mỗi trường hợp

- Đảm bảo tính riêng tư, kín đáo các thông tin về trường hợp của đối tượng

- NVXH tự ý thức về bản thân

- Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp trong làm việc với các đối tượng

Bài 2

MỘT SỐ LÝ THUYẾT NỀN TẢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA CÔNGTÁC XÃ HỘI TÁC XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn công tác xã hội (Trang 26)