Nguồn nhân lực của Trạm và đội ngũ CBKN cơ sở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các hoạt động khuyến nông đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại xã quân chu (Trang 31)

Nguồn nhân lực của trạm được chia theo hai cấp là: CBKN của Trạm và CBKN cơ sở, phân theo trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo và giới tính. Thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.1: Thực trạng lực lượng cán bộ khuyến nông tham gia hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Đại Từ năm 2011

STT Chỉ tiêu

Cán bộ trạm

khuyến nông Cán bộ khuyên nông cơ sở Số lượng

(người) Cơ cấu(%) Số lượng(người) Cơ cấu(%)

Tổng số 16 100 26 100

I Trình độ đào tạo

1 Đại học 14 87,50 11 42,31

2 Cao đẳng 2 12,50 10 38,46

3 Trung cấp 0 0,00 5 19,23

II Chuyên ngành đào tạo

1 Trồng trọt 4 25,00 9 34,62 2 Chăn nuôi - thú y 4 25,00 8 30,77 3 Lâm nghiệp 1 6,25 4 15,38 4 Kinh tế 3 18,75 0 0,00 5 Thủy sản 0 0,00 0 0,00 6 Khuyến nông 2 12,50 0 0,00 7 Ngành khác 0 0,00 5 19,23 8 Kế toán 1 6,25 0 0,00 9 Văn phòng 1 6,25 0 0,00 III Giới tính 1 Nam 7 43,75 14 53,85 2 Nữ 9 56,25 12 46,15

Về trình độ đào tạo: Đội ngũ CBKN của Trạm có trình độ đào tạo cao, trong đó trình độ đại học chiếm 87,50%, trình độ cao đẳng chỉ chiếm 12,50% tổng số CBKN của Trạm. Đối với CBKN cơ sở thì hầu hết đã có bằng cấp, trong đó, đại học chiếm 42,31%, cao đẳng chiếm 38,46%, còn lại là cán bộ trung cấp chiếm 19,23%. Như vậy về cơ bản Trạm đã hoàn thành công tác chuẩn hóa hệ thống khuyến nông theo nghị định 56/CP được ban hành năm 2005. Qua tổng hợp phiếu điều tra thấy rằng, đa phần đội ngũ CBKN của Trạm công tác trên 6 năm chiếm 71,43% tổng số CBKN của Trạm nên có nhiều năng lực và kinh nghiệm, có lòng nhiệt tình cao, hăng say trong công việc. Đồng thời yếu tố về giới của CBKN đã tương đối cân bằng.

Về chuyên ngành đào tạo: Sự mất cân đối về cơ cấu ngành đào tạo của đội ngũ CBKN của Trạm tương đối lớn, số cán bộ có chuyên môn về trồng trọt và chăn nuôi chiếm 25%, về kinh tế chiếm 18,75%, về khuyến nông chiếm 18,75%, chưa có cán bộ chuyên ngành thủy sản, ngoài công việc ở Trạm ra thì mỗi CBKN phải phụ trách, theo dõi 2 - 3 xã.

Sự mất cân đối về cơ cấu ngành ở CBKN cơ sở càng rõ rệt hơn, không có cán bộ được đào tạo chuyên ngành về kinh tế, thủy sản, khuyến nông mà chỉ có 34,62% cán bộ chuyên ngành trồng trọt, 30,77% được đào tạo về chuyên ngành chăn nuôi, 15,38% là chuyên ngành lâm nghiệp, còn lại là chuyên ngành khác. Qua đó chúng ta thấy được nguồn nhân lực về CBKN của huyện còn chưa đồng đều về các chuyên ngành, một số CBKN phải làm việc chéo xã mà đường xá đi lại còn khó khăn, kinh phí hoạt động thấp nên công tác khuyến nông còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao, một số CBKN cơ sở lại là cán bộ kiêm nhiệm một lúc nhiều công việc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của các hoạt động khuyến nông đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại xã quân chu (Trang 31)