C. Phần tập làm văn:
3. Lập dàn ý: A Mở bài:
A. Mở bài: Cách 1.
- Bằng Việt thuộc các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, dung dị, thiên về việc khai thác những kỉ niệm và ước mơ của tuổi thơ… qua đó thể hiện những tình cảm rộng lớn yêu thương. Tiêu biểu cho hồn thơ ông là bài thơ “Bếp lửa”- một trong những thành công đáng kể nhất.
- Bài thơ viết năm 1963 – khi tác giả đang là sinh viên du học tại Liên Xô. Trong hoàn cảnh sống xa quê hương, xa người thân, những kỉ niệm về tuổi thơ, về quê hương có điều kiện được ươm mầm, nảy nở. Qua dòng thơ hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận, nhà thơ giúp ta
cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình - người cháu – và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.
Cách 2: Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp đẽ, thân thương và
chứa chan tình nghĩa. Bởi vì những kỉ niệm ấy thường gắn bó với những người ruột thịt, gần gũi: mẹ ta, cha ta, anh chị em, ông bà, bè bạn. Với Bằng Việt, kỉ niệm về tình bà cháu chắc là sâu nặng lắm, thân thiết lắm mới khơi nguồn cho dòng cảm xúc, ấm lòng, để sáng tạo một bài thơ đặc sắc: Bếp lửa. Có thể đấy là những kỉ niệm riêng của nhà thơ, song đọc bài thơ, chúng ta vẫn được sưởi chung với ông hơi lửa của tình người giàu ân nghĩa, một bếp lửa kì diệu và thiêng liêng!
B. Thân bài: