Thử nghiệm thiết bị giao thông

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lạnh - Chương 1 (Trang 40 - 42)

- Cung thể thao Kín Gián tiếp 30x61=1830 Sân vận động mùa

1. Thử nghiệm thiết bị giao thông

Nhiều thiết bị giao thông đòi hỏi tiến hành thử nghiệm trong các phòng đặc biệt với các điều kiện nhiệt độ, độẩm có thể thay đổi theo yêu cầu thử nghiệm.

Ví dụ như phòng thí nghiệm toa tàu hỏa.

Nhiệt độ của phòng thử nghiệm phải tương ứng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất bên ngoài trời ở Việt Nam là 0 đến +60oC và cho các tàu quốc tế từ -40 đến +50oC. Ngoài ra trong phòng còn có thể tạo ra các điều kiện mưa gió để thử nghiệm độ kín và khả năng hoạt động của các cửa sổ, cửa ra vào và các thiết bị khác trên tàu trong mọi điều kiện thời tiết. Đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao bên ngoài

phải thử nghiệm tình trạng hoạt động của hệ thống lạnh, điều hoà trên tàu.

Các thử nghiệm các phương tiện giao thông khác trên bộ bao gồm thử nghiệm tính chất khí động ở tốc độ cao, các đặc tính của động cơ hoạt động ở nhiệt độ cao nhất và thấp nhất ngoài trời. Nhiệt độ phòng có thểđiều chỉnh giữa +70oC và -50oC, tốc độ không khí đạt 200 km/h (ngang tốc độ ôtô). Phòng thử nghiệm cần có hệ thống làm lạnh công suất lớn, nhằm thải nhiệt qua kết cấu bao che, nhiệt do động cơ ôtô gây ra và nhiệt do quạt tuần hoàn gió tỏa ra. Để tạo ra lưu lượng không khí lớn tuần hoàn với tốc độ lớn cần có quạt công suất rất lớn nên nhiệt thải ra từ động cơ quạt rất cao. Công suất quạt có thể lên tới vài ngàn kW.

Để tuần hoàn không khí người ta sử dụng quạt trục vít, đường kính đạt đến 10m hoặc lớn hơn. Trở lực dòng chảy không vượt quá 25mbar. Đối với các ôtô lạnh cần phải nghiên cứu sự truyền nhiệt qua vách cách nhiệt và các cửa cách nhiệt ở các tốc độ khác nhau và nhiệt độ khác nhau.

Đối với việc thiết kế, chế tạo máy bay việc thử nghiệm các tải cơ và nhiệt hoặc tải động và tĩnh là rất cần thiết. Máy bay đặc biệt máy bay siêu âm chịu tải nhiệt rất lớn bởi vì nhiệt độ bề mặt máy bay thay đổi rất nhanh. Khi cất cánh giả sử máy bay có nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường là 30oC, nhưng chỉ sau vài phút nhiệt độ bề mặt do ma sát với không khí có thể lên tới 150oC. Khi hạ cánh nhiệt độ thay đổi ngược lại. Bởi vì nhiệt độ trong máy bay thay đổi chậm, thậm chí không thay đổi do được điều hoà không khí, hiệu nhiệt độ lớn đó tạo ra các ứng lực thay đổi. Các ứng lực này là nguyên nhân gây ra hiện tượng mỏi của vật liệu chế tạo. Đối với máy bay vận tải dân dụng tuổi thọđòi hỏi cao hơn nhiều so với máy bay quân sự.

Để thử nghiệm sự vận hành của máy bay Concorde Anh và Pháp đã xây dựng một phòng thử nghiệm thay đổi nhiệt độ. ở đây có thể tiến hành cả thí nghiệm cơ học và nhiệt học trong đó nhiệt độ không khí có thể điều chỉnh từ 150oC đến -35oC. Thiết bị lạnh bao gồm một phần là máy nén piston, công suất 3.800 kW ở nhiệt độ bay hơi -1oC và nhiệt độ ngưng tụ +35oC, một phần là máy nén ly tâm với công suất lạnh 4.200 kW ở nhiệt độ bay hơi -62oC trong đó amôniắc là

môi chất lạnh đồng thời là chất tích lạnh. Để làm nóng nhanh không khí người ta sử dụng một calorife cho nước nóng 180oC chảy qua. Các vệ tinh nhân tạo bay trên quỹ đạo cũng chịu tác động rất lớn của nhiệt độ. Ban đêm, nhiệt độ xuống -170oC và ban ngày nhiệt độ lên tới 100oC. Để thử nghiệm khả năng chịu nhiệt độ thay đổi của vệ tinh người ta xây dựng phòng thử nghiệm vũ trụ, trong đó các điều kiện làm việc của vệ tinh được mô phỏng. Do yêu cầu chân không cao trong phòng thí nghiệm nên không có thành phần đối lưu và dẫn nhiệt. Việc nâng và hạ nhiệt độ vệ tinh được thực hiện bằng bức xạ nhiệt.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật lạnh - Chương 1 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)