Kết quả nghiên cứu soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần di truyền phân tử và đột biến gen để kiểm tra đánh giá chất lượng sinh viên khoa sinh KTNN, đại học sư phạm hà nội 2 (Trang 28)

Chúng tôi đã tiến hành soạn thảo 100 câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng/sai tƣơng ứng với hai nội dung kiến thức di truyền phân tử và đột biến gen. Nội dung câu hỏi nhƣ sau:

Câu 1. Một nhà hóa sinh học đã tiến hành phân lập và tinh sạch đƣợc các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra nhƣng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thƣờng, một mạch kết cặp với nhiều phân đoạn ADN có chiều dài gồm vài trăm nucleotit. Nhà hóa sinh học này đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần…

A. ADN polimeraza. B. ADN ligaza.

C. nucleotit. D. okazaki.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây về đột biến gen là đúng? A. Đa số đột biến gen là đột biến thay thế một cặp nucleotit.

B. Đột biến gen thƣờng trung tính nhƣng khi biểu hiện ra kiểu hình thƣờng có hại.

C. Đột biến gen thƣờng xuất hiện đồng loạt trên các cá thể có cùng điều kiện sống.

D. Tất cả các đột đột biến gen đều là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng về ADN?

A. ADN đặc trƣng cho từng cá thể bởi thành phần, số lƣợng và trật tự sắp xếp các nucleotit.

B. ADN có thể gồm một mạch polinucleotit hoặc hai mạch polinucleotit. C. ADN cấu tạo bởi protein liên kết với axit nucleic.

Câu 4. Khi nói về cơ chế đột biến gen, kết luận nào sau đây là đúng?

A. Nguyên nhân chủ yếu của đột biến gen là do sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN.

B. Không có đột biến gen thì sẽ không có biến dị tổ hợp.

C. Đột biến gen là nguồn biến dị di truyền nhiều nhất trong quần thể.

D. Đột biến gen có thể làm cho cấu trúc chuỗi polipeptit không thay đổi nhƣng lại làm thay đổi tốc độ phiên mã của gen.

Câu 5. Nhận định nào sau đây về hậu quả của đột biến gen là đúng?

A. Đột biến gen thƣờng làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi polipeptit do gen đó mã hóa.

B. Đột biến gen ở vùng intron trong gen phân mảnh không làm ảnh hƣởng đến chuỗi polipeptit.

C. Đột biến gen ở mã kết thúc có thể không làm thay đổi cấu trúc chuỗi polipeptit.

D. Đột biến gen làm thay đổi mã mở đầu dẫn đến mARN không dịch mã đƣợc.

Câu 6. Khi so sánh gen trong tế bào chất và gen trong nhân, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.Tần số đột biến gen trong tế bào chất cao hơn tần số đột biến gen trong nhân. B. Gen trong tế bào chất không có intron, cho nên khi xảy ra đột biến gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với gen trong nhân.

C. Đột biến gen trong tế bào chất có thể không đƣợc di truyền cho thế hệ sau vì vậy không ảnh hƣởng đến sức sống của cơ thể ở thế hệ sau.

D. So với gen trong nhân, đột biến gen trong tế bào chất ít ảnh hƣởng đến cấu trúc chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp.

Câu 7. Khi nói về vai trò của đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến gen làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

nhƣng nhờ giao phối tự do mà tần số đột biến gen ngày càng cao.

C. Đột biến gen xuất hiện đơn lẻ ở một vài cá thể nhƣng đối với các cá thể cùng môi trƣờng sống chúng đều xuất hiện theo một hƣớng nhất định.

D. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên.

Câu 8. Yếu tố trình tự có ở promoter của sinh vật nhân thật là …

A. hộp TATA. B. các trình tự khởi đầu phiên mã. C. các đảo CpG. D. các trình tự enhancer.

Câu 9. Đột biến gen có thể xảy ra trong giai đoạn phiên mã hoặc sau phiên mã. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Sau khi phiên mã ra mARN, việc cắt bỏ các intron nối các đoạn exon với nhau để tạo mARN trƣởng thành sẽ không xảy ra đột biến cấu trúc mARN. B. Nếu enzim cắt ghép không nhận ra vị trí cắt các intron thì dễ xảy ra đột biến sau phiên mã.

C. Việc cắt các intron nối các exon có thể tạo ra mARN quy định chuỗi polipeptit dài hơn hoặc ngắn hơn so với bình thƣờng.

D. Một gen bị đột biến làm mất bộ ba kết thúc sẽ không dịch mã tạo ra chuỗi polipeptit đƣợc.

Câu 10. Có một chuỗi polipeptit đƣợc tổng hợp từ một gen đột biến (dạng mất một cặp nucleotit). Để xác định gen đột biến này xảy ra ở vùng điều hòa hay vùng mã hóa của gen thì ngƣời ta có thể dùng cách nào?

A. So sánh chuỗi polipeptit do gen đột biến tổng hợp với chuỗi polipeptit bình thƣờng, từ đó xác định vị trí đột biến của gen.

B. Từ chuỗi polipeptit do gen đột biến tổng hợp, suy ra cấu trúc mARN rồi so sánh với mARN bình thƣờng.

C. Từ chuỗi polipeptit do gen đột biến tổng hợp, suy ra cấu trúc mARN sau đó dùng enzim phiên mã ngƣợc để tổng hợp lên gen đột biến và so sánh với gen bình thƣờng.

năng của chuỗi polipeptit bình thƣờng để từ đó xác định vị trí đột biến gen.

Câu 11. Một gen dài 510 nm, gen này bị đột biến ở một cặp nucleotit (đột biến điểm) trong vùng mã hóa của gen. Câu nào sau đây là đúng?

A. Số liên kết hidro có thể tăng lên hoặc giảm đi, chuỗi polipeptit do gen đột biến quy định có thể bị ngắn lại.

B. Chuỗi polipeptit do gen này quy định sẽ bị thay đổi cấu trúc.

C. Chức năng của protein do gen này quy định có thể không thay đổi chức năng. D. Các trƣờng hợp đột biến điểm đều làm thay đổi về thành phần và số lƣợng nucleotit của gen.

Câu 12. Kết luận nào dƣới đây là đúng?

A. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

B. Cùng một dạng đột biến gen, nếu xảy ra trong vùng mã hóa thì gây hậu quả lớn hơn so với vùng điều hòa.

C. Quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gen.

D. Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn đƣợc biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 13. Khi nói về chức năng của yếu tố sigma (σ) trong ARN polimeraza của E.coli, phát biểu nào dƣới đây là đúng?

A. Nó cần thiết cho sự kéo dài phiên mã.

B. Nó cần thiết cho sự nhận biết trình tự của promoter. C. Nó cần thiết cho sự kết thúc phiên mã.

D. Nó giữ ổn định phức hệ enzim lõi ARN polimeraza.

Câu 14. Hoạt động của ribosome bao gồm… A. hình thành liên kết peptit.

B. gắn đặc hiệu axit amin vào tARN.

D. đính kết mARN tại bộ ba mã bắt đầu dịch mã.

Câu 15. Hiện tƣợng nào sau đây liên quan đến quá trình hoàn thiện tiền - mARN ở tế bào eukaryote?

A. Lắp mũ đầu 3'. B. Gắn đuôi poly A.

C. Xén intron và nối các exon. D. Vận chuyển mARN ra tế bào chất.

Câu 16. Gen nhảy loại retrotransposon có đặc điểm nào sau đây? A. Chúng sao chép thông qua một phân tử ARN trung gian. B. Chúng sao chép nhờ enzim phiên mã ngƣợc.

C. Chúng có thể chứa intron.

D. Chúng không có vị trí cố định trên NST.

Câu 17. GTP đƣợc dùng trực tiếp ở giai đoạn nào của dịch mã?

A. Khởi đầu dịch mã. B. Kéo dài chuỗi.

C. Chuyển vị giữa các bộ ba liền kề trên mARN. D. Kết thúc dịch mã.

Câu 18. Trong quá trình dịch mã ở E.coli, …

A. sự khởi đầu dịch mã đƣợc bắt đầu bằng việc liên kết của tiểu phần nhỏ ribosome vào vị trí RSB trên mARN.

B. sự khởi đầu dịch mã diễn ra khi trình tự Shine-Dalgarno trên mARN kết cặp bổ sung với trình tự rARN 23S thuộc tiểu phần nhỏ của ribosome.

C. cả bƣớc khởi đầu dịch mã và kéo dài chuỗi đều dùng năng lƣợng từ GTP. D. sự kết thúc dịch mã xảy ra khi ribosome nhận ra bộ ba mã kết thúc dịch mã với sự hỗ trợ của EF-Tu.

Câu 19. Các thành phần tham gia vào sự liên kết giữa ARN polimeraza và promoter ở E. coli đó là …

A. yếu tố rho. B. trình tự liên ứng -10 và -35.

C. các đảo CpG. D. các tiểu phần β và β’ của ARN polimeraza.

Câu 20. Hộp TATA ở sinh vật nhân thật …

A. là một trình tự promoter của các gen đƣợc phiên mã bởi ARN polimeraza III.

35 cặp bazơ.

C. có ở tất cả các gen sinh vật nhân thật.

D. là vị trí ARN polimeraza II liên kết vào ADN để khởi đầu phiên mã.

Câu 21. Trong mô hình Operon Lac, protein CAP có đặc điểm nào sau đây? A. Đƣợc hoạt hóa bởi chất truyền tín hiệu thứ hai, ví dụ cAMP.

B. Gắn vào trình tự ADN ở đầu 5’ của Operon Lac (sau khi đƣợc hoạt hóa). C. Gắn vào trình tự ADN ở đầu 3’ của Operon Lac (sau khi đƣợc hoạt hóa). D. Là một protein đồng hình.

Câu 22. Có những gen đột biến có hại nhƣng vẫn đƣợc di truyền cho đời sau. Điều giải thích nào sau đây là đúng?

A. Những gen có hại biểu hiện muộn trong vòng đời, sau thời gian sinh sản mới gây chết.

B. Gen đột biến có hại là gen trội.

C. Gen đột biến có hại ở tế bào chất của con đực.

D. Gen đột biến có hại liên kết với gen có lợi nhƣng gen có lợi ƣu thế hơn.

Câu 23. Trong cơ chế hoạt động của các ARN can thiệp ở giun tròn, các phân tử ARN sợi kép ...

A. trực tiếp ngăn cản sự biểu hiện của gen qua kết cặp bổ sung với nó. B. thúc đẩy sự phân hủy của phân tử mARN đích.

C. thúc đẩy sự phân hủy protein đích. D. gây nên tất cả các hiệu ứng trên.

Câu 24. Phát biểu nào dƣới đây là đúng?

A. Các phân tử mARN ở tế bào nhân sơ và nhân nhân thật có các trình tự ở đầu 5’ và 3’ không đƣợc dịch mã.

B. Chỉ có mARN ở sinh vật nhân sơ đƣợc gắn đuôi poly A ở tận cùng đầu 3’. C. Ở sinh vật nhân sơ, sao chép ADN và phiên mã có thể diễn ra đồng thời. D. Ở sinh vật nhân thật, quá trình cắt các intron xảy ra trong nhân tế bào còn

quá trình hoàn thiện mARN thì xảy ra ở tế bào chất.

Câu 25. Ở sinh vật nhân thật, các protein cuối cùng đƣợc duy trì bên trong tế bào đƣợc vận chuyển tới đích bằng cách ...

A. đóng gói vào các nang tiết.

B. tạo phức với các SRP qua trình tự tín hiệu đầu N. C. vận chuyển kết hợp với biến đổi sau dịch mã.

D. sử dụng các trình tự liên kết đặc hiệu ADN của chúng.

Câu 26. Ở một loài động vật, xét 5 gen, mỗi gen quy định tổng hợp một loại protein có chức năng nhƣ sau:

Gen Chức năng của protein do gen quy định tổng hợp

Gen I Cấu trúc nên hoocmôn điều hòa sinh trƣởng của cơ thể Gen II Cấu tạo nên sợi ăctin của khung xƣơng tế bào

Gen III Hoạt hóa quá trình phiên mã của một gen khác

Gen IV Cấu trúc nên enzim xúc tác cho quá trình phân giải các chất hữu cơ Gen V Ức chế quá trình phiên mã của một gen khác

Gen cấu trúc là …

A. Gen I và gen II. B. Gen II và gen III. C. Gen IV. D. Gen V.

Câu 27. Operon Lac tìm thấy ở E.coli, mã hóa 3 enzim dùng để phân giải lactozơ. Ba enzim này đƣợc mã hóa bởi các gen Z, Y và A. Protein ức chế của operon Lac đƣợc mã hóa bởi gen I và gen I nằm ở locut tách biệt khỏi gen Z, Y, A. Lactozơ hoạt động nhƣ chất cảm ứng để dừng hoạt động của protein ức chế. Tình huống nào sau đây làm cho gen Z, Y và A đƣợc biểu hiện?

A. Nếu có một đột biến ở gen I và làm cho protein ức chế không gắn đƣợc vào đƣợc operator.

B. Nếu có một đột biến ở gen I và làm cho chất cảm ứng không gắn đƣợc vào protein ức chế.

C. Nếu có một đột biến ở vùng khởi động (promoter) và làm cho ARN polimeraza không gắn đƣợc vào promoter.

D. Nếu có xuất hiện lactozơ.

Câu 28.Trong các mô hình điều hòa hoạt động gen dƣới đây, mô hình nào là điều hòa hoạt động gen kiểu âm tính?

A. Lactozơ kích ứng hoạt động của operon Lac. B. Glucozơ ức chế hoạt động của operon Lac.

C. Tryptophan kìm hãm hoạt động của operon trp qua phiên mã dở. D. Sự thiếu hụt tryptophan kìm hãm hoạt động của operon trp.

Câu 29. Trong một tế bào vi khuẩn, một đột biến ở gen mã hóa aminoacyl - tARN synthetaza dẫn đến việc tARNSer đƣợc lắp ráp nhầm với Ala. Hậu quả của đột biến này trong tổng hợp protein là gì?

A. Trong quá trình tổng hợp protein, tARNSer không có khả năng vận chuyển Ala cũng nhƣ Ser.

B. Protein đƣợc tổng hợp mang Ser ở các vị trí vốn bình thƣờng là vị trí của Ala.

C. Protein đƣợc tổng hợp mang Ala ở các vị trí vốn bình thƣờng là vị trí của Ser.

D. Protein đƣợc tổng hợp ra chứa Ala và Ser một cách ngẫu nhiên tại các vị trí vốn bình thƣờng là vị trí của Ser.

Câu 30. Khi phagơ λ lây nhiễm vi khuẩn, một trong những họ mARN đầu tiên đƣợc tổng hợp có kích thƣớc ngắn, bắt đầu từ vị trí PL và mở rộng bao trùm qua gen N. Sau khi protein do gen N mã hóa đƣợc tổng hợp, phân tử mARN trở nên có kích thƣớc dài hơn, vẫn bắt đầu từ vị trí PL nhƣng vƣợt xa khỏi gen N. Gen N mã hóa cho …

A. một yếu tố chống kết thúc phiên mã hoạt động ngay bên ngoài gen N. B. một yếu tố sigma (σ) hoạt động trên các promoter mới nằm ngoài gen N. C. một yếu tố hoạt hóa promoter nằm ngoài gen N.

D. một loại protein làm tăng tính ổn định của phân tử mARN kích thƣớc dài.

Câu 31. Bazơ ở vị trí thoái hóa của một bộ ba mã hóa thƣờng là … A. bazơ thứ nhất (đầu 5’). B. bazơ thứ hai.

C. bazơ thứ ba (đầu 3’). D. adenine của bộ ba đó.

Câu 32. Yếu tố nào sau đây nhận ra các mã bộ ba UAG, UAA và UGA?

A. RF-1. B. IF-1, IF-2 và IF-3.

C. RF-2. D. EF-Tu, EF-Ts và EF-G.

Câu 33. Ở vi khuẩn, khả năng “cảm nhận” môi trƣờng thƣờng liên quan đến các protein điều hòa có khả năng nhận ra và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trƣờng xung quanh. Hệ thống đáp ứng này có thể liên quan đến các yếu tố hoặc quá trình nào sau đây?

A. Phosphoryl hóa các protein. B. Điều hòa sự phiên mã. C. Các protein màng tế bào. D. Điều hòa trƣớc phiên mã.

Câu 34. Thứ tự nào dƣới đây phản ánh đúng về các protein lần lƣợt tham gia vào sự khởi đầu phiên mã ở các gen sinh vật nhân thật đƣợc ARN polimeraza II (pol II) phiên mã?

A. TFIID, TFIIB, Pol II, TFIIH. B. Pol II, TFIID, TFIIB, TFIIH. C. TFIIB, Pol II, TFIIH, TFII. D. TFIID, TFIIH, TFIIB, Pol II.

Câu 35. Sự phiên mã gen X đƣợc điều khiển bởi yếu tố phiên mã A. Gen X chỉ biểu hiện khi A đƣợc phosphoryl hóa. Các số liệu biểu diễn mức độ phổ biến của yếu tố A và mức độ hoạt động của một enzim kinaza và một enzim phosphataza đặc trƣng với yếu tố A đƣợc nêu ở bảng dƣới đây:

Mô Yếu tố A Hoạt tính kinaza Hoạt tính phosphataza

Cơ + - -

Tim + + -

Từ số liệu trên có thể nhận định: gen X sẽ biểu hiện mạnh ở …

A. mô cơ. B. mô tim.

C. mô não. D. mô não và mô tim.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần di truyền phân tử và đột biến gen để kiểm tra đánh giá chất lượng sinh viên khoa sinh KTNN, đại học sư phạm hà nội 2 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)