Hàng loạt câu hỏi, câu cảm thán diễn tả tận cùng những cung bậc cảm xúc của ông Hai: Nỗi nhục nhã ê chề; Nỗi đau đớn tái tê; Sự ngờ vực chưa tin.

Một phần của tài liệu Bài giảng GA TU CHON VAN 9 Kỳ II (Trang 29 - 32)

Nỗi ám ảnh nặng nề, sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng nổi đau xót tủi hổ của ông.

Nhà văn đã miêu tả rất cụ thể, tinh tế, sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật (Những điều ấy không thể quan sát được ... chứng tỏ Kim Lân rất am hiểu thế giới nội tâm, đời sống tinh thần của người nông dân).

- Cuộc đấu tranh nội tâm ở ông Hai đã đưa ông đến một lựa chọn dứt khoát: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù". Tình yêu nước rộng lớn hơn,bao trùm lên tình cảm thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù". Tình yêu nước rộng lớn hơn,bao trùm lên tình cảm làng quê

+ Tâm sự với con để giãi bày lòng mình: Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dỗu; Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ. Tình yêu sâu nặng, bền vững và thiêng liêng đối với làng và Tổ quốc.

c. Khi nghe tin xấu được cải chính:

-Vui sướng, háo hức: khoe "Tây đốt nhà tôi rồi": Minh chứng cho làng ông trong sạch. Rất hạnh phúc khi làng mình là làng yêu nước.

Tình yêu làng quê gắn bó,thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.

2. Nhận xét, đánh giá về nhân vật ông Hai:

- Ông Hai là con người thuần phác, đôn hậu, có bản chất tốt đẹp; Trong trái tim ông tình yêu quê hương, đất nước hài hoà, nồng thắm, gắn bó và thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến. Vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai yêu làng Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam, tuy trình độ văn hoá thấp, nhưng đã có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc.

- Xây dựng nhân vật ông Hai tác giả đã khái quát lên được tình cảm yêu làng, yêu nước, thuỷ chung với CM, với kháng chiến của người nông dân Việt Nam buổi đầu kháng chiến chống Pháp.

Kết bài: - Tiếp tục khẳng định ý nghĩa của nghệ thuật diễn tả diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai

của Kim Lân.

* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà

- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT

- Chuẩn bị: Tiếp tục chuẩn bị cho tiết : Luyện viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện

(hoặc đoạn trích)

Bài chuẩn bị : Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện

ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đề thấy vẻ đẹp trong cách sống, tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật.

CHỦ ĐỀ 5 - LUYỆN VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ

TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Tiếp tục củng cố kiến thức về bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Các dạng nghị luận, cách làm bài nghị luận.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn, bài văn.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. * Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.

Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.

* Tổ chức cho HS luyện tập

- GV cho HS luyện tập qua bài tập:

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đề thấy vẻ đẹp trong cách sống, tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật.

- Hình thức luyện tập :

+ GV cho HS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý và chia nhóm cho HS viết các đoạn văn để có một bài văn hoàn chỉnh.

+ Đối vơí phần xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý GV cho HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà, cho HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt từng phần.

Gợi ý:

1. Tìm hiểu đề, tìm ý :

- Dạng bài : Nghị luận về tác phẩm truyện (về nhân vật trong truyện).

- Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp trong cách sống, tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa..

- Kiểu bài: Nghị luận phân tích kết hợp trình bày những cảm nhận riêng về nhân vật của người viết.

- Ý: Vẻ đẹp của anh thanh niên:

+ Vẻ đẹp của tấm lòng yêu đời, yêu nghề, yêu công việc.

+ Vẻ đẹp ở lòng hiếu khách, ở sự quan tâm chu đáo đến người khác. + Vẻ đẹp ở lòng khiêm tốn.

2. Dàn ý:

Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

- Dẫn ra vấn đề nghị luận kèm theo nhận xét, đánh giá của người viết.

Thân bài:

- Vẻ đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề.

+ Hoàn cảnh sống của anh thanh niên: là người cô độc nhất thế gian, sống một mình trên đỉnh Yên Sơn

+ Tính chất công việc: đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu khó như đo gió, đo nhiệt độ, đo mưa, .... + Quan niệm về công việc: "ta với công việc là đôi...", coi công việc là niềm vui. + Lo toan tổ chức cuộc sống khoa học, nề nếp, ngăn nắp (nuôi gà, trồng hoa, đọc sách) - Vẻ đẹp của lòng hiếu khách:

+ Nhiệt tình, hồ hởi đón khách: thái độ nhiệt tình với hoạ sĩ, cô kĩ sư trẻ,... + Say sưa kể về công việc và cuộc sống của mình ...

+ Tấm lòng nhân hậu, quan tâm, chu đáo với mọi người: biếu tam thất cho vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô gái trẻ,...

- Vẻ đẹp của lòng khiêm tốn:

+ Từ chối khi thấy hoạ sĩ vẽ mình: Thấy đóng góp của mình là nhỏ so với người khác. + Hào hứng giới thiệu cho hoạ sĩ những người đáng vẽ hơn mình.

Kết bài: Nhận xét, đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà

- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT

- Chuẩn bị: Tiếp tục chuẩn bị cho tiết : Luyện viết bài văn nghị luận đoạn thơ, bài thơ.

Bài chuẩn bị : Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của

CHỦ ĐỀ 5 - LUYỆN VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

Một phần của tài liệu Bài giảng GA TU CHON VAN 9 Kỳ II (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w