II. Cơ cấu tổ chức và phạm vi hoạt động của HaBuBank
3.1. Bảo lãnh
Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng tăng trưởng đều qua các năm. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng năm 2005 đạt 6,98 tỷ đồng tăng
154% so với năm 2004 ( Bảo lãnh nước ngoài nằm trong doanh số thanh toán quốc tế).
3.2.Dịch vụ thanh toán.
Dịch vụ thanh toán quốc tế tại HaBuBank được đánh giá là có chất lượng cao với tỷ lệ diện chuẩn được xử lý tự động đạt trên 98%, phương thức thực hiện nhanh chóng, linh hoạt, không có sai sót, nhầm lẫn đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Các cán bộ mảng thanh toán quốc tế thưc sự là niềm tự hào của HaBuBank. Trong
năm 2005, HaBuBank đã đươc trao giải thưởng về quản lý tiền tệ và thanh toán toàn cầu của City Group, HSBC và Union Bank ò California. Mặc dù doanh số năm 2005 giảm nhẹ so với 2004 nhưng thu phí đạt 8,582 triệu đồng tăng 275 so với năm 2004. Giá trị giao dịch thanh toán qua hệ thống của HaBuBank trong năm 2005 đạt 151 triệu USD. Hợp tác với ngân hàng nước ngoài để đa dạng hoá loại hình dịch vụ đáp ứng những nhu cầu khác nhau c ủa khach hàng luôn được ban
lãnh đạo chú trọng. Trong năm 2005, HaBuBank đã kết hợp với ngân hàng Bank ò Nova Scotia, Hông kong và ngân hàng Credit suisse, Thuỵ Sỹ triển khai thêm một số loại dịch vụ mới như tái chiét khấu L/C xuất, dịch vụ tái cấp vốn L/c.
Bên cạnh đó mạng lưới ngân hàng đại lãi suất của HaBuBank trong năm đã được mở rộng, ngân hàng đã thiét lập thêm quan hệ đại lý với Banca Di Roma SPA, Unicedito SPA, Ý; Banque Sanpaplo, pháp; KBC bank
NV, Bỉ; Korea Exchange bank, Hàn Quốc; Tainan Businesss Bank, Đài Loan; Unmel Volksbank EG, Đức; Vabank, Ukraine; Zibo City commercial Bank, trung Quốc. Sự mở rộng mạng lưới này đã tạo điều kiện cho công tác cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, góp phần nâng cao chất lương của dịch vụ này
Chương III
HaBuBank trong hội nhập kinh tế quốc tế
I.Tình hình kinh tế Việt Nam.
1.Các chỉ số kinh tế vĩ mô.
Tinh hình kinh tế Việt Nam trong năm 2006 được phản ánh một cách
khái quát trong một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như sau:
1.1.Tăng trưởng kinh tế.
Năm 2006 Tốc độ tăng GDP của Việt Nam đạt trên 8%. Vượt quá chi tiêu đặt ra là từ 7 –8% đã đề ra.
- Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng tăng 9,8%
- Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng 8%năm
- Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là
18%; công nghiệp và xây dựng 42%; các ngành dịch vụ 40%
1.2.Lạm phát.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, lạm phát CPI năm 2006 tăng 6.6%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 8,4% của cùng kỳ năm 2005. Điều đặc biệt là nếu như năm 2005, lạm phát CPI và lạm phát nhóm hàng Lương thực thực phẩm (LTTP nằm trong nhóm hàng Hàng ăn và dịch vụ ăn uống) đều giảm so với năm trước (8.4% so với 9.5% và 10.8% so với
15.6%) còn ngược lại lạm phát của các nhóm hàng phi LTTP và lạm phát bình quân lại tăng thì bước sang năm 2006, cả 4 chỉ tiêu lạm phát CPI, LTTP, phi LTTP và lạm phát bình quân đều giảm so với năm ngoái.
Diễn biến lạm phát từ 2003-10/06
: Diễn biến lạm phát từ năm 2003-2006
Đơn vị: % tăng giảm
20 03 20 04 20 05 20 06 I. So với đầu năm
CPI 3.0 9.5 8.4 6.6
I. Hàng LTTP:
dịch vụ ăn uống 6 8 ↓ T/đó: 1-Lương thực 2.9 14. 3 7.8 14. 1 2- Thực phẩm 2.9 17. 1 12. 0 5.5 II- Hàng phi LTTP 2.8 4.7 6.4 3.8
II- Đồ uống thuốc lá 3.5 3.6 4.9 5.2 III- May mặc giày
dép mũ nón 3.4 4.1 5.0 5.8 IV-Nhà ở vật liệu xây dựng 4.1 7.4 9.8 5.9 ↓ V- Thiết bị đồ dùng gia đình 1.9 3.6 4.8 6.2 VI- Dược phẩm y tế 20. 9 9.1 4.9 4.3 ↓
lại, bưu điện 2.0 ↓ VIII- Giáo dục 4.9 - 1.8 5.0 3.6 ↓
IX- Văn hoá, thể thao, giải trí
-
1.3 2.2 2.7 3.5 X- Hàng hoá dịch
vụ khác 4.3 5.2 6.0 6.5
1.3.Hoạt động đầu tư.
Việt Nam đã và đang cố gắng cải thiện môi trường đầu tư trong những năm qua kể từ khi gia nhập AFTA, ký kết hiệp định thương mại Việt Mỹ và gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO.
Ước tính thực hiện vốn đầu tư và phát triển năm 2006 đạt trên 3 nghìn tỷ đồng bằng 113,5% kế hoạch năm và tăng 19,4% so cùng kỳ năm trước.Trong tổng số vốn đầu tư và phát triển vốn trong nước chiếm tới 83,2% (vốn trong nước chiếm 56,5% và vốn ngoài quốc doanh chiếm 26,7%) còn lại vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 16 ,8% .
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tính đến 16/12/2006 đã có 805 dự án đầu tư được cấp giấy phép với tổng số vốn
đăng ký là trên 2000 triệu USD .Quy mô vốn bình quân của một dự án được cấp phép tăng lên so với năm 2005 và 2004.
2.Đánh giá chung và dự báo cho thời gian tới.
Với sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO trong thời gian tới báo hiệu sự phát triển sôi động của nền kinh tế Việt Nam. Một số chỉ tiêu kinh tế được dự đoán trong thời gian tới như sau:
- Tốc độ tăng GDP bình quân đạt 7,5-8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm. Phấn đấu đến năm 2010, GDP đạt từ 94-98 tỷ USD, bình quân đạt 1050-1100 USD/đầu người.
- Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng tăng 9,5- 10,2%/năm
- Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng 7,7- 8,2%/năm
- Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP năm 2010: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản khoảng 15-16%; công nghiệp
và xây dựng khoảng 43-44%; các ngành dịch vụ khoảng 40-41%.
Những chỉ tiêu trên đây thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Nhìn chung trong thời gian tới nền kinh tế nước ta sẽ tăng trưởng nhanh và vững chắc.
II.Ngành ngân hàng.
1.Cấu trúc thị trường.
Hệ thống ngân hàng hiện nay chia làm 5 nhóm sau:
- 5 ngân hàng thương mại quốc doanh: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng công thương Việt Nam và Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
- Một ngân hàng chính sách: Ngân hàng phuc vụ người nghèo, ngân hàng thực hiện tín dụng vi mô cho người nghèo.
- 37 ngân hàng thương mại cổ phần bao gồm 27 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị và 10 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn.
- 5 ngân hàng liên doanh: Chohung Vina Bank, Indo Vina Bank, Việt Thái Bank, VID Public Bank, Vinasiam.
- 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- 37 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
2.1.Hoạt động tín dụng
Trong những năm gần đây các ngân hàng thương mại đã có những chiến lược phát triển nhằm tăng mức dư nợ tín dụng và đã đạt những kết quả đãng khích lệ. Tuy vậy vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổn dư nợ tín dụng, điều đó thể hiên qua bảng sau:
Ngân hàng Thị
phần
Ngân hàng thương mại nhà nước
71% Ngân hàng thương mại
cổ phần
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh
17%
Tổng 100%
Do các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn nắm giữ phần lớn thị phần tín dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước nên cơ cấu cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn chủ yếu tập trung vào khu vưch tư nhân: các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần và khách hàng cá nhân.
2.2.Hoạt động huy động vốn.
Các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn giữ một tỷ trọng lớn lượng lớn vốn huy động trong toàn hệ thống. Các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Ngân hàng Thị
phần
Ngân hàng thương mại nhà nước
75% Ngân hàng thương mại
cổ phần
18% Chi nhánh ngân hàng
nước ngaòi và liên
doanh
Tổng 100%
Mức tăng trưởng vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng vẫn chậm hơn mức tăng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh.
Trên đây là xu hướng mức tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong đó lượng vốn huy động từ nguồn tiết kiệm chiếm khoảng 40%.
III.Phân tích SWOT đối với ngân hàng HaBuBank trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đôi với ngành ngân hàng nói chung và từng ngân hàng nói riêng. Phân tích SWOT của HaBuBank sẽ giúp ta tìm hiểu điểm mạnh cũng như những điểm yếu để thấy được những cơ hội cũng như thách thức mà ngân hàng phải đối mặt trong hội nhập.
Về nhân lực: Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong hội đồng quản trị và ban diều hành đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản trị ngân hàng nói chung và các nghiệp vụ chủ chốt của HaBuBank nói riêng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo bài bản, có trình độ nghiệp vụ tốt, thái độ phục vụ tận tâm và chuyên nghiệp.
Về hệ thống kiểm tra nội bộ: Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ được tạo cơ chế tốt nhất để nâng cao tính
độc lập, khách quan trong hoạt động, không những phục vụ công tá quản lý rủi ro mà còn giúp tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
2.Weakness - Điểm yếu.
Bên cạnh những điểm mạnh có được ngân hàng còn tồn tại những điểm yếu như sau:
Về năng lực tài chính: Lần tăng vốn điều lệ mới đây lên 1000 tỷ đồng giúp củng cố thêm về năng lực tài chính của HaBuBank tuy nhiên vốn chủ sở hữu của HaBuBank năm 2006
la trên 400 tỷ đồng thì quy mô vốn của HaBuBank mới chỉ ở mức trung bình so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác.
Về mang lưới hoạt động: Với hội sở chính ở Hà Nội và các chi nhánh ở Bắc Ninh, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh có thể thấy mạng lưới hoạt động của HaBuBank còn hạn hẹp chưa tận dung hết đoạn thị trường mục tiêu rộng khắp trên cả nước.
Về công nghệ: Mặc dù công nghệ là một vấn đề đựơc ban lãnh đạo ngân
hàng rất quan tam nhưng do điều kiện nên công nghệ và hệ thống thông tin của ngân hàng còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của ngân hàng.
3.Opportunities – Cơ hội.
Nền kinh tế Việt Nam được dự báo là sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong các năm tới nhời sự gia tăng mạnh của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, sự phát triển mạng mẽ của khu vực kinh tế tư nhân, những cải cách mạnh mẽ của khu vực kinh tế nhà
nước và những cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Sự phát triển kinh tế sẽ tạo cơ hội phát triển cho thị trường dịch vụ ngân hàng nói chung và cho HaBuBank nói riêng.
Các chính sách mở cửa thông thoáng hơn, các chuẩn mực quốc tế sẽ sớm được áp dụng tại Việt Nam trong lộ trình cải cách. Xu hướng này đòi hỏi các ngân hàng trong đó có HaBuBank phải tăng cường áp dụng các quy đinh kế toán, kiểm toán, quản lý rủi ro… theo đúng chuẩn mực quốc
tế. Điều này giúp cho các hoạt động của các ngân hàng được quản lý tót hơn, an toàn hơn và phát triển vững chắc hơn.
Cơ hội phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại: Với việc tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, các ngân hàng Việt Nam sẽ có cơ hội tiếo cận và nghiên cứu, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng hoá về chủng loại và nhiều tiện ích cho khách hàng.
Áp lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập: cùng với tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh và tiến trình hội nhập quốc tế, HaBuBank phải chịu sự cạnh tranh ngà càng tăng từ phía các ngân hàng quốc doanh về quy mô vốn, về hệ thống mạng lưới và cơ sở vật chất, sự hỗ trợ của nhà nước…, về sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài có những lợi thế về vốn và công nghệ.
Sự cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ thay thế; Sự phát triển của thị trưiừng vốn và một số kênh huy động vốn như tiết kiệm bưu điện… đang trở thành những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của doanh nghiệpvà cá nhân về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Trên đây là những phân tích về ngân hàng HaBuBank giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về vị thế của HaBuBank trong hội nhập ngành ngân hàng nói riêng và hội nhập kinh tế nói chung.
Kết luận
Qua thời gian tìm hiểu nghiên cưu tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội cho thấy HaBuBank là môt trong những ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động hiệu quả nhất nước ta hiện nay. Luôn nhận thức được vai trò của
ngành ngân hàng trong nền kinh tế cũng như trong hội nhập, các cán bộ công nhân viên của ngân hàng luôn nỗ lực hết mình để không ngừng phat triển HaBuBank thành một ngân hàng lớn mạnh. Là một sinh viên thực tập tại HaBuBank được làm việc trong một môi trường đầy quyết tâm vì sự phát triển chung của ngân hàng em cung ý thức được mình phải cố gắng và không ngừng học hỏi hơn nữa để có được nền tảng kiến thức vững chắc.
Do còn những hạn chế về kiến thức cũng như thời gian thực tập nên bão cáo thực tập tổng hợp còn nhiều thiếu sót về lý luận cũng như thực tiễn, em mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo và các anh chi trong ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội.