Ứng dụng: Đầu tư định hướng kinh doanh, tìm hiểu kỹ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích triết lý đầu tư của warren buffet ( một nhà đầu tư huyền thoại trên thị trường chứng khoán) bài học rút ra từ triết lý này là gì liên hệ với thực tiễn tại việt nam (Trang 31)

- Để tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể tiến hành thông qua bốn khía cạnh sau:

• Tìm hiểu mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xem có thể hiểu được mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không, doanh nghiệp có lịch sử hoạt động kinh doanh ổn định hay không, và doanh nghiệp có triển vọng phát triển trong dài hạn hay không.

• Tìm hiểu hoạt động quản lí của doanh nghiệp. Xem hoạt động phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp có hợp lí hay không, hoạt động quản lí có trung thực với cổ đông và có tránh được những xu hướng xấu chi phối doanh nghiệp hay không.

• Tìm hiểu tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi tiến hành tìm hiểu tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhà đầu tư cần quan tâm đến những vấn đề sau: tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (ROE) có cao hơn mức trung bình của ngành và của thị trường hay không, vấn đề thu nhập của chủ sở hữu và biên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp như thế nào, doanh nghiệp sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại hiệu quả hay không.

• Xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp

- Tuy nhiên khi ứng dụng phương pháp phân tích doanh nghiệp của WB tại VN, nhà đầu tư cần lưu ý đến những đặc điểm riêng của các doanh nghiệp VN. Theo đó nhà đầu tư có thể tiến hành tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại VN như sau:

• Thứ nhất, để tìm hiểu mô hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn tư liệu chính là bản cáo bạch niêm yết, bản cáo bạch phát hành them, báo cáo thường niên và đặc biệt là các bài phân tích của các doanh nghiệp chứng khoán về doanh nghiệp và ngành nghề liên quan. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm về hoạt động kinh doanh và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp thông qua báo chí và các tạp chí chuyên ngành.

• Thứ hai, phần lớn các doanh nghiệp trên sàn chỉ mới thực hiện đấu giá chuyển sang hình thức hoạt động doanh nghiệp cổ phần, niêm yết trên các sàn giao dịch và công bố thông tin chính thức trong vòng 03 năm trở lại đây. Do vậy việc sưu tầm số liệu của các doanh nghiệp trong một thời gian đủ dài (trên 10 năm) để kiểm tra lịch sử kinh doanh và lợi nhuận ổn định trong một khoảng thời gian đủ lâu là bất khả thi. Thay vào đó, bên cạnh việc sưu tầm và đánh giá dựa trên những số liệu sẵn có của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể đánh giá tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua lợi thế cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.

• Thứ ba, để tìm hiểu xem doanh nghiệp có triển vọng thành công trong dài hạn hay không, nhà đầu tư cần tìm hiểu xem doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững

hay không. Theo đó, những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững, hoạt động trong lĩnh vực mà mình quen thuộc thường có tỷ suất sinh lợi ổn định và cao hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Do có lợi thế cạnh tranh nên các doanh nghiệp này có thể định giá sản phầm và dịch vụ cung cấp cao hơn nhiều so với giá vốn hàng bán, trong khi các doanh nghiệp không có lợi thế thường cạnh tranh bằng cách giảm giá sản phẩm và dịch vụ, do đó lợi nhuận cũng giảm theo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cũng cần duy trì chi phí hoạt động ở mức thấp, để đảm bảo tính bền vững của lợi thế cạnh tranh. Những chi phí chính của doanh nghiệp bao gồm chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu và phát triển và chi phí lãi vay. Bất kỳ một trong ba chi phí này đều có khả năng hủy diệt lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài lợi nhuận và chi phí, một trong những dấu hiệu để nhận biết một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững đó là doanh nghiệp có lượng tiền mặt lớn được tích lũy bởi một hoạt động kinh doanh hiệu quả, đang liên tục phát triển và có mức vay nợ thấp, đặc biệt là thường không có những khoản vay dài hạn. Các doanh nghiệp có mức vay nợ thấp sẽ có được sự bền vững trong phát triển nhờ vào sự ổn định trong hoạt động, đồng thời nhờ vào khoản lợi nhuận cao được tạo ra đều đặn các doanh nghiệp này có khả năng tự tài trợ khi cần mở rộng hoạt động kinh doanh hay mua lại các doanh nghiệp khác mà không cần phải vay một số tiền quá lớn. Để phát hiện một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững, ngoài các dấu hiệu trên các báo cáo tài chính, còn phụ thuộc vào khả năng hiểu biết của nhà đầu tư đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Để có được lợi thế cạnh tranh bền vững, điều then chốt là sự bền vững của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

• Thứ tư, để tìm hiểu về tính hợp lí trong việc phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp nhà đầu tư có thể tìm hiểu thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp xem hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp như thế nào.

• Thứ năm, để tìm hiểu xem hoạt động quản lí của doanh nghiệp có trung thực với cổ đông, có tránh được những xu hướng xấu chi phối doanh nghiệp hay không. Đây là những vấn đề liên quan đến phẩm chất của Ban lãnh đạo doanh nghiệp, những phẩm chất cần có của các nhà quản lí đó là tính trung thực và ngay thẳng, thành thạo trong lĩnh vực mà mình kinh doanh, có năng lực và khả năng tư duy độc lập.

• Thứ sáu, để tìm hiểu sâu hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lí của doanh nghiệp nhà đầu tư nên mở rộng các mối quan hệ, tiến hành phỏng vấn càng nhiều nguồn càng tốt, gặp gỡ những nhân viên và những người tư vấn từng làm việc tại doanh nghiệp, tiếp xúc những nhà khoa học nghiên cứu tại các trường đại học, thành viên chính quyền, và những người điều hành các hiệp hội thương mại. Đồng thời tiến hành phỏng vấn những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, vì thông thường những người điều hành doanh nghiệp thường e ngại khi đề cập quá nhiều đến doanh nghiệp của mình, nhưng chẳng bao giờ thiếu ý kiến về các đối thủ cạnh tranh. Thông qua việc tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về hoạt động kinh doanh và phẩm chất của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

• Thứ bảy, tìm hiểu tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhà đầu tư có thể tìm hiểu tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.Khi tiến hành tìm hiểu về tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhà đầu tư cần quan tâm đến các vấn đề sau: Để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, nhà đầu tư nên tập trung vào phân tích tỷ số ROE thay vì chỉ quan tâm đến chỉ số EPS, do vốn điều lệ của doanh nghiệp tăng lên sau mỗi năm nhờ nguồn thu nhập giữ lại, do đó việc đánh giá chỉ số EPS sẽ không phản ánh được hiệu quả sử dụng nguồn vốn từ nguồn thu nhập giữ lại. Khi xem xét đến dòng tiền của doanh nghiệp, nhà đầu tư cần quan tâm đến vấn đề thu nhập của chủ sở hữu. Đây là khái niệm được WB để ước lượng dòng tiền của doanh nghiệp, nó bao gồm

thu nhập thuần cộng với khấu hao và trừ đi chi phí vốn. Nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến vấn đề về biên lợi nhuận của doanh nghiệp, đây là vấn đề liên quan đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp quan tâm đến việc kiểm soát chi phí hoạt động, cắt giảm quyết liệt những chi phí không cần thiết, và duy trì chi phí hoạt động ở mức thấp, luôn là những doanh nghiệp có khả năng tạo ra biên lợi nhuận cao hơn so với những doanh nghiệp khác. Vì một trong những cách để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn đó là chi tiêu ít đi. Cuối cùng là vấn đề về nguồn thu nhập giữ lại của doanh nghiệp. Dòng tiền thu nhập giữ lại có ý nghĩa làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nếu khoản lợi nhuận giữ lại được sử dụng một cách hiệu quả, thì nó có thể giúp cải thiện bức tranh kinh tế dài hạn của doanh nghiệp rất nhiều. Một trong những bí mật vĩ đại cho thành công của WB với Berkshire, là ngay khi kiểm soát doanh nghiệp ông dừng việc chia cổ tức và giữ lại 100% lãi thuần của Berkshire. Giúp tăng giá trị số sách của Berkshire từ 19$ năm 1964 lên 84,487$ vào cuối năm 2009.

• Thứ tám, xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp. Giá trị nội tại có thể đượng định nghĩa đơn giản là giá trị được chiết khấu về hiện tại của dòng tiền mà doanh nghiệp dự kiến sẽ tạo ra trong suốt thời gian tồn tại của nó. Tuy nhiên việc tính toán giá trị nội tại không đơn giản. Như định nghĩa nêu trên giá trị nội tại là một con số ước tính chứ không phải là một con số chính xác, và khi lãi suất chiết khấu hay dòng tiền dự kiến thay đổi thì giá trị ước tính trên cũng phải thay đổi theo. Khi định giá cùng một doanh nghiệp với cùng một phương pháp thì mỗi người cũng sẽ cho một kết quả khác nhau. Khi tiến hành xác định giá trị nội tại của một doanh nghiệp, nhà đầu tư cần lưu ý đến hai yếu tố sau trong phương pháp xác định giá trị nội tại của WB, đó là: Ông nhấn mạnh yếu tố chắc chắn của dòng tiền trong tương lai. Ông có thể dự đoán chắc chắn về dòng tiền trong tương lai, do ông chỉ tập trung đầu tư vào những doanh nghiệp có mô hình kinh doanh đơn giản, có lịch sử kinh doanh ổn định, và có lợi thế cạnh tranh bền vững. Nhờ có lợi thế cạnh tranh bền vững,

Một phần của tài liệu Phân tích triết lý đầu tư của warren buffet ( một nhà đầu tư huyền thoại trên thị trường chứng khoán) bài học rút ra từ triết lý này là gì liên hệ với thực tiễn tại việt nam (Trang 31)