2.3.1.Role trung gian.
Role trung gian được sử dụng rất nhiều trong các sơ đồ bảo vệ hệ thống điện và các sơ đồ điều khiển tự động. Do có số lượng tiếp điểm lớn, từ 4 đến 6 tiếp điểm, vừa thường đóng và thường mở, nên role trung gian thường được sử dụng dùng để truyền tín hiệu khi khả năng đóng, ngắt và số lượng tiếp điểm của role chính không đủ hoặc để chia tín hiệu từ 1 role chính đến nhiều bộ phận khác của mạch điều khiển.
Hình 2.7:Các loại role trung gian
td CC td T t U t K 4 . T CC K U 4
Hình2.8: Cấu tạo của role
Role trung gian có cấu tạo gồm nam châm điện có cuộn dây, hệ thống các tiếp điểm thường đóng và thường mở, cần bẩy, nắp. Khi có 1 điện áp, lực điện từ sẽ thắng phản lực của lò xo kép nắp về phía lõi của mạch từ, nó sẽ làm cho cần bẩy chuyển động đẩy tiếp điểm chuyển động lên phía trên, tiếp điểm thường mở đóng lại. Các thanh gắn tiếp điểm động làm bằng thép lò xo hoặc đồng lò xo mục đích là để làm cho các tiếp điểm tiếp xúc với nhau tốt hơn. Role trung gian dùng để truyền tín hiệu của các role bảo vệ trong mạch điều khiển, do đó số lượng tiếp điểm thường tương đối lớn.
2.3.2.Role thời gian
Cấu trúc của role thời gian gồm các bộ phận sau:
- Bộ phận động lực: có chức năng nhận tín hiệu vào là năng lượng điện, biến đổi thành năng lượng thích hợp cho bộ phận tạo thơi gian hoạt động. Bộ
phận động lực có thể là nam châm, động cơ điện, bộ biến đổi điện, biến áp chỉnh lưu…
- Bộ tạo thời gian: có chức năng kéo dai thời gian trễ của role. Bộ phận này làm việc theo các nguyên lý khác nhau như : điện tử, cơ khí, khí nén, thủy lực, điện tử…Căn cứ vào bộ thời gian mà có thể gọi tên role tương ứng.