Các ngành kinh tế khác

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của hoạt động khuyến nông trong việc phát triển mô hình trồng ớt ngọt trên địa bàn xã hoằng thái huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa (Trang 47)

Xã Hoằng Thái có các loại hình ngành nghề TTCN hoạt động đa dạng, các nghề truyền thống hiện có như: mây tre đan, với gần 100 hộ thu nhập bình quân từ 800.000 - 1.200.000 đ/tháng; ngoài ra còn làm các nghề như: Thợ nề, thợ mộc, đúc gạch, tiếp tục được duy trì và ngày càng nhân rộng. Trong những năm gần đây làng nghề của địa phương và từng bước được phát triển, nhân rộng, tận dụng được thời gian nông nhàn, tạo việc làm tại chỗ cho nhiều lao động, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống, bảo đảm Quốc Phòng - An Ninh

Hoạt động thương mại - dịch vụ cơ bản được đảm bảo, cũng đáp ứng được phần nào nhu cầu vật tư nông nghiệp, hàng hoá cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho các khu, nhu cầu hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của nhân dân. Tuy nhiên, các ngành nghề trong lĩnh vực này chỉ dừng lại ở mức độn kinh doanh, dịch vụ buôn bán nhỏ, chưa thực sự khai thác hết tiềm năng kinh tế cũng như những lợi thế về điều kiện để phát huy hết khả năng của xã.

4.2. Tình hình sản xuất ớt trên địa bàn xã Hoằng Thái

Xã Hoằng Thái là một xó thuần nông có địa hình bằng phẳng, có độ chênh trong xã không đáng kể, độ nghiêng không lớn, thuận lợi cho việc thâm canh các loại cây trồng trong đó có cây ớt ngọt, thời tiết khí hậu nhìn chung thuận lợi cho sinh trưởng phát triển cây ớt. Đặc biệt tổng nhiệt độ trong năm lớn có thể trồng được nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong năm. Điều kiện tự nhiên của xã Hoằng Thái có nhiều thuận lợi, có giao thông đường bộ dễ dàng giao lưu với các vùng miền trong tỉnh, trong nước, để phát triển cây ớt, tiếp xúc với các thành tựu khoa học kỹ thuật bên ngoài dễ dàng, nhanh nhạy đó là cơ sở để xã tạo đà phát triển cây ớt rộng rãi trong những năm tiếp theo.

Trên thực tế từ những năm 2011, các hộ gia đình đã trồng ớt trên địa bàn xã và đã tích lũy được kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình trồng và chăm sóc ớt qua các năm.

Với mục tiêu là ứng dụng tiến bộ KHKT, quy mô sản xuất, sau đó tiếp tục nhân rộng ra toàn xã và các vùng lân cận. Nhằm chuyển đổi cơ cấu, tạo việc làm cho người dân địa phương trên chính đất đai của mình, hạn chế tình trạng thất nghiệp, ổn

định đời sống. Chính vì thế mô hình trồng ớt ngọt được coi là tiềm năng của xã, góp phần làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân trong địa phương.

4.2.1. Năng suất, sản lượng và diện tích trồng

Xã Hoằng Thái là xã có nhiều chương trình dự án phát triển nông nghiệp nông thôn. Được sự quan tâm chỉ đạo của thường trực đảng uỷ - UBND xã và được sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể của xã trong việc xây dựng các mô hình, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân. Có hệ thống khuyến nông viên đến cấp thôn theo nghị quyết 30a của chính phủ rất thuận lợi cho việc xác định nhu cầu xây dựng mô hình, chuyển giao khoa học kỹ thuật về giống cây trồng, chăm sóc, phòng trị bệnh cho giống cây trồng, vận động nhân rộng mô hình được người dân ủng hộ. Bảng dưới đây thể hiện tình hình sản xuất ớt ngọt trên địa bàn xã trong thời gian qua:

Bảng 4.5. Diện tích, năng suất và sản lƣợng ớt của xã Hoằng Thái qua 3 năm (2012 - 2014)

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%)

2012 2013 2014 13/12 14/13 BQ

Diện tích Ha 6 9 13 150 144,4 147,2

Sản lượng Tấn 120 184,5 286 153,7 153,9 153,8 Năng suất Tấn/ha 20 20,5 22 102,5 107,3 104,9

(Nguồn: UBND xã Hoằng Thái)

Bảng 4.5 cho thấy, qua hai năm 2012 - 2013 sản xuất mô hình ớt tại xã đang trên đà phát triển, diện tích trồng ớt năm 2012 là 6 ha tăng lên 9ha trong năm 2013, đến năm 2014 diện tích trồng ớt trên địa bàn vẫn tiếp tục tăng lên 13ha. Diện tích trồng trong những năm vừa qua tăng dẫn đến tăng về sản lượng và năng suất lên, qua ba năm sản lượng ớt của xã đã có tốc độ tăng bình quân là 53,8,%, năng suất cũng tăng bình quân qua ba năm là 4,9%. Trên thực tế cho thấy,quy mô của mô hình ngày càng được mở rộng, nhiều hộ đã có sự đầu tư và trồng với diện tích lớn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4.2.2. Diện tích và số hộ trồng ớt theo thôn tại xã qua 3 năm

Qua các năm thực hiện mô hình sản xuất ớt thì số hộ và diện tích tham gia cũng tăng lên, điều đó được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.6. Số hộ và diện tích tham gia mô hình trồng ớt ngọt theo thôn tại xã

Thôn

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số hộ Hộ tham gia Diện tích (sào) Số hộ Hộ tham gia Diện tích (sào) Số hộ Hộ tham gia Diện tích (sào) 1 65 30 35 67 35 40 69 40 40 2 82 20 20 85 30 35 87 33 40 3 102 35 40 103 40 45 103 45 55 4 98 10 11 98 13 20 100 20 30 5 124 5 4 124 7 12 124 10 18 6 120 0 0 120 3 4 121 5 10 7 91 3 2 92 5 7 93 15 17 8 76 0 0 76 2 4 77 10 15 9 115 4 5 115 6 10 115 7 20 10 95 2 3 95 5 3 96 8 15 Tổng 968 109 120 975 146 180 985 193 260

Qua bảng số liệu trên cho thấy:

Trong năm 2012, toàn xã trồng với diện tích là 120 sào (6ha) với số hộ tham gia thực hiện mô hình là 8 hộ trong 10 thôn của xã, trong những năm đầu triển khai nên diện tích trồng chưa được lớn, còn rải rác chưa tập trung, người dân chưa biết nhiều đến lợi ích kinh tế khi trồng. Mặc dù vậy, mô hình vẫn đạt được kết quả cao.Từ kết quả đó, được người dân nhân rộng qua các năm tiếp theo.

Năm 2013, mô hình đã tiếp tục được triển khai với quy mô rộng 180 sào(9 ha) ớt ngọt, có 10 thôn tham gia nhưng số hộ tham gia nhiều tập trung ở các thôn 1, 2,3, còn một số thôn các hộ còn chưa tham gia nhiều do kinh nghiệm chưa có nhiều, khả năng áp dụng còn chưa được cao. Như vậy ta có thể thấy đến năm 2013 thì số hộ tham gia mô hình đã tăng lên 37 hộ, tuy nhiên con số này chỉ chiếm khoảng 14,97% tổng số hộ trong xã.

Năm 2014 trên cơ sở sự thành công của mô hình năm 2012, UBND xã đã phối hợp cùng các ban ngành có liên quan tiếp tục triển khai mô hình với quy mô 260 sào (13 ha) với sự tham gia của 193 hộ nông dân thuộc 10 thôn, chiếm 19,59% tổng số hộ dân trong xã.

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy diện tích và số hộ tham gia mô hình không ngừng tăng lên, điều này cho thấy kết quả của mô hình rất được nhân dân tin tưởng và có khả năng triển khai nhân rộng trong thực tiễn sản xuất của người dân.

4.2.3. Tình hình sản xuất ớt tại các hộ điều tra trên địa bàn xã Hoằng Thái

* Những thông tin cơ bản về các hộ điều tra

Để có những đánh giá khách quan trước tiên tôi tiến hành tìm hiểu chung các thông tin về các hộ điều tra

Trong quá trình sản xuất ở mỗi hộ gia đình nông nghiệp, chủ hộ là thành viên quyết định vào đầu tư sản xuất loại cây gì, con gì... và là người điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của gia đình. Qua quá trình điều tra phỏng vấn trực tiếp các nông hộ thu được một số thông tin cơ bản về các chủ hộ.

Bảng 4.7. Thông tin về các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Tính

chung Thôn 1 Thôn 2 Thôn 3

1. Số hộ điều tra Hộ 45 15 15 15

2. Tuổi bình quân Tuổi 53,42 54,67 52,67 52,93 3. Giới tính

- Nam % 75,55 66,66 86,67 73,33

- Nữ % 24,45 33,34 13,33 26,67

4. Trình độ chủ hộ

- Trung cấp % 8,89 6,67 6,67 13,33

- Cấp 3 % 31,11 26,67 33,33 33,33

- Cấp 2 % 42,2 46,6 40,0 40,0

- Cấp 1 % 17,8 20,06 20,0 13,34

5. Diện tích bình quân Sào 1,58 1,64 1,70 1,40 6. Sản lượng bình quân Tấn 1,61 1,56 1,71 1,57 7. Năng suất bình quân Tấn/sào 1,01 0,95 1,0 1,12

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2015)

Kinh nghiệm và nhận thức của chủ hộ có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của chủ hộ.

Tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của hộ, Thôn 2 tuổi của chủ hộ bình quân nhỏ hơn thôn 1, 3 không đáng kể. Tuổi của các chủ hộ cao thì họ thường có kinh nghiệm sản xuất, trình độ thâm canh và cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật năng xuất cây trồng của các hộ này thường cao hơn các hộ khác.

Giới tính và nghề nghiệp của chủ hộ cũng ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển sản xuất. Qua bảng ta thấy tỷ lệ chủ hộ là nam chiếm đa số tận 75,55% còn lại phần nhỏ là nữ giới 24,45%. Và hầu hết các chủ hộ làm nông dân.

Trình độ văn hóa cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trình độ sản xuất kinh doanh của chủ hộ. Thôn 3 có trình độ văn hóa cao nhất (Trung cấp chiếm 13,33%, cấp 3 là 33,33%, cấp 2 chiếm 40%, cấp 1 là 13,34%) lên nhận thức của chủ hộ cao hơn, nhất là trong việc áp dụng các giống mới và quy trình sản xuất mới thì họ luôn là những người áp dụng trước. Thôn 1 có trình độ trung cấp chiếm 6,67%, cấp 3 chiếm 26,67, cấp 2 chiếm 46,6%, cấp 1 chiếm 20,06 %. Thôn 2 có trình độ

trung cấp chiếm 6,67 %, cấp 3 chiếm 33,33%, cấp 2 chiếm 40%, cấp 1 chiếm 20%, chính vì vậy trình độ văn hóa của chủ hộ thấp nên việc tổ chức quản lý sản xuất cũng như tiếp thu KHKT ứng dụng vào trong sản xuất của chủ hộ sẽ yếu hơn dẫn đến kết quả sản xuất thấp hơn.

Qua bảng ta thấy diện tích trồng thôn 2 lớn nhất so với hai thôn chiếm diện tích bình quân là 1,7 sào nhưng năng suất BQ lại thấp hơn chỉ chiếm 1,0 tấn/sào, trong khi đó thôn 3 diện tích BQ chỉ chiếm 1,40 sào nhưng lại có năng suất tới 1,12 tấn/sào. Thấy rằng khả năng áp dụng KHKT vào sản xuất cũng như kinh nghiệm sản xuất giữa các hộ có sự khác nhau, chưa đồng đều trong sản xuất dẫn đến sự chênh lệch trong sản xuất. Do đó cán bộ KN cùng với cán bộ địa phương cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa, từ đó giúp người dân có những kinh nghiệm trong sản xuất,đạt được năng suất chất lượng cao nhất.

4.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình ớt

Qua số liệu điều tra về ớt và ngô trên 1 ha vụ mùa năm 2014, thấy được hiệu quả kinh tế của ớt so với ngô, được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình ớt

Chỉ Tiêu ĐVT Thành Tiền So sánh Ớt Ngô (1)/(2) lần (1) -(2) 1. GO VNĐ 154.000.000 39.000.000 3,94 115.000.000 Sản lượng Kg 22.000 6000 3,67 16.000 Giá bán/kg VNĐ 7000 6.500 1,07 500 2. IC VNĐ 15.680.000 11.920.000 1,31 3.760.000 Công lao động VNĐ 40.000.000 15.750.000 2,53 24.250.000

TC VNĐ 55.680.000 27.670.000 2,01 28.010.000 3. VA VNĐ 138.320.000 27.080.000 5,10 111.240.000 4. Pr (lợi nhuận) VNĐ 98.320.000 11.330.000 8,67 86.990.000 5. Hiệu quả KT GO/IC Lần 9,8 3,2 3,06 6,6 GO/TC Lần 2,7 1,4 1,92 1,3

Qua bảng ta thấy chi phí đầu tư cho ớt cao hơn 3,06 lần, cụ thể là nhiều hơn 3.760.000 (VNĐ) do giống ớt đòi hỏi cần nhiều phân bón hơn. Ớt và ngô có giá bán khác nhau và năng suất bình quân khác nhau nên giá trị sản xuất thu được là khác nhau, giá trị sản xuất thu được từ ớt là 154.000.000 (VNĐ), ngô là 39.000.000 (VNĐ) tức ớt cao hơn ngô 3,94 lần. Giá trị gia tăng của ớt cao hơn ngô là 5,10 lần. Tổng thu trừ tổng chi về chi phí trung gian và công lao động thì có được lợi nhuận. Lợi nhuận thu về từ ớt là 98.320.000 (VNĐ) còn ngô là 11.330.000 (VNĐ) như vậy có sự chênh lệch về lợi nhuận là 86.990.000 (VNĐ), rõ ràng việc trồng ớt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn ngô. Lợi nhuận thực tế sẽ cao hơn vì gia đình tận dụng được nguồn lao động nên không tính khoản chi phí lao động cho việc thuê người làm mà quan điểm “ lấy công làm lãi”.

Bên cạnh việc sử dụng các tiêu chí kết quả, tôi cũng sử dụng một số chỉ tiêu hiệu quả để làm rõ hơn hiệu quả kinh tế của sản xuất ớt so với ngô. Nhìn vào bảng 4.9 với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của ớt so với ngô ta thấy giá trị sản xuất tính trên 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra lớn hơn 3,06 lần, giá trị sản xuất tính trên tổng chi phí lớn hơn 1,92 lần. Kết quả như vậy là do việc đầu tư của ớt cao hơn ngô nhưng giá trị sản xuất thu được cũng cao hơn do đó ta có thể thấy được hiệu quả kinh tế của việc sản xuất ớt có hiệu quả cao hơn.

Tóm lại, đem so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của ớt so với ngô để thấy được giá trị đạt được khi sản xuất ớt điều này giúp huyện có định hướng phát triển ớt và tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả mô hình ớt.

4.3. Vai trò của các hoạt động khuyến nông trong quá trình phát triển mô hình trồng ớt tại xã Hoằng Thái

4.3.1. Hoạt động khuyến nông được triển khai trên địa bàn xã thời gian qua

Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp các ngành, sự phối hợp có hiệu quả của các phòng ban, các hội, đoàn thể, đặc biệt là lãnh đạo của Trạm khuyến nông huyện; tinh thần lao động sáng tạo, vượt khó của đội ngũ cán bộ khuyến nông xã, sự hưởng ứng đồng tình của bà con nông dân. Trạm khuyến

nông huyện đã giúp xã Hoằng Thái làm công tác khuyến nông, tổ chức và giúp đỡ nông dân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng để phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc phát triển các hoạt động tăng gia sản xuất khác; phối hợp với các chương trình phát triển khác của địa phương. Vì vậy, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng, chuyển tải kịp thời; những đề xuất, kiến nghị của địa phương từng bước được áp dụng; mô hình trình diễn chuyển giao khoa học kỹ thuật phù hợp với đặc điểm tự nhiên của xã nên đã phát huy tác dụng trong sản xuất mô hình ớt toàn xã Hoằng Thái.

Bảng 4.9. Hoạt động khuyến nông trong việc phát triển mô hình ớt

Chỉ tiêu ĐV

T

Năm So Sánh (%)

2012 2013 2014 13/12 14/13 BQ 1.Thông tin tuyên truyền

Đài truyền hình Lần 30 35 40 116,67 114,28 115,47 Tờ rơi, gấp, bướm… Tờ 250 300 320 120,0 106,67 113,35

2. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật Lớp 3 2 1 66,67 50,0 58,35

3. Mô hình trình diễn MH 1 1 1 100,0 100,0 100,0

4. Công tác đi tham quan Lần 1 0 1 0 0 0

(Nguồn: UBND xã Hoằng Thái)

Qua bảng ta thấy, hoạt động khuyến nông thường xuyên được triển khai trên địa bàn xã, đặc biệt với mô hình trồng ớt thì hoạt động thông tin tuyên truyền tăng bình quân 15,47 % số lần đưa tin và 13,35% số tờ phát ra, đào tạo tập huấn kỹ thuật giảm bình quân 41,6% số lớp tập huấn và mô hình trình diễn qua các năm đều tiến hành 1 mô hình. Tuy nhiên công tác đi tham quan còn hạn chế, có tổ chức nhưng số lượng còn ít do kinh phí còn thấp, người dân còn ngại đi thăm các làng khác.

4.3.1.1. Thông tin, tuyên truyền

Truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin từ người này đến người khác một cách trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện, thiết bị thông tin. Khuyến nông có nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới cho bà con nông dân,

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của hoạt động khuyến nông trong việc phát triển mô hình trồng ớt ngọt trên địa bàn xã hoằng thái huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)