Cây sắn thuộc lớp 2 lá mầm sinh trưởng chiều cao diễn ra nhờ hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh tượng tầng. Khi mô phân sinh đỉnh phát triển mạnh thì chiều cao cây sẽ tăng nhanh. Chiều cao của cây sắn chịu ảnh
27
hưởng của nhiều yêu tố như: Giống, điều kiện ánh sáng, mật độ và khả năng thâm canh. Trong cùng điều kiện về đất đai, phân bón, mật độ, khí hậu thời tiết và kĩ thuật chăm sóc thì chiều cao cây được quyết định bởi giống.Nếu chăm sóc tốt cây sinh trưởng nhanh và ngược lại trồng mật độ quá dày cây thiếu ánh sáng để quang hợp cây sẽ rất cao và nhỏ.
Trong cùng một điều kiện sống: chăm sóc, bón phân, mật độ như nhau thì chiều cao của cây sắn được quyết định bởi giống. Chiều cao cây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống đổ và ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất của cây sắn.Cây cao số lá nhiều thuận lợi cho quá trình quang hợp tích lũy vật chất khô. Nếu quá cao các lá che lấp nhau ảnh hưởng đến quang hợp, khả năng chống đổ kém, không có nhiều chất hữu cơ chuyển về củ, củ sẽ bé, năng suất thấp.
Do vây trong chọn tạo giống sắn cần chọn những giống có chiều cao trung bình để vừa tận dụng được khả năng quang hợp, vừa giúp cây chống đổ tốt. Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng chiều cao cây của các giống sắn tham gia thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn tham gia thí nghiệm Đơn vị: cm/ngày
Công
thức Giống sắn
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
4 5 6 7
1 HL152 1,30 1,06 2,50 0,94
2 HM911 (đ/c) 1,26 1,07 1,77 0,73
3 RONG9 1,45 0,88 2,80 0.42
28
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
(cm/ngày) 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 HL152 HM911(đ/c) RONG9 KM441 Giống 4TST 5TST 6TST 7TST
Hình 4.1: Đồ thị tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn tham gia thí nghiệm
Qua số liệu bảng 4.2 và đồ thị 4.1 :
Tốc độ tăng trưởng của 4 giống sắn tăng dần theo thời gian sinh trưởng, chúng đạt cực đại vào tháng thứ 6 sau trồng, tiếp đó giảm dần và ổn định. Như vậy nếu cây có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây mạnh thì lượng vật chất do quang hợp tạo ra có sự cạnh tranh giữa cung cấp để phát triển thân lá và tích luỹ dinh dưỡng vào củ. Nếu sự phân bố này quá nhiều cho sự phát triển thân lá thì sẽ có quá ít sản phẩm tích luỹ vào củ dẫn đến hạn chế năng suất. Sự phân phối sản phẩm quang hợp cân đối là cơ sở tạo ra năng suất cao sau này.
- Ở tháng thứ 4 sau trồng, giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất là giống RONG9 đạt 1,45 cm/ngày, cao hơn so với giống đối chứng HM911 (1,26 cm/ngày) là 0,19 cm/ngày. Tiếp đến là giống KM441 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt 1,34 cm/ngày cao hơn giống đối chứng HM911 là 0,08 cm/ngày. Giống HL152 đạt 1,30cm/ngày cũng có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao hơn giống đối chứng HM911 là 0,04 cm/ngày
- Ở tháng thứ 5 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 0,88 cm/ngày đến 1,07 cm/ngày. Giống đối chứng có tốc độ tăng trưởng chiều
29
cao cây cao nhất đạt 1,07 cm/ngày. Các giống còn lại đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp hơn giống đối chứng dao động từ 0,01cm/ngày đến 0,19cm/ngày.
- Ở tháng thứ 6 sau trồng : Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn đạt cực đại cao nhất là giống RONG9 đạt 2,80 cm/ngày cao hơn giống đối chứng HM911 1,03 cm/ngày. Tiếp theo là giống HL152 đạt 2,50 cm/ngày cao hơn giống đối chứng HM911 0,73 cm/ngày. Giống KM441 đạt 1,75 cm/ngày thấp hơn giống đối chứng HM911 là 0,02 cm/ngày.
- Ở tháng thứ 7 sau trồng: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây phát triển giảm dần so với tháng thứ 5, tháng thứ 6. Các giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 0,42 cm/ngày đến 0,94 cm/ngày. Trong đó giống HL152 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất đạt 0,94 cm/ngày cao hơn so với giống đối chứng HM911 0,21 cm/ngày. Còn lại hai giống RONG9 và KM441 đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp hơn giống đối chứng trong khoảng 0,05 – 0,31 cm/ngày.
4.2.2.Tốc độ ra lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm
Cùng với sự tăng trưởng chiều cao cây là quá trình ra lá mới. Hai quá trình diễn ra đồng thời và tỉ lệ với nhau.
Lá có vai trò quan trọng trong việc quang hợp, tổng hợp lượng vật chất hữu cơ đi nuôi các bộ phận của cây. Tốc độ ra lá có ảnh hưởng đến tổng diện tích lá, khả năng quang hợp và quá trình tích lũy vật chất khô của cây, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, phẩm chất củ. Tốc độ ra lá nhanh thì cây sẽ nhanh chóng đạt được số diện tích lá cao, quang hợp diễn ra mạnh tạo điều kiện tốt cho việc hình thành củ. Nếu tốc độ ra lá chậm thì chỉ số diện tích lá trên cây thấp, khả năng quang hợp của cây sẽ kém, cây sinh trưởng chậm, còi cọc dẫn đến năng suất thấp và chất lượng củ kém. Tốc độ ra lá phản ánh tình hình sinh trưởng, đặc tính của giống, sự thích ứng của giống với điều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác. Quá trình ra lá của cây sắn diễn ra đồng thời với quá trình tích lũy vật chất khô vào củ. Vì vậy tốc độ ra lá quá cao, dinh dưỡng tập trung cho quá trình hình
30
thành thân lá nhiều sẽ giảm lượng dinh dưỡng tập trung về củ cho củ bé và nhiều xơ. Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quá trình quang hợp và năng suất sắn.
Kết quả theo dõi tốc độ ra lá của 4 giống sắn tham gia thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.4.
Bảng 4.3. Tốc độ ra lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm
Đơn vị: lá/ngày Công thức Giống sắn Tốc độ ra lá ở các tháng sau trồng 4 5 6 7 1 HL152 0,65 0,76 1,49 0,84 2 HM911(đ/c) 0,69 0,77 1,63 0,82 3 RONG9 0,68 0,76 1,38 0,80 4 KM441 0,66 0,79 1,52 0,80 Tốc độ ra lá (lá/ngày) 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 HL152 HM911(đ/c) RONG9 KM441 Giống 4TST 5TST 6TST 7TST
31
Qua số liệu bảng 4.3 và đồ thị 4.2 ta thấy:
- Ở tháng thứ 4 sau trồng: Tốc độ ra lá của các giống sắn tăng dần, dao động từ 0,65 lá/ngày đến 0,69 lá/ngày. Trong đó giống đối chứng HM911 có tốc độ ra lá cao nhất đạt 0,69 lá/ngày. Các giống còn lại đều có tốc độ ra lá thấp hơn giống đối chứng HM911 dao động trong khoảng 0,01 lá/ngày đến 0,04 lá/ngày.
- Ở tháng thứ 5 sau trồng: Các giống có tốc độ ra lá đều nhau chênh lệch không đáng kể. Giống đạt cực đại là giống KM441 đạt 0,79 lá/ngày cao hơn giống đối chứng HM911 0,02 lá/ngày. Hai giống còn lại là giống HL152 và RONG9 đều có tốc độ ra đạt 0,76 lá/ngày thấp hơn giống đối chứng 0,01 lá/ngày.
- Ở tháng thứ 6 sau trồng tốc độ ra lá của các giống sắn đạt cao nhất giao động trong khoảng 1,63 – 1,52 lá/ ngày. Cao nhất là giống đối chứng HM911 có tốc độ ra lá đạt 1,63 lá/ngày dao động trong khoảng 0,11 lá/ngày - 0,25 lá/ngày.
- Ở tháng thứ 7 sau trồng thì tốc độ ra lá của các giống sắn tăng ổn định dao động từ 0,80 đến 0,84 lá/ngày.