Diễn biến mật độ bọ xít Andrallus spindens Fabricius trên cây bắp cải vụ

Một phần của tài liệu Thời gian phát dục và khả năng tiêu thụ vật mồi của bọ xít bắt mồi (Trang 31)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

3.2.Diễn biến mật độ bọ xít Andrallus spindens Fabricius trên cây bắp cải vụ

Điều tra biến động số lượng bọ xít bắt mồi Andrallus spinidens (F) trên bắp cải ở xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2: Diễn biến mật độ bọ xít Andrallus spinidens (F) trên lá bắp cải ở Nam Viêm – Phúc Yên – Vĩnh Phúc

Giai đoạn sinh trƣởng

cải bắp Ngày điều tra Mật độ bọ xít A. spinidens (Con/cây) 3 lá thật 05/07/2014 0 5 lá thật 12/07/2014 0 7 lá thật 19/07/2014 0 9 lá thật 26/07/2014 0,01 11 lá thật 02/08/2014 0,03 13 lá thật 09/08/2014 0,1 15 lá thật 16/08/2014 0,2 17 lá thật 23/08/2014 0,03 Cuốn bắp 30/08/2014 0,07 Cuốn bắp 06/09/2014 0,15 Cuốn bắp 13/09/2014 0,04 Cuốn bắp 20/09/2014 0,08 Cuốn bắp 27/09/2014 0,2 Thu hoạch 04/06/2014 0,07 Thu hoạch 11/06/2014 0,03

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn diễn biến mật độ bọ xít A. spinidens trên cải bắp

Nhìn vào đồ thị ta thấy từ thời điểm ngày 05/07/2014 đến ngày 19/07/2014 tức là từ giai đoạn cải bắp có 3 lá thật đến 7 lá thật thì không có sự xuất hiện của bọ xít A. spinidens trên đồng ruộng. Đến thời điểm ngày 26/07/2014 mới có sự xuất hiện của chúng nhưng với mật độ rất thấp, mật độ tại thời điểm đó chỉ đạt 0,01 con/cây. Từ thời điểm 26/07/2014 đến 11/10/2014 mật độ A. spinidens luôn biến động và đạt cao điểm vào ngày 16/08/2014 (0,2 con/cây), ngày 06/09/2014 (0,15 con/cây) và ngày 27/09/2014 (0,2 con/cây). Mật độ bọ xít lúc này đạt cao điểm do mật độ sâu tơ lớn nhất, nguồn thức ăn cho bọ xít A. spinidens nhiều. Như vậy, mật độ bọ xít bắt mồi A. spinidens tại khu vực xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc luôn biến động theo từng thời điểm khác nhau trong thời gian theo dõi.

Một phần của tài liệu Thời gian phát dục và khả năng tiêu thụ vật mồi của bọ xít bắt mồi (Trang 31)