Giải pháp và kiến nghị về việc thực hiện TNXH của các DN

Một phần của tài liệu VẤN đề TRÁCH NHIỆM xã hội của DOANH NGHIỆP (Trang 27)

2.2.1 Giải pháp

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thực sự trở thành công cụ hướng tới hội nhập kinh tế bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc nộp bảo hiểm, ký hợp đồng lao động đầy đủ và tạo điều kiện làm việc tốt hơn.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần đưa ra khung pháp lý rõ ràng và nhất quán hơn dựa trên việc sửa đổi các Bộ Luật Lao Động, Luật Doanh Nghiệp và Luật Thuế; tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh và sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cao tiêu chuẩn lao động và thúc đẩy cạnh tranh; tạo điều kiện hoàn thiện và nâng cao tiêu chuẩn lao động Việt Nam theo xu hướng quốc tế.

Các cơ quan thanh tra lao động cũng cần giúp doanh nghiệp hiểu đúng pháp luật lao động, thực hiện phương thức thanh tra viên lao động phụ trách vùng, tăng tần suất thanh tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp không chấp hành tự kiểm tra, báo cáo hoặc cố tình vi phạm.

Ông Lê Thanh Hà, trưởng khoa Quản lý lao động, Trường đại học Lao động - Xã hội, cho rằng, phải đưa nội dung trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vào giảng dạy ở các trường đào tạo: “Rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp, trở thành lực lượng quan trọng thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Đầu tư cho các trường đưa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vào giảng dạy là đầu tư có lợi, mang lại hiệu quả cao và có tính bền vững”.

2.2.2 Kiến nghị

Thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho doanh nghiệp, vừa lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ

Trường ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh GVHD: Th.S Võ Hữu Khánh trợ thực hiện tốt hơn luật pháp lao động tai Việt Nam, cũng là nội dung quan trọng trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại.Cồn việc này đối với doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ là bắt đầu song sẽ là vấn đề mang tính chất lâu dài. Bởi vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những hành động định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội của mình Muốn vậy,cần phải làm một số việc sau đây:

- Việc làm quan trọng nhất và trước tiên lúc này là phải tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề "Trách nhiệm xã hội" và các Bộ Quy tắc ứng xử, nhất là trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô.

- Cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện các Bộ Quy tắc ứng xử, nhất là ở các doanh nghiệp thuộc các ngành đang tham gia vào xuất khẩu các mặt hang chủ lực (giày da, dệt may, thuỷ sản đông lạnh…) để phát hiện những thuận lợi cũng như các rào cản, khó khăn, thách thức, từ đó khuyến nghị các giải pháp xúc tiến thực hiện trong thời gian tới;

- Nghiên cứu các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước để các doanh nghiệp vào cuộc được thuận lợi. Đặc biệt trong quá trình thực hiện Trách nhiệm xã hội và các Bộ Quy tắc ứng xử, các doanh nghiệp cần phải có chi phí, thậm chí chi phí đầu tư khá lớn nhất là đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh lao động và môi trường. Trong điều kiện cạnh tranh, nhiều khi doanh nghiệp không chịu nổi, bởi vậy có thể nhà nước phải hỗ trợ cho vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến thương mại… với một chính sách ưu tiên, ưu đãi nào đó;

- Hình thành kênh thông tin về Trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về các Bộ quy tắc ứng xử; tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Trách nhiệm xã hội và các Bộ quy tắc ứng xử… ở đây vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp (Hội dệt may, Hội giày da, Hội xuất khẩu thuỷ sản…) của Hội Công thương, Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, ngành là rất lớn;

Đây là vấn đề rất lâu dài, tuy đối tượng doanh nghiệp thực hiện Trách nhiệm xã hội hiện nay mới chủ yếu là các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu sang các thị trường lớn (EU, Mỹ, Nhật…) song trong tương lai các doanh nghiệp cung cấp các hàng hoá tiêu dùng trong nước cũng cần thiết phải thực hiện Trách nhiệm xã hội. Bởi vậy, chúng ta cần

Trường ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh GVHD: Th.S Võ Hữu Khánh phải bắt tay ngay vào nghiên cứu, xây dựng kế hoạch dài hạn có tính chiến lược và lộ trình thực hiện Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam trong 10, 15năm tới phù hợp với phát triển nền kinh tế và quá trình hội nhập

KẾT LUẬN

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tương đối mới mẻ với Việt Nam. Song, trong những năm gần đây, trước thảm họa về môi trường và những hậu quả tiêu cực về xã hội do các doanh nghiệp gây ra, vấn đề trách nhiệm xã hội được đặt ra một cách cấp bách. Ở Việt Nam, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững. Để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam, thì việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm xã hội và việc hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện nó là việc làm cấp thiết.

Trường ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh GVHD: Th.S Võ Hữu Khánh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Trích theo: ThS.Nguyễn Thị Thu Trang. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Xem: http//www. Doanhnhan360.com/PortletBlank.aspx/44D1988963164E. (2) Xem: IUCN. World conservation strategy: Living resource conservation for

sustainable development. IUCN, Gland, Switzeland, 1980.

(3) Xem:http://www.kinhdoanh.com.vn/mtkd/So4/4-baiviet.htm.

(4) Xem: www.doanhnhan360.com/PortletBlank.aspx/44D1988963164E…

(5) Xem http://www.sunlaw.com.vn/news/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep- viet-nam.aspx

(6) Tạp chí kinh tế và dự báo số 3 (443) tháng 2 năm 2009

(7) Bộ Quy tắc ứng xử Trách nhiệm xã hội COC, bộ tiêu chuẩn ISO 9000, bộ tiêu chuẩn ISO 14000, bộ tiêu chuẩn SA 8000

Trường ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh GVHD: Th.S Võ Hữu Khánh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...3

Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi trường và xã hội bức xúc. Chính những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp, phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu không bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả quá đắt về môi trường và những vấn đề xã hội. Trên thực tế, không phải đến bây giờ, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới được đặt ra; mà trái lại, ngay trong thời bao cấp, người ta cũng đã nói nhiều về trách nhiệm xã hội của các xí nghiệp đối với nhà nước và người lao động, cũng như đối với cộng đồng nói chung. Nhưng trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức, mà cả từ phương diện pháp lý. Do đó nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp “ để nghiên cứu. Ở Việt Nam khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ và được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nên trong bài viết này, chúng tôi muốn tập trung làm rõ nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với 3 nội dung chính sau:...3

Khái niệm và nội dung cơ bản của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp,...3

Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp...3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số giải pháp và kiến nghị thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp ...3

PHẦN MỘT : CƠ SỞ LÝ LUẬN...4

1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội (TNXH)...4

1.2 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội...5

1.2.1 Khía cạnh kinh tế...6

Trường ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh GVHD: Th.S Võ Hữu Khánh

1.2.3 Khía cạnh đạo đức...7

1.2.4 Khía cạnh nhân văn (lòng bác ái)...7

1.3 Phát triển bền vững_ mục tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp...9

1.3.1 Khái niệm phát triển bền vững...9

1.3.2 Nội dung của chiến lược phát triển bền vững...10

1.4 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội...11

1.4.1 Phân biệt giữa “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội”....11

1.4.2 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau...12

PHẦN HAI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP...14

2.1 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp...14

2.1.1 Những bước đầu thành trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội. .14 2.1.1.1 Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội.14 2.1.1.2 Những thành công bước đầu trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam...17

2.1.1.3 Xây dựng được tiêu chuẩn và công cụ quản lý trách nhiệm xã hội...18

2.1.2 Những tồn tại trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam...25

2.2 Giải pháp và kiến nghị về việc thực hiện TNXH của các DN...27

2.2.1 Giải pháp...27 Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thực sự trở thành công cụ hướng tới hội nhập kinh tế bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường trách nhiệm xã hội của mình

Trường ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh GVHD: Th.S Võ Hữu Khánh thông qua việc nộp bảo hiểm, ký hợp đồng lao động đầy đủ và tạo điều kiện

làm việc tốt hơn...27

2.2.2 Kiến nghị...27

KẾT LUẬN...29

TÀI LIỆU THAM KHẢO...30

MỤC LỤC...31

Một phần của tài liệu VẤN đề TRÁCH NHIỆM xã hội của DOANH NGHIỆP (Trang 27)