Chính sách trọng cầu

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình cân đối liên ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam (Trang 25)

Những ngành sử dụng chính sách kích cầu khi có BL > FL như vậy trọng 8 ngành kinh tế trọng điểm ta có 4 ngành thực hiện

bằng chính sách kích cầu sẻ hiệu quả hơn chính sách đầu tư. Chính sách trọng cầu nhấn mạnh vào việc bơm sức mua cho nền kinh tế thông qua chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng để từđó tạo ra tăng trưởng. Nhưng mỗi ngành nên áp dụng một vài chính sách trọng tâm nên mặc dù nên sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ cho 4 ngành trọng điểm này để kích cầu ở những chính sách cụ thể.Ngành thủy sản

* Ngành thủy sản có chỉ số liên kết tương đối cao, cả 2 chỉ số BL và FL đều lớn hơn 2. Nhưng để có hiệu quả của từng chính sách, dựa trên BL > FL cần áp dụng chính sách của trường phái trọng cầu cho ngành thủy sản.

• Ngành dệt, may mặt, da và các sản phẩm từ da

Ngành dệt may, giày da là ngành nằm trong top 5 ngành có chỉ số liên kết lớn và là ngành có liên kết mạnh mẽ, tác động mạnh đến các ngành khác trong nền kinh tế. Với BL = 3,71 lớn hơn nhiều so với FL = 1,01 nên muốn phát triển ngành dệt may, giày da phải đi từ các chính sách trọng cầu, kích kích cầu ngành phát triển.

•Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá có sự liên kết mạnh đến các ngành khác, có chỉ số kích thích nhập khẩu ở mức dưới bình quân toàn ngành. Chính sách áp dụng hiệu quả cho ngành thuộc về các chính sách của trường phái trọng cầu.

•Xây dựng

Xây dựng là ngành kinh tế có sức ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và hạ tầng kỹ thuật của đất nước. Với sự ảnh hưởng của ngành xây dựng cần có những chính sách ưu đãi phát triển đặc biệt cho ngành, để phát huy hiệu quả chính sách cần áp dụng các chính sách trọng cầu.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình cân đối liên ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam (Trang 25)