Ví dụ 1: Một người đi xe đạp đi từ Sĩc Trăng(B) với vận tốc 18 km/giờ. Một người đi xe máy đi từ Bạc Liêu(A) cách Sĩc Trăng(B) 48 km với vận tốc 30 km/giờ đuổi theo người đi xe đạp. Hai người bắt đầu đi cùng một lúc và đi về hướng Cần Thơ(C).
Hỏi sau mấy giờ người đi xe máy sẽ đuổi kịp người đi xe đạp?
CÁCH GIẢI CHUNG
Bước 1: Tính xem sau mỗi giờ "động tử" v2 đi gần "động tử" v1 là bao nhiêu km? (Hay hiệu hai vận tốc). (Lấy vận tốc của "động tử" v2 trừ đi vận tốc của "động tử" v1).
Bước 2: Tính số thời gian cần đi để hai "động tử" đuổi kịp nhau? (Lấy quãng đường A cách B chia cho hiệu hai vận tốc).
GIẢI
Sau mỗi giờ xe máy sẽ đi gần xe đạp là: (Hiệu hai vận tốc)
30 – 18 = 12 (km)
Người đi xe máy sẽ đuổi kịp người đi xe đạp sau:
48 : 12 = 4 (giờ)
Đáp số: 4 giờ
48 km
Cần Thơ (C)
Bạc Liêu (A) Sĩc Trăng (B)
x
v1 = 18 km/giờ
v2 = 30 km/giờ
Tính: Gặp nhau
Ví dụ 2: Một người đi xe đạp đi từ Sĩc Trăng(B) với vận tốc 18 km/giờ. Một người đi xe máy đi từ Bạc Liêu(A) cách Sĩc Trăng(B) 48 km với vận tốc 30 km/giờ đuổi theo người đi xe đạp. Hai người bắt đầu đi lúc 6 giờ 30 phút và đi về hướng Cần Thơ(C).
Hỏi lúc mấy giờ người đi xe máy sẽ đuổi kịp người đi xe đạp?
CÁCH GIẢI CHUNG
Bước 1: Tính xem sau mỗi giờ "động tử" v2 đi gần "động tử" v1 là bao nhiêu km? (Hay hiệu hai vận tốc). (Lấy vận tốc của "động tử" v2 trừ đi vận tốc của "động tử" v1).
Bước 2: Tính số thời gian cần đi để hai "động tử" đuổi kịp nhau? (Lấy quãng đường A cách B chia cho hiệu hai vận tốc).
Bước 3: Tính thời gian hai "động tử gặp nhau lúc mấy giờ? (Lấy thời gian cần đi để hai "động tử" đuổi kịp nhau cộng với thời gian bắt đầu cùng đi).
GIẢI
Sau mỗi giờ xe máy sẽ đi gần xe đạp là: (Hiệu hai vận tốc)
30 – 18 = 12 (km)
Người đi xe máy sẽ đuổi kịp người đi xe đạp sau:
48 : 12 = 4 (giờ)
Người đi xe máy sẽ đuổi kịp người đi xe đạp lúc:
6 giờ 30 phút + 4 giờ = 10 giờ 30 phút
Đáp số: 10 giờ 30 phút
48 km
Cần Thơ (C)
Bạc Liêu (A) Sĩc Trăng (B)
x
v1 = 18 km/giờ
v2 = 30 km/giờ
Tính: Gặp nhau