Nguồn gốc peridot khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đặc điểm khoáng vật ngọc học và nguồn gốc của peridot vùng tây nguyên (Trang 63)

Các nghiên cứu trước đây dựa trên tổ hợp khoáng vật cộng sinh với olivin trong các thể ngoại lai (xenolith) của bazan kiềm hay tập hợp khoáng vật đi cùng peridot trong sa khoáng đã cho rằng peridot Việt Nam có nguồn gốc từ manti, cụ thể là trong xenolith lherzolit (Nguyễn Kinh Quốc, 1995a, b; Trần Xuân Toản, 1995; Phạm Văn Long, 2004). Tuy nhiên, thành phần nguyên tố vết của một loại khoáng vật hay đá là thông tin quan trọng về nguồn gốc của chúng. Phương pháp LA-ICP- MS đã được sử dụng để xác định thành phần các nguyên tố vết có mặt trong peridot Tây Nguyên với độ chính xác cao. Bên cạnh đó, cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố về đặc điểm nguyên tố vết trong peridot Tây Nguyên để luận giải nguồn gốc và tính toán nhiệt độ thành tạo peridot. Vì vậy, luận văn đã sử dụng thành phần các nguyên tố vết trong peridot Tây Nguyên với mục tiêu luận giải nguồn gốc và tính toán điều kiện thành tạo của chúng. Đặc điểm nguyên tố vết như đã trình bày ở phần trên cho thấy peridot Việt Nam có nhiều đặc điểm về nguyên tố vết giống với peridot và olivin trong lherzolit spinel.

Sự khác biệt về hệ số phân bố nguyên tố vết giữa olivin và các khoáng vật cùng tồn tại có thể được sử dụng để phân biệt các loại đá từ manti thạch quyển (De Hoog, 2010). Nhiều nguyên tố đã chỉ ra được sự khác biệt giữa olivin trong lherzolit garnet và lherzolit spinel vì ái lực khác nhau của chúng với garnet và spinel. De Hoog và nnk (2010) đã xây dựng biểu đồ phân bố giữa olivin trong peridotit spinel với olivin trong peridotit garnet và olivin trong peridotit garnet chứa spinel trên biểu đồ tương quan Al-Mn. Khi sử dụng biểu đồ tương quan giữa Al – Mn để phân loại thạch học cho các đá manti của De Hoog (2010), peridot của Việt Nam đều rơi vào trường peridotit spinel (hình 3.26). Mặt khác, như đã đề cập ở phần trên, đặc điểm của hầu hết nguyên tố vết trong peridot Tây Nguyên (Mn, Cu, Zn, Li, Al, Cr, Ti, Nb và Y) đặc trưng cho peridot/olivin trong lherzolit spinel. Như vậy, có thể cho rằng, peridot Tây Nguyên có nguồn gốc từ đá lherzolit spinel.

55

Hình 3.26. Biểu đồ tương quan giữa hàm lượng Al và Mn trong olivin từ các khu vực khác nhau cho thấy sự phân biệt rõ ràng của lherzolit spinel và lherzolit granat.

Các mẫu lherzolit spinel tạo nên một nhóm riêng biệt ở bên phải đường phân tách và tất cả các mẫu peridot Tây Nguyên đều nằm trong khu vực này, thuộc trường

spinel lherzolit.

Một phần của tài liệu Đặc điểm khoáng vật ngọc học và nguồn gốc của peridot vùng tây nguyên (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)