BAØI TẬP ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu Gián án Ôn thi Đại học phần quy luật di truyền (Trang 26 - 28)

Bài 1/ Ở gà cho biết kiểu gen: AA quy định lông đen; Aa quy định lông đốm; aa quy định lô ng trắng. Một quần thể gà có 410 con lông đen : 580 con lông đốm : 10 con lông trắng.

1/ Cấu trúc di truyền của quần thể gà nói trên có ở trạng thái cân bằng không? 2/ Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền trong trường hợp nào?

3/ Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng

Bài 2/ Giả thiết trong một quần thể người, TSTĐ của các nhóm máu: Nhóm máu A: 0,45; Nhóm máu B: 0,21

Nhóm máu AB: 0,3; Nhóm máu O: 0,04

Xác định TSTĐ của các alen quy định nhóm máu và cấu trúc di truyền của quần thể?

Bài 3/ Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu như sau: Quần thể I:

31AA : 11aa

Quần thể II: 21AA : 10Aa : 10aa.

Xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau 5 thế hệ trong hai trường hợp nội phối và ngẫu phối

Bài 4/ Cho rằng ở lúa màu xanh bình thường của lá mạ ( quy định bởi gen A), trội so với màu lục ( quy định bởi gen a). Một quần thể lúa ngẫu phối có 10.000 cây trong đó có 400 cây màu lục.

Xác định cấu trúc di truyền của quần thể

Bài 5/ Cho rằng ở bò các tính trạng được xác định như sau: AA: lông đỏ; Aa lông khoang; aa: lông trắng. Một quần thể bò có: 4169 lông đỏ: 3780 lông khoang: 756 lông trắng.

Xác định tần số tương đối của các alen?

Bài 6/ Nghiên cứu sự di truyền của nhóm máu MN trong ba quần thể người, người ta đã xác định được cấu trúc di truyền của 3 quần thể như sau:

- Quần thể I MM = 25%; NN = 25% ; MN = 50% - Quần thể II MM = 30%; NN = 16% ; MN = 55% - Quần thể III MM = 4%; NN = 81% ; MN = 15%

Xác định tần số tương đối của alen M,N trong mỗi quần thể củng như trạng thái cân bằng của quần thể về mặt di truyền

Bài 7/ Một quần thể có cấu trúc di truyền là: 0,6 AA : 0,2 Aa ; 0,2 aa. 1/ Quần thể trên có ở trạng thái cân bằng di truyền không?

2/ Nếu quá trình ngẫu phối diễn ra ở quần thể trên thì ở thế hệ tiếp theo cấu trúc di truyền của quần thể sẻ như thế nào?

Bài 8/ Cho biết quần thể nào dưới đậy ở trạng thái cân bằng Hac đi – Van béc, quần thể nào không cân bằng? Giải thích?

- Quần thể I: Gồm toàn cây hoa trắng

- Quần thể II: Gồm toàn cây hoa đỏ

Biết rằng màu hoa đỏ do một gen quy định và tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. ( ĐTTS ĐH – CĐ: 2003 – 2004)

Bài 9/ Một quần thể ban đầu gồm tất cả các cá thể có kiểu gen Aa ( trong đó alen A quy định hoa tím là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng). Nếu cho tự thụ phấn liên tục thì tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở thế hệ thứ 3 sẻ như thế nào? Người ta ứng dụng phương pháp này trong chọn giống để làm gì?

( ĐTTS ĐH – CĐ: 2004 – 2005)

Bài 10/ Thành phần kiểu gen của quần thể sâu tơ là: o,3 RR : o,4 Rr : 0,3 rr. Sau hai năm sử dụng một loại thuốc trừ sâu để phòng trừ, khảo sát lại quần thể này thì thấy thành phần kiểu gen của quần thể là: 0,5 RR : 0,4 Rr : 0,1 rr. Biết rằng R làgen kháng thuốc, r là gen mẫn cảm với thuốc ở sâu tơ.

1/ Dựa trên đặc trưng di truyền của quần thể hảy cho biết quần thể sâu tơ trên thay đổi theo hướng nào? 2/ Nêu các nhân tố có thể gây ra những thay đổi đó. Nhân tố nào là chủ yếu? Vì sao?

( ĐTTS ĐH – CĐ: 2004 – 2005)

Bài 11/ Quần thể ban đầu của một loài thực vật có 301 cây hoa đỏ : 402 cây hoa hồng: 304 cây hoa trắng.Hảy xác định tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình của quần thể sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên, trong hai trường hợp

Trường hợp 1: Quần thể ban đầu tuân theo định luật Hac đi – Van béc?

Trường hợp 2: Trong quá trình phát sinh giao tử, ở quần thể ban đầu sảy ra đột biến từ giao tử mang alen A thành a với tần số đột biến là 20%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của chọn lọc, các kiểu gen có sức sống như nhau và alen A quy định hoa đỏ là trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.

Một phần của tài liệu Gián án Ôn thi Đại học phần quy luật di truyền (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w