Thuế nhập khẩu thuốc là một trong những biện pháp quản lý nhập khẩu thuốc. So với thuế quan nói chung thì thuế nhập khẩu thuốc là tương đối thấp, tính bảo hộ của thuế quan không cao. Thuế nhập khẩu thuốc vừa phải đảm bảo đúng theo các cam kết mà chúng ta đã ký kết vừa phải bảo hộ được nền sản xuất dược phẩm trong nước. Chính vì thế biểu thuế nhập khẩu thuốc phải chi tiết, cụ thể việc áp mã; thuế suất thuế nhập khẩu, xác định giá trị tính thuế phải hợp lý.
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI ngày 14/6/2005 và có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2006 đã quy định rõ: Thuế suất đổi với hàng hoá nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường:
- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam;
- Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy định không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.
Ngoài việc áp dụng các thuế trên thì thuốc nhập khẩu còn phải áp dụng một trong các biện pháp về thuế sau đây:
- Tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam;
- Thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá bán phá giá nhập khẩu theo quy định của pháp luật về chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam;
- Thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam;
- Thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà ở đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có biện pháp phân biệt đối xử khác theo quy định của pháp luật về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế.
Luật cũng quy định thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất: Chính phủ trình UBTVQH ban hành Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng; quy định biện pháp về thuế để tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử. Thủ tướng Chính phủ quyết định mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối và mức thuế tuyệt đối trong trưòfng họp cần thiết. Căn cứ vào Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng do UBTVQH ban hành, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với từng mặt hàng theo thủ tục do Chính phủ quy định, bảo đảm các nguyên tắc sau đây;
- Phù hợp với danh mục nhóm hàng chịu thuế và trong phạm vi khung thuế suất do UBTVQH ban hành;
- Góp phần bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bình ổn thị trường; - Bảo hộ sản xuất trong nước có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn phù họp với điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Ngoài ra theo Luật thuế giá trị gia tăng (VAT) 13/2008/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 thì thuốc nhập khẩu ngoài việc nộp thuế nhập khẩu còn phải nộp thuế VAT. Thuế VAT đối với dược phẩm nhập khẩu là 5%.
Theo Nghị Quyết 295/2007/NQ-ƯBTVQH12 ngày 28/9/2007 của ƯBTVQH thì đối với thuốc gồm từ hai thành phần trở lên đã pha trộn với nhau dùng cho phòng
bệnh và chữa bệnh chưa được đóng gói theo liều lượng hoặc làm thành dạng nhất định hoặc đóng gói để bán lẻ khung thuế suất thuế nhập khẩu từ 0% - 9%. Đối với thuốc gồm các sản phẩm đã hoặc chưa pha trộn dùng cho phòng bệnh hoặc chữa bệnh đã được đóng gói theo liều lượng (kể cả các sản phẩm thuộc loại dùng để truyền, hấp thụ qua da) hoặc làm thành dạng nhất định, hoặc đóng gói để bán lẻ thì khung thuế suất thuế nhập khẩu từ 0% đến 13%. Khung thuế suất thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu là kháng sinh từ 0% đến 10%. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành từ ngày 04/01/2008, thì số dòng thuế của chương dược phẩm - chương 30 là 117. Mức thuế suất trung bình là 3,2%. Trong tổng số 117 dòng thuế nhập khẩu ưu đãi của chương 30 có 64 dòng thuế có thuế suất 0% (chiếm tỷ trọng 54,7%); 02 dòng thuế có thuế suất 2% (chiếm tỷ trọng 1,7%); 17 dòng thuế có thuế suất 5% (chiếm tỷ trọng 14,5%); 26 dòng thuế có thuế suất 8% (chiếm tỷ trọng 22,2%); 06 dòng thuế có thuế suất 9% (chiếm tỷ trọng 5,1%); 01 dòng thuế có thuế suất 10% là thuốc chứa Pluocinolone acetonide (chiếm tỷ trọng 0,9%); 1 dòng thuế có thuế suất 14% là phế thải dược phẩm. Ta có thể thấy rõ những thay đổi trong chính sách thuế quan đối với dược phẩm trong thời gian qua được nêu trong bảng 3.4 dưới đây.
r r r r
Bảng 3.4: Cơ càu thuê suãt thuê nhăp khãu ưu đãi
^ ^ ____ __ ^ JL ^ ^
Mức thuê suất(%)
Năm 1998 Năm 2002 Năm 2006 Hiện hành
Sô dòng thuế Tỷ trọng (%) Sô dòng thuế Tỷ trọng (%) Sô dòng thuế Tỷ trọng (%) Sô dòng thuế Tỷ trọng (%) >10% 3 2,4 1 0,9 10% 39 41,9 38 37,2 42 33,6 1 0,9 5 % - 10% 32 27,3 5% 11 11,8 16 15,6 17 13,6 17 14,5 0% - 5% 1 1,1 1 1 2 1,7 0% 42 45,2 47 42,6 63 50,4 64 54,7 Tông cộng 93 100 102 100 125 100 117 100 và 2008
Thực hiện hiệp định chung về khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc ngày 01/12/2008 Bộ Tài chính có Quyết định số 111/2008/QĐ-BTC ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện khu vực mậu tự do ASEAN - Trung Quốc (thuế suất ACFTA) và Quyết định số 112/2008/QĐ-BTC ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc (thuế suất ABCFTA). Hai quyết định trên đã cụ thể hóa mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi trong 3 năm 2009; 2010; 2011. Bên cạnh đó là Quyết định 36/2008/QĐ-BTC Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN giai đoạn 2008-2013.
Để thống nhất việc áp mã hải quan, áp mã tính thuế nhập khẩu thì ngày 20/11/2007 Bộ Y tế ban hành Quyết định 41/2007/QĐ-BYT về việc Ban hành danh mục thuốc dùng cho người và mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đã được xác định
mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Bao gồm các danh mục sau:
1. Danh mục mã sổ hàng hóa nguyên liệu làm thuốc dùng cho người nhập khẩu vào Việt Nam.
2. Danh mục mã số hàng hóa thuốc bán thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam. 3. Danh mục mã số hàng hóa thuốc thành phẩm dạng đơn chất nhập khẩu vào Việt Nam.
4. Danh mục mã số hàng hóa thuốc thành phẩm đa thành phần nhập khẩu vào Việt Nam.
5. Danh mục mã số hàng hóa dược liệu nhập khẩu vào Việt Nam. 6. Danh mục mã số hàng hóa mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam.
Danh mục tương đối chi tiết và đã tạo được sự thống nhất trong việc áp mã hải quan, mã tính thuế nhập khẩu.
Đối tượng miễn thuế: Thuốc tạm nhập tái xuất, được viện trợ không hoàn lại, nguyên liệu cho gia công dược phẩm xuất khẩu. Ngoài ra còn các đối tượng khác được quy định trong Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 45/2005/QHl 1
Thời hạn nộp thuế: theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QHl 1, với dược phẩm nhập khẩu thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng; trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.
Đối với vật tư, nguyên liệu để sản xuất thuốc xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là 275 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan; trường họp đặc biệt thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn 275 ngày phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. Để được hưởng chế độ này đối tượng nộp thuế phải có một trong hai điều kiện sau đây: Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhát là 365 ngày tỉnh đến ngày đăng ký tờ khai hải quan được cơ quan hải quan xác nhận không có hành vi gian lận thương mại, tron thuế, không còn nợ thuế quả hạn, không còn nợ tiền phạt, chẩp hành tốt chế độ bảo cáo tài chính theo quy định của pháp luật hoặc đitợc tổ
chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về sổ tiền thuế phải nộp. Trong trường hợp được bảo lãnh thì thời hạn nộp thuế thực hiện theo thời hạn bảo lãnh, nhung không quá 9 tháng (275 ngày). Hết thời hạn bảo lãnh hoặc thời hạn nộp thuế mà đổi tượng nộp thuế chưa nộp thuế thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp sỗ tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thay cho đối tượng nộp thuế.
Trường họp đối tượng nộp thuế không có đủ điều kiện quy định trên thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng.
3.2.2 Biện pháp phi thuế quan quản lỷ hoạt động nhập khẩu thuốc:
3.2.2. ỉ Giấy phép nhập khẩu
Ngày 12/9/2007 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ban hành quy định về NK thuốc chưa có SDK trong đó quy định “Thuốc chưa có SDK chỉ được phép nhập khẩu theo hình thức Giấy phép nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có SDK có giá trị tối đa 01 năm kể từ ngày ký’\ Khoản 2 Điều 20 Luật Dược số 35/2005/QHll quy định: Thuốc chưa có SDK được nhập khẩu với số lượng nhất định trons nhữns trườns họp sau;
- Có chứa dược chất chưa có SDK hoặc đã có SDK nhưng chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu điều trị.
- Đáp ứng nhu cầu cấp bách cho phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và nhu cầu điều trị đặc biệt;
- Phục vụ cho các chươns trình mục tiêu y tế quốc gia; - Viện trợ, viện trợ nhân đạo;
- Thử lâm sàng, làm mẫu đăng ký, tham gia trưng bày triển lãm, hội chợ. Thông tư số 06/2006/TT-BYT cũng đã quy định rõ ràng các thuốc nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Y tế bao gồm:
* Thuốc thành phẩm gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc đã có SDK hoặc chưa có SDK dạng đơn chất hoặc phối họp.
* Nguyên liệu làm thuốc đã có SDK là thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc.
* Nguyên liệu làm thuốc chưa có SDK (bao gồm cả các nguyên liệu là thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc).
Bên cạnh đó để bình ổn giá thuốc, chống độc quyền ngày 28 tháng 5 năm 2004 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1906/2004/QĐ-BYT quy định về việc nhập khẩu song song thuốc. Trong đó quy định rõ phạm vi điều chỉnh là : Thuốc thành phẩm có cùng tên biệt dược, có cùng hoạt chất, cùng hàm lượng, cùng dạng bào chế (sau đây gọi là thuốc có cùng tên biệt dược) với thuốc đã được Bộ Y tế cấp SDK lưu hành tại Việt Nam nhưng nhà sản xuất, phân phối không cung ứng hoặc cung ứng không đủ theo nhu cầu điều trị hoặc đang bán với mức giá cao tại Việt Nam so với mức giá bán lẻ thuốc đó tại nước sở tại, tại các nước có điều kiện kinh tế tương tự Việt Nam mà thuốc đó đang lưu hành. Điều kiện để cấp phép nhập khẩu song song thuốc là ; v ề giá thuốc nhập khẩu song song: giá bán buôn, bán lẻ do doanh nghiệp nhập khẩu quy định và phải thấp hơn mức giá bán buôn, bán lẻ của thuốc có cùng tên biệt dược đã có SDK đang bị áp đặt giá cao tại Việt Nam.
Với thuốc nhập khẩu chưa có SDK doanh nghiệp phải xin Giấy phép nhập khẩu
của Bộ Y tế. Bộ Y tế sẽ xem xét Cấp phép nhập khẩu cho những thuốc này khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
* Thuốc chứa dược chất thuộc các nhóm tác dụng dược lý hoặc dạng bào chế có ít SDK lưu hành tại Việt Nam căn cứ vào danh mục thuốc có SDK lưu hành do Cục Quản lý dược Việt Nam công bố theo từng giai đoạn;
* Thuốc chứa dược chất chưa có SDK tại Việt Nam;
- Dược chất trước đây đã có SDK lưu hành ở Việt Nam nhưng tại thời điểm nộp hồ sơ nhập khẩu, SDK lưu hành hết hiệu lực hoặc không đăng ký lại;
- Dược chất đã được lưu hành ở các nước trên thế giới nhưng chưa từng có số đăng ký tại Việt Nam, trừ các dược chất mới;
* Thuốc hiếm, thuốc chuyên khoa, đặc trị, thuốc có dạng bào chế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu điều trị;
* Thuốc có họp đồng chuyển giao công nghệ, sản xuất nhượng quyền đã nộp hồ sơ đăng ký và đang trong thời gian chờ cấp SDK;
* Thuốc nhập khẩu theo nhu cầu điều trị đặc thù của bệnh viện (phải có dự trù của bệnh viện theo mẫu quy định và cam kết của Giám đốc bệnh viện) chỉ được cung cấp cho bệnh viện theo đúng dự trù.
* Các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem xét cấp phép nhập khẩu để tiếp thị trong thời gian triển khai sản xuất theo quy định của Bộ Thương mại và Bộ Y tế.
Vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp khi nộp đon xin nhập khẩu thuốc chưa có SDK không biết rõ những tiêu chí xét duyệt và không biết thế nào là “có ít SDK” hay Bộ Y tế xem xét thế nào để quyết định cấp phép nhập khẩu.
3.2.2.2 Đơn hàng nhập khẩu
Trước đây kể cả thuốc có SDK thì vẫn phải xác nhận đơn hàng nhập khẩu. Với Thông tư 06/2006/TT-BYT ngày 16/5/2006 của Bộ Y tế thì quy định này đã được bãi bỏ. Hiện nay chỉ thuốc chưa có SDK, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc phải xác nhận đơn hàng nhập khẩu, v ấn đề là: nếu thuốc chưa có SDK mà hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về hồ sơ, đảm bảo chất lượng thì có cần hạn chế số lượng nhập khẩu khône. Thực tế hiện nay chúng ta mới chỉ đáp ứng được