3.1.5.1. Bố trí và thiết kế hệ thống tiêu nước
a) Bố trí hệ thống tiêu nước:
Khi bố trí hệ thống tiêu nước mặt thì cần lưu ý phạm vi bố trí của các thiết bị ít ảnh hưởng đến mặt bằng thi công. Khi bố trí hệ thống tiêu nước mặt thì việc lắp đặt và tháo dỡ các thiết bị rất dễ dàng và nhanh chóng. Vì vậy mà hệ thống tiêu nước mặt thường bố trí không cố định và thay đổi theo từng thời kỳ thi công công trình.
+ Bố trí tiêu nước trong thời kỳ đầu: Thời kỳ này chủ yếu là tiêu nước đọng do đó ta bố trí các máy bơm ở đê quai thượng lưu. Sau khi, bơm cạn hở đáy sông thì đào hố tập trung nước ở hạ lưu đê quai thượng lưu sau đó sẽ bố trí máy bơm tại hố để tiêu nước thấm.
+ Bố trí tiêu nước trong thời kỳ đào móng: Trong thời kỳ này chủ yếu là tiêu nước thấm và nước róc ra từ khối đất. Lượng nước thấm được tiêu từ hố tập trung nước sau đê quai thượng lưu. Để tiêu nước róc ra từ khối đất đào và nước thấm vào hố móng chân khay thì ta bố trí hệ thống mương chạy dọc theo biên của đáy chân khay. Dọc theo các mương có bố trí các giếng tập trung nước bằng ống buy bê tông lắp ghép để tránh đất đá lấp vào các giếng này. Bố trí 2 giếng tập trung nước và mỗi giếng 1 máy bơm để tiêu nước.
1 2 3
Hình 3 – 4: Bố trí tiêu nước hố móng.
1. Giếng tâp trung nước. 2. Mương dẫn nước. 3. Phạm vi thi công.
+ Bố trí tiêu nước trong thời kỳ xây dựng công trình: Trong thời gian đầu mùa khô năm thi công thứ 2, thi công xử lý nền và đắp chân khay thì chỉ cần tiêu nước thấm vào hố tập trung nước sau đê quai. Sau khi đã đắp đập lên mặt đất tự nhiên thì không dùng hệ thống thoát nước này nữa. Khi đắp đập trong mùa mưa, lượng nước cần tiêu chủ yêu là do nước mưa nên ta sẽ dùng hệ thống mương rãnh ở các cơ trên sườn dốc và cơ đập để tập trung và đẫn nước ra ngoài. Trong mùa khô thì nước thấm được tập trung tại hố sau đê quai và dùng máy bơm bơm nước về thượng lưu.
b) Thiết kế hệ thống tiêu nước: gồm có hố tập trung nước thấm sau đê quai, hệ thống mương dọc biên hố móng chân khay và các giếng tập trung nước lắp ghép bằng ống buy bê tông cốt thép.
+ Hố tập trung nước thấm sau đê quai:
+ Mương dẫn nước: Các mương này có mái một bên là mái hố móng chân khay lát bằng các tấm bê tông đã đục lỗ thoát nước Φ20 một bên là tường bê tông ngăn nước M150 cao 1,2m. Tầng lọc cấu tạo từ trên xuống dưới gồm có: lớp trên cùng là cát lọc dày 20cm, tiếp đến là lớp dăm sỏi lọc dày 30cm dưới cùng là đá hộc xếp.
+ Giếng tập trung nước: Cấu tạo của giếng tập trung nước gồm có các ống buy đúc săn bằng BTCT lắp ghép đặt trên các hố tập trung nước hình trụ có đường kính D = 80cm sâu 1,2m kể từ đáy mương.
Ống buy làm bằng BTCT M200 đường kính trong 80cm dày 10cm, mỗi đoạn dài 1m.
Căn cứ vào lưu lượng cần tháo và cột nước bơm ta chọn máy bơm Shimizu PS 123 BIT có xuất xứ từ Indonesia. Các thông số kỹ thuật như sau:
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MÁY BƠM
Kí hiệu Thông số kỹ thuật và kích thước cơ bản Q (m3/h) (m)H N đ.cơ (W) D h (mm) D x (mm) Shimizu PS 123 BIT 10 15 225 45 45
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG MÁY BƠM
Thời kỳ Qtiêu (m3/h) Số máy
bơm Dự trữ Tổng số máy
Thời kỳ đầu 56,252 6 máy 2 máy 8 máy
Thời kỳ đào móng 0,252 1 máy 1 máy 2 máy
Thời kỳ thi công công trình 0,252 1 máy 1 máy 2 máy