1. Phân loại mạng
a. Phạm vi địa lý
• Mạng LAN
- Phạm vi nhỏ: Một phòng làm việc, một tòa nhà, một khu vực
• Mạng WAN
- Phạm vi rộng: Một quốc gia hoặc phục vụ cho một công ty siêu quốc gia
b. Kỹ thuật truyền tải thông tin sử dụng trong mạng
- Mạng LAN: Sử dụng kỹ thuật quảng bá mạng ( broadcast network )
- Mạng WAN: Sử dụng hệ thống mạng chuyển mạch ( Switch network ) các đường kết nối với nhau với nhiều mạng khác nhau. Thông tin trao đổi có thể đi theo nhiều đường truyền khác nhau. Do đó phải có một thiết bị đặc biệt để định hướng các gói tin người ta gọi là bộ chọn đường ( Router ). Sử dụng kỹ thuật đa hợp, phân hợp.
2. Các thiết bị sử dụng trong mạng LAN
- Card mạng NIC ( Network Interface Card ) - Dây mạng
- Switch hay là bộ chuyển mạch - Reapeter bộ khuyếch đại - Hub bộ tập trung
- Bridge cầu nối
- Router bộ chọn đường
3. Các tổ chức chuẩn hóa về mạng
- EIA: Electronic Industry Association: Hiệp hội công nghiệp điện tử - TIA: Telecom Industry Association: Hiệp hội công nghiệp viễn thông - ISO: International Standard Organization: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế - ANSI: American National Standard Insitute: Viện tiêu chuẩn Mỹ
- IEEE: Insitute of Electrical and Electronic Engineers: Học viện kỹ thuật điện điện tử
- Một số chuẩn cục bộ của IEEE: + 802.3 chuẩn cho mạng Ethernet + 802.4 chuẩn cho mạng Token – bus + 802.5 chuẩn cho mạng Token – ring + 802.11 chuẩn cho mạng không dây
- Chức năng của IEEE 802 thực hiện ở tầng 2 ( Datalink ) của mô hình OSI. Chia làm 2 tầng con
+ LLC ( logic link control ) điều khiển kết nối luận lý
+ MAC ( media access control ) điều khiển truy cập đường truyền
4. Một số chuẩn mạng phổ biến4.1. Chuẩn 10Base – 5 4.1. Chuẩn 10Base – 5
- Sử dụng sơ đồ dạng Bus
- Sử đụng dây cáp đồng trục béo
- Chiều dài tối đa của mỗi loại mạng là 500m - Tốc độ truyền dữ liệu là10mbps
- Khoảng cách giữa 2 nút hoặc máy tính trên mạng là 2,5m và tối đa cho phép sử dụng 100 nút hoặc 100 máy tính trên một đoạn mạng
- Chiều dài dây dẫn nối máy tính vào dây cáp tối đa là 50m, card mạng kiểu AUI.
- Sử dụng 2 thiết bị đầu cuối có điện trở là 50Ω để gắn vào mỗi đầu của dây cáp
Chú ý: Một trong hai đầu cuối này phải nối tiếp đất vào vỏ của máy tính
• Ưu điểm: Đường kính mạng lớn
• Nhược điểm: Thi công phức tạp tốc độ không cao, giá thành không phải là
thấp
4.2. Chuẩn 10Base – 2
- Sử dụng sơ đồ mạng Bus - Sử dụng dây cáp đồng trục gầy
- Chiều dài tối đa của mỗi đoạn mạng là 185m - Tốc độ truyền dữ liệu là 10mbps
- Tối đa cho phép là 30 nút trên một đoạn mạng
- Dây dẫn được cắt thành từng đoạn nhỏ để nối 2 máy tính kế cận với nhau và chiều dài tối thiểu là 0,5m, và mỗi đầu dây có đầu bấm BNC bấm vào. - Card mạng sử dụng cần có đầu bấm BNC để gắn đầu nối hình chữ T vào. - Sử dụng hai thiết bị đầu cuối có điện trở là 50Ω và một trong hai đầu phải
nối tiếp đất vào vỏ của máy tính.
• Ưu điểm: Chi phí thấp, giá thành rẻ
• Nhược điểm: Hệ thống mạng hoạt động không ổn định, các điểm nối dây dễ
bị hỏng tiếp xúc.
- Sử dụng sơ đồ dạng star. Trong mạng sử dụng bộ khuyếch đại nhiều cổng (Hub).
- Sử dụng dây cáp xoắn đôi. Cáp xoắn đôi được chia làm nhiều loại: + Cat 1: Tốc độ 2mbps + Cat 2: Tốc độ 4mbps + Cat 3: Tốc độ 16mbps + Cat 4: Tốc độ 20mbps + Cat 5: Tốc độ 100mbps + Cat 6: Tốc độ 1000mbps
- Sử dụng tốc độ băng thông là 10mbps do đó sử dụng cat 3 trở lên. - Chiều dài tối đa của mỗi sợi dây là 100m
• Ưu điểm: Tính ổn định cao
• Nhược điểm: Giá thành đắt