Ảnh hưởng của bá bệnh lên sự thay đổi trọng lượng

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá tác dụng của rễ bá bệnh (eurycoma longifolia j ) lên sự suy sinh dục gây ra bởi natri valproate (deparkin) trên chuột thực nghiệm (Trang 33)

d. Chống chỉ định

3.3. Ảnh hưởng của bá bệnh lên sự thay đổi trọng lượng

lượng cơ quan sinh sản chuột

Ket thúc đợt thí nghiệm, chuột được giết bằng c h lo r o f o n T i, mổ bóc tách tinh hoàn, túi tinh, cowper và cơ nâng hậu môn của từng con, loại bỏ mỡ, đem cân ngay trên cân phân tích rồi so với trọng lượng toàn cơ thể. So sánh giữa các lô với nhau để rút ra tác dụng của Bá bệnh trên trọng lượng các cơ quan đích.

> Ảnh hưởng của bá bệnh lên sự thay đổi trọng lượng tinh hoàn

Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của bá bệnh lên sự thay đổi trọng luựng tinh hoàn chuột Trọng lượng tinh hoàn (mg/g thể trọng)

6,06 ±0,27 NaCl 0,9% Pi_2< 0,05 Deparkin 4,81 ±0,68 7,22 ±0,68 Deparkin + BB P 3 _ 2 < 0,05 Nhận xét:

27

Kết quả từ bảng 3.2 cho thấy:

• Deparkin đã làm giảm trọng lượng tinh hoàn so với lô chứng (Pi_ 2 < 0,05).

• Bá bệnh đã làm tăng trọng lượng tinh hoàn một cách có ý nghĩa thống kê so với lô uống Deparkin (Ps_ 2 < 0,05).

> Ảnh hirỏìig của bá bệnh lên sự thay đổi trọng lưọng túi tinh, tuyến

Cowper, cơ nâng hậu môn của chuột

Túi tinh, tuyến cowper, cơ nâng hậu môn là các cơ quan sinh dục phụ của nam giới, sự phát triển phụ thuộc vào nồng độ testosteron do tinh hoàn bài tiết ra. Tuy nhiên, sự tăng trọng lượng của cơ nâng hậu môn thể hiện hoạt tính đồng hóa rõ hon là hoạt tính hormone [1 2], do đó xác định trọng lượng cơ nâng hậu môn cũng là một trong những thông số đánh giá tác dụng kiểu androgen của thuốc. Khi nồng độ testosteron giảm, trọng lượng các cơ quan này cũng bị thay đổi.

Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 33 Ảnh hirởng của bá bệnh lên sự thay đổi trọng luựng túi tính, tuyến Cowper, cơ nâng hậu môn chuột

Trọng lương túi tỉnh (mg/g thể trọng) Trọng luựng tuyến Cowper (mg/kg thể trọng) Trọng luựng CNHM (mg/kg thể trọng) NaCl 0,9% 5,94 ±0,78 Pi_ 2 < 0,05 0,75 ±0,05 Pi-2 ^ 0,05 2,97 ±0,25 P i_ 2 < 0,05 Deparkin 3,65 ±0,40 0,41 ±0,05 2,22 ±0,13 Deparkỉn + BB 4,48 ±0,54 Ps- 2 ^0,05 0,81 ±0,12 P3-2<0,05 2,94 ±0,3 ỉ P3-2'^0,05

28

Nhân xét:

Từ kết quả ở bảng 3.3 ta thấy :

• Deparkin đã làm giảm trọng lượng túi tinh ( P i_ 2 < 0,05 ), giảm trọng lượng tuyến Cowper ( Pi_ 2 < 0,05 ), giảm trọng lượng cơ nâng hậu môn (Pi_ 2 < 0,05) một cách có ý nghĩa thống kê so với lô chứng.

• Bá bệnh làm tăng trọng lượng tuyến Cowper (P3 _ 2 < 0,05), tăng trọng lượng cơ nâng hậu môn (P3 _ 2 < 0,05) so với lô uống Deparkin.

29

BÀN LUẬN

1. về mô hình nghiên cửu

Bênh suy sinh dục muộn ở nam giới là một trong các chủ đề hiện nay đang nhận được sự quan tâm nhiều. Suy sinh dục muộn ở nam giới có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống bệnh nhân biểu hiện ở sự suy giảm chức năng sinh dục, loãng xương, nguy cơ tim mạch, đau lưng, thay đổi thói quen cư xử, tâm lý, xúc cảm... mà nguyên nhân là do sự suy giảm nồng độ testosteron trong máu. Việc điều trị bệnh suy sinh dục muộn theo tuổi ở nam giới đang nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học. Từ lâu bá bệnh đã được sử dụng cho nam giới lớn tuổi nhằm tăng cường chức năng sinh dục. Trên thê giới đã có các nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của bá bệnh trong sự cải thiện chức năng sinh dục ở nam giới lớn tuổi [19], 22], [29], điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị suy sinh dục muộn ở nam giới, ở nước ta, bá bệnh đã được đánh giá có hoạt tính androgen, tăng cường hoạt động tình dục ở các liều 0,3g/kg, 0,7g/kg, l,Og/kg trên chuột cống thực nghiệm [2], [6]. Hiện nay, thị trường đã có rất nhiều sản phẩm từ bá bệnh. Trên thực tế, các sản phẩm chứa bá bệnh đã được chỉ định trong điều trị bệnh suy sinh dục muộn. Trong khi đó, ở nước ta chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng của bá bệnh trên sự cải thiện chức năng sinh dục nam ở bệnh suy sinh dục muộn.

Đe có thể nghiên cứu tác dụng tiền lâm sàng của một thuốc, cần có một mô hình nghiên cứu giống nhất với cơ thế người. Việc xây dựng mô hình nghiên cứu trên thực nghiệm cần xuất phát từ cơ chế bệnh sinh của bệnh. Suy sinh dục muộn theo tuổi có cơ chế bệnh sinh chủ yếu xuất phát từ vùng dưới đồi- tuyến yên [26]. Khi vùng dưới đồi bị suy yếu, sự bài tiết hormon GnRH bị suy giảm, từ đó không kích thích được tuyến yên bài tiết

30

hai hormon là LH và FSH. Khi sự bài tiết LH và FSH bị suy giảm sẽ không kích thích được tinh hoàn bài tiết testosteron dẫn đến nồng độ testosteron trong máu giảm. Như vậy, cần xây dựng mô hình nghiên cứu trên động vật theo hưóng gây suy sinh dục do tác động vào trục dưới đồi- tuyến yên.

Xu hướng nghiên cứu hiện nay trên thế giới thường tạo ra các chủng động vật mang gen đột biến gây bệnh gần giống với bệnh lý của người, trên cơ sở đó nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của bệnh cũng như khả năng can thiệp bằng thuốc. Đối với bệnh lý suy sinh dục, người ta có thể tạo ra chủng động vật mang gen đột biến không có khả năng tổng hợp GnRH (chuột hpg- hypogonadism) hoặc chủng động vật bị biến đổi mất receptor đáp ứng với androgen (chuột ARKO- Androgen Receptor knockout) [25], [28], [31], [32]. Đối với chuột hpg, do không có khả năng tổng họp GnRH nên dẫn đến sự suy giảm bài tiết FSH và LH ở tuyến yên, kết quả là gây giảm nồng độ testosteron trong máu [25]. Nhìn chung, sử dụng các động vật mang gen đột biến gây bệnh là điều kiện lý tưởng nhất để nghiên cứu tác dụng cũng như cơ chế tác dụng của thuốc, tuy nhiên trong điều kiện thực tế ở nước ta, điều này chưa thể tiến hành được. Trong khi đó, natri valproate là một thuốc chống động kinh đa cơ chế, được sử dụng rất nhiều để điều trị các cơn động kinh lại có những tác dụng không mong muốn trên chức năng sinh dục do ức chế trục dưới đồi- tuyến yên [34]. Laxminarayana Bairy cùng các cộng sự (2010), Tassuya Nishimura (1999) đã chứng minh rằng natri valproate gây suy sinh dục và vô sinh ở chuột cổng đực [23], [35]. Kết quả của các nghiên cứu này cũng cho thấy natri valproate gây giảm trọng lưọng chuột so với lô chứng, giảm trọng lượng cơ quan sinh sản, đặc biệt gây suy giảm khả năng di động và số lượng tinh trùng cũng như gây giảm tỷ lệ tinh trùng bình thường, tăng tỷ lệ tinh trùng bất thường một cách có ý nghĩa so với lô chứng. Không nhũng thế, hình

31

thái cấu trúc tinh hoàn cũng bị thay đổi, ống sình tinh bị teo, xuất hiện các mảng tế bào sinh tinh bám trong lòng ống sinh tinh [23], [35]. Cũng trong nghiên cứu của Soliman và cộng sự (1999) cho thấy sử dụng natri valproate làm giảm nồng độ testosteron, FSH và LH máu, làm tăng nồng độ Prolactin [34]. Khi nồng độ testosteron máu giảm, quá trình sinh tinh trùng bị giảm, dẫn đến số lượng tinh trùng giảm, trọng lượng cơ quan sinh sản cũng giảm. Natri valproate còn ảnh hưởng đến tế bào Sertoli làm ảnh hưỏTig quá trình sinh tinh trùng, ảnh hưởng chức năng vận chuyển và lưu trữ tinh trùng ở mào tinh [23]. Acid valproic làm tổn thưong chức năng của các ty lạp thể chứa ATP và các enzyme liên quan đến hoạt động của tế bào, các ty lạp thể này cung cấp năng lượng cho tế bào và sự chuyển động của tinh trùng, do đó acid valproic làm giảm khả năng di động của tinh trùng [23 .

Như vậy, có thể thấy natri valproate gây suy sinh dục theo cơ chế tương tự như cơ chế suy sinh dục muộn ở nam giới. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng natri valproate như một tác nhân để gây suy sinh dục cho chuột gần giống với bệnh suy sinh dục muộn theo ở người, trên cơ sở đó đánh giá tác dụng cải thiện của bá bệnh trên chức năng sinh dục ở bệnh suy sinh dục muộn ở nam giới.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Deparkin chứa natri valproate ở mức liều 500mg/kg trọng lượng cơ thể uổng trong vòng 5 tuần đã làm giảm các chỉ số sinh sản ở chuột như giảm phần trăm tinh trùng di động nhanh, tăng phần trăm tinh trùng không di động, giảm số lượng tinh trùng, giảm phần trăm tinh trùng bình thường, tăng phần trăm tinh trùng bất thường, giảm tỷ lệ sống của tinh trùng, giảm trọng lượng các cơ quan sinh sản. Ket quả này phù hợp với các nghiên cứu của tác giả Laxminarayana Bairy và cộng sự (2010), Tassuya Nishimura (1999), Soliman (1999) [23], [34], [35]. Như vậy, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng Deparkin gây suy

32

sinh dục ở chuột trong nghiên cứu này là phù hợp với cơ chế gây suy sinh dục muộn ở nam giới.

2. về tác dụng của Bá Bệnh

Từ kết quả nghiên cứu ở các bảng 3.1, 3.2, 3.3 và các hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 cho thấy: bá bệnh ở mức liều lOg/kg trọng lượng cơ thể chuột đã cải thiện được các chỉ số sinh sản như: tăng khả năng di động của tinh trùng, số lượng tinh trùng, tăng tỷ lệ tinh trùng sống, hình thái tinh trùng bình thường, tăng trọng lượng tinh hoàn, tuyến cowper, cơ nâng hậu môn lên một cách rõ rệt so với lô uống Deparkin.

Trong khi đó, nghiên cứu của Chan KL và các cộng sự năm 2009 đã chứng minh bá bệnh đã làm tăng số lượng tinh trùng, độ di động của tinh trùng, giảm tỷ lệ tinh trùng bất thưòmg, tăng nồng độ testosteron trong tinh hoàn chuột suy sinh dục gây ra bởi dịch chiết cây Andographis paniculata

[19]. Cũng theo nghiên cứu của Sambandan và cộng sự (2004), dịch chiết rễ bá bệnh làm tăng tổng hợp testosteron, tăng số lượng tinh trùng, tăng độ di động của tinh trùng [19].

Ta thấy, natri valproate gây suy sinh dục theo cơ chế tương tự cơ chế suy sinh dục muộn ở nam giới, làm giảm nồng độ testosteron máu, giảm nồng độ LH và FSH, giảm chất lượng, số lượng tinh trùng, tăng tỷ lệ tinh trùng có hình thái bất thường, giảm trọng lượng các cơ quan sinh sản như tinh hoàn, túi tinh, tuyến cowper, cơ nâng hậu môn, thay đổi cấu trúc hình thái học tinh hoàn [23], [34], [35]. Trong khi đó bá bệnh cải thiện được các chỉ số trên. Chúng tôi cho rằng, có thể bá bệnh đã tác động vào trục dưới đồi- tuyến yên- tinh hoàn, làm tăng nồng độ các hormon hướng sinh dục như GnRH, LH, FSH từ đó kích thích tinh hoàn bài tiết testosteron, sản xuất tinh trùng, cải thiện được các chỉ số sinh sản ở chuột bị gây suy sinh

33

dục bởi Deparkin. Đe khẳng định được điều này, cần phải tiến hành định lượng các hormone: testosterone, LH và FSH trong máu.

34

KÉT LUẬN

1. về tác dụng của bá bệnh trên số lượng và độ di động, tỷ lệ sống của tinh trùng

Bá bệnh làm tăng mật độ, tăng độ di động, tăng tỷ lệ sống của tinh trùng chuột bị gây suy sinh dục bởi Deparkin.

2. về tác dụng của bá bệnh trên hình thái tỉnh trùng

Bá bệnh làm tăng tỷ lệ tinh trùng bình thường, giảm tỷ lệ tinh trùng bất thường về mặt hình thái của chuột bị gây suy sinh dục bởi Deparkin.

3. về tác dụng của bá bệnh trên trọng lượng cơ quan sinh sản

Bá bệnh làm tăng trọng lượng cơ quan sinh sản như tinh hoàn, tuyến Cowper, cơ nâng hậu môn chuột bị gây suy sinh dục bởi Deparkin.

KIÉN NGHỊ

Nhằm làm sáng tỏ hơn về tác dụng và cơ chế tác dụng cải thiện của bá bệnh trên chức năng sinh dục trong bệnh suy sinh dục muộn ở nam giới, chúng tôi đề nghị cần tiến hành thêm các xét nghiệm định lượng nồng độ testosterone, LH và FSH máu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Trần Quán Anh (2004), Bệnh học giới tính nam, NXB Y học.

2. Trịnh Thị Kim Anh (2008), Đánh giá tác dụng androgen của Bá Bệnh (Eurycoma longifolia ì.) trên cơ quan sinh sản nam của chuột cổng đực non thực nghiệm, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ khóa 2003- 2008.

3. Đỗ Huy Bích (2004), “Cây Bá bệnh thuốc quý dân gian”, Bản tin dược liệu, 1 2.

4. Bộ môn Mô học và Phôi thai (2004), Mô học, Trưòng Đại học Y Hà Nôi.

5. Bộ Y tế (2009), hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

6. Phạm Thị Như Hằng (2008), Xãy dụng mô hình và bước đầu đánh giá tác dụng cơ bản của rê bá bệnh (Eurycoma longifoUa ].) trên hành vi tình dục của chuột cống đực thực nghiệm, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ khóa 2003-2008.

7. Văn Ngọc Hướng, Nguyễn Việt Hóa (2006), “Nghiên cứu các hoạt chất sinh học của cây Bá bệnh ( Eurycoma longifolia J.) tại Việt Nam”, Tạp chí hóa học ứng dụng 3;51, tr 36-39.

8. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr 412-413.

9. Trần Văn ơn, Hoàng Vãn Lâm, Phạm Hà Thanh Tùng, Nghiêm Đức Trọng, “Phân loại các thứ /giống bá bệnh (Eurycoma longifolia J.) ở Việt Nam”, Trường Đại học Dược Hà Nội.(tài liệu chưa công bố)

10. Trần Anh Tuấn, Trần Thu Hương (2007), “Nghiên cứu thành phần hóa học cây bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack)”, Tạp chí dược học, số 378 , tr 12.

11. Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, tập I, tr 116-118.

12. Viện Dược liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo, NXB Khoa học kỹ thuật.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

13. Ang HH, Cheang HS (2001), “Effects of Eurycoma longifolia Jack on laevator ani muscle in both uncastrated and testosterone- stimulated castrated intact male rats”., Arch Pharm Res, 24(5), 437- 440.

14. Ang HH, Lee KL (2002), “Effect of Eurycoma longifolia Jack on orientation activities in middle-aged male rats”, Fundamental and CUcinal Pharmacology, 16,479-483.

15. Ang HH , Lee KL, Kiyoshi M (2003), ''Euiycoma longifolia Jack enhances sexual motivation in middle-aged male mice”, J Basic Clin Physiol Pharmacol, 14(3), 301-308.

16. Ang íiH, Ngai TH, Tan TH (2003), “Effects of Eurycoma longifolia

Jack on sexual qualities in middle aged male rats”, Phytomedicine,

10(6-7), 3-509.

17. Behre HM, Wang c , Handelsman DJ and Nieschlag E (2004),

Pharmacology o f testosterone preparations, In Nieschlag E and Behre HM Testosterone. Action, Deficiency, Substitution. 3rd edn. Cambridge University Press,pp 405-444.

18. Chan KL, Choo CY, Abdullah NR, Ismail z (2004), “Antiplasmodial studies of Eurycoma longifolia Jack using the

lactate dehydrogenase assay of Plasmodium falciparum”, j Ethnopharmacol, 92(2-3), I T i- lT l.

19. Chan KL, Low BS, Teh CH, Das PK (2009), “The effect of

Eurycoma longifolia on sperm quality of male rats”, Nat Prod Commun, 4(10).

20. Frederick C.W.Wu, M.D, Abdelouahid (2010), “Identification of late-onset hypogonadism in Middle-Aged and Elderly men”. The NEW ENGLAND JOURNAL o f MEDICINE, 363(2), 123-135.

21. Gerhard Schreiber, Mirjana Ziemer (2008), “The aging male - diagnosis and therapy of late-onset hypogonadism”. The Authors Journal compilation, 6, 273-280.

22. Hooi Hoon ANG, and Meng Kwoon SIM (1998) "'Eurycoma longifolia Jack and Orientation Activities in Sexually Experienced Male Rats”, Biol Pharma Bull, 21 (3), 153-155.

23. Laxminarayana Bairy, Vijay Paul, and Yeshwanth Rao (2010), “Reproductive toxicity of sodium valproate in male rats”, India Journal o f Pharmacology, 42(2), 90-100.

24. Mahmoud A, Comhaire FH (2006), “Mechanisms of disease: late- onset hypogonadism”, Nat Clin Pract Urol, 3(8), 430-438.

25. Margaret O Nwagwu, Helen Baines, Jeffrey B Kerr and Francis JP Ebling (2005), “Neonatal androgenization of hypogonadal (hpg) male mice does not abolish estradiol-induced FSH production and spermatogenesis”. Reproductive Biology and Endocrinoly, 3-48.

26. Mohammed Kazi, MD, Stephen A. Geraci, MD, Christian A. Koch, MD, PhD (2007), “Considerations for the diagnosis Treatment of Testosterone Deficiency in Elderly Man”, The American Journal o f Medicine, 120, 340-835.

27. Nishino T, Wedel T, Schmitt O, Biihlmeyer K, Schonfelder M, Hirtreiter C, Schulz T, Kiihnel W, Michna H (2004), “androgen- dependent morphology of prostates and seminal vesicles in hershberger assay: evaluation of immunohistochemical and morphometric parameters”, Ann Anat, 186(3), 247-253.

28. O’Shaughnessy P J, monteiro A, Verhoeven G, Gendt De K, and Abel M H (2010), “Effect of FSH on testicular morphology and spermatogenesis an gonadotrophin-deficient hypogonadal mice lacking androgen receptors”. Society for Reproductive and Fertility.

29. P.Zanoni, M.Zavatti, C.Montanari, M.Baraldi (2009), “Influence of Eurycoma longifolia on the copulatoiy activity of sexually sluggish and impotent male rats”, Journal o f Ethanopharmacology, 126, 308-313. 30. Roger D Stanworth T Hugh Jones (2008), “Testosterone for the aging

male; current evidence and recommended practive”. Clinical Interventions in Aging, 3(1), 25-44.

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá tác dụng của rễ bá bệnh (eurycoma longifolia j ) lên sự suy sinh dục gây ra bởi natri valproate (deparkin) trên chuột thực nghiệm (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)