f. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
2.1.3.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư
Chi nhánh ngân hàng thường tổ chức thẩm định theo một trong các phương pháp sau:
Thẩm định theo trình tự
Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định dự án theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau, từ đó đưa ra quyết định đồng ý hay bác bỏ khoản cho vay dự án đầu tư. Phương pháp này được sử dụng trong nội dung thẩm định tài chính, phi tài chính về Chủ đầu tư.
Phương pháp phân tích so sánh đối chiếu
So sánh các chỉ tiêu, các tỷ số nhằm đánh giá tính hợp lý và tính ưu việt của dự án để có sự đánh giá đúng khi thẩm định dự án. Phương pháp này sử dụng trong thẩm định tài chính, phi tài chính, pháp lý của Chủ đầu tư, Dự án đầu tư.
Phương pháp dự báo
Nội dung của phương pháp này là sử dụng các số liệu thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra các yếu tố có ảnh hưởng
trực tiếp đến tính khả thi của dự án. Phương pháp dự báo thường dùng trong thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, thẩm định nguồn cung cấp đầu vào của dự án.
Phương pháp phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy là phân tích mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Phương pháp này được sử dụng trong thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm, thẩm định tài chính của dự án.
Phương pháp phân tích rủi ro
Rủi ro của dự án khi thực hiện thường được phân ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động. Phân tích rủi ro nhằm xác định phương pháp xử lý từng loại rủi ro, bảo đảm tính an toàn và khả năng trả nợ đối với khoản vay. Phương pháp này sử dụng trong nội dung thẩm định tài sản đảm bảo.
2.1.4.Hoạt động đánh giá trong thẩm định dự án tại chi nhánh Vietcombank Bắc Hà Tĩnh
* Quy trình đánh giá rủi ro
- Ngăn ngừa và xử lí các rủi ro theo các bước:
Giám sát thường xuyên các hoạt động nghiệp vụ, xác định rủi ro và phân loại rủi ro. Đánh giá, phân tích rủi ro (đo lường, phân tích tính chất phức tạp của rủi ro). Đưa ra các biện pháp tương ứng giải quyết, ngăn chặn rủi ro.
- Đặc biệt đối với việc quản trị rủi ro tín dụng: thực hiện chu trình kiểm soát tín dụng liên tục:
Kiểm soát trước khi cho vay → Kiểm soát trong khi cho vay → Kiểm soát sau khi cho vay. Việc quản trị rủi ro thực chất là một quá trình liên tục bắt đầu từ khâu thẩm định đánh giá trước phê duyệt khoản vay; giải ngân; theo dõi khoản vay (bao gồm việc đưa ra các dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng của khách hàng), quản lý các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu (bao gồm việc
đưa ra các giải pháp, phương án thu hồi nợ nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại cho ngân hàng), cho đến khi thu hồi vốn.
* Nội dung đánh giá rủi ro
Bên cạnh lợi nhuận kỳ vọng, các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng tiềm ẩn rủi ro bất trắc rất lớn, khó xác định. Nhận thức được những tác động tiêu cực của yếu tố rủi ro đối với các hoạt động của ngân hàng, ngân hàng TMCP Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Tĩnh luôn chú trọng đến công tác quản lý rủi ro và an toàn vốn trong hoạt động đầu tư, thực hiện chính sách quản lý rủi ro thống nhất của Vietcombank.
Quan điểm chung:
Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 01 Khách hàng; 01 ngành nghề/lĩnh vực có liên quan, 01 loại tiền tệ.
Khi cấp tín dụng cho các dự án lớn phải thực hiện theo chế độ tập thể, đảm bảo tính khách quan, chú trọng các rủi ro của dự án.
Quản lý rủi ro căn cứ trên cơ sở định hướng hoạt động tín dụng từng thời kỳ, căn cứ trên cơ sở các Quyết định, Quy chế, Quy định, Quy trình tín dụng do Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng Giám Đốc ban hành và căn cứ trên cơ sở các văn bản thông báo chỉ đạo do các thành viên ban điều hành ký.
Đối với những dự án lớn, trong công tác thẩm định rủi ro có sự tham gia ý kiến của các ủy ban phụ trách trong công tác quản lý rủi ro chung của Vietcombank theo thông lệ của ngân hàng quốc tế.
* Phương pháp quản lí rủi ro
Các biện pháp quản lý rủi ro cụ thể được Chi nhánh áp dụng đó là:
- Phân tích rủi ro thông qua thực hiện một trong các phương pháp: phương pháp điều chỉnh tỷ số chiết khấu, phương pháp hệ số tin cậy, phân tích độ nhạy, phân tích theo kịch bản hoặc phân tích xác suất.
- Xử lí và quản trị rủi ro theo một trong 5 phương pháp: tránh rủi ro, phòng ngừa thiệt hại, tự bảo hiểm, phong tỏa rủi ro và chuyển giao rủi ro.