CHƯƠNG 5. BỐ TRÍ MẶT BẰNG THI CÔNG

Một phần của tài liệu Thiết kế tổ chức thi công công trình phú vinh 1 (Trang 79)

5 , 22 = = = rai F F m Chọn m = 3 526 . 3 3 579 . 10 5 , 22 = = = m F Ftt rai (m2/ca) Qtt = 3.526×0,175 = 617 (m3/ca)

Vậy điều kiện khống chế Qkc =461  Qtt = 617  Qm =840 được thoả mãn.

3.2.7.1. Bố trí tổ chức thi công trên mặt đập

1. Nội dung công việc và phương pháp thi công

Công việc trên mặt đập gồm ba phần việc chính là rải, san, đầm. Ngoài ra còn một số công tác khác như xây dựng vật thoát nước, lát mái thượng lưu, trồng cỏ và làm rãnh thoát nước ở hạ lưu...

Để cho ba phần việc rải, san, đầm không chồng chéo lên nhau và để tăng nhanh tốc độ thi công ta dùng phương pháp thi công dây chuyền trên mặt đập ứng với các đoạn công tác đã chia trên mỗi đoạn sẽ hoàn thành một phần việc và các phần việc sẽ được tiến hành đồng thời theo thứ tự : Rải - San - Đầm.

Tại các cao trình có diện tích quá nhỏ ta không thể thi công dây chuyền mà tổ chức thi công theo phương pháp tuần tự.

hơi nghiêng (với độ dốc 0,5% về phía thượng lưu) để thoát nước mưa.

+ Rải san đầm song song với tuyến đập để tránh vị trí xung yếu thuận đường nước thấm từ thượng lưu về hạ lưu, mặt đập phải bằng phẳng tránh ứ đọng nước mưa.

+ Để đảm bảo toàn bộ mặt cắt đập được đầm nện kỹ và đều cần đổ đất rộng thêm về phía thượng lưu 0,5m, về hạ lưu 0,3m.

2. Bố trí thi công trên mặt đập

Ta bố trí thi công trên mặt đập tại cao trình 22,5m có các thông số sau: -Diện tích mặt đập F22,5 = 14068 m2.

- Số ca làm việc trong ngày: 2 - Số đoạn công tác m = 3 đoạn - Diện tích rải thực tế Ftt

rải = 4800 (m2/ca). - Chiều dày rải đất hrải = 0,25 m.

- Cường độ thi công khống chế Qkc = 461 (m3/ca). - Cường độ thi công máy chủ đạo Qm = 840 (m3/ca). - Cường độ thi công thực tế Qtt = 617 (m3/ca)

Với phương pháp thi công dây truyền ta có các phương pháp bố trí đầm như sau:

Phương pháp đầm vòng

Phương pháp này dùng ở đoạn công tác có diện tích rộng có thể tổ hợp 23 quả đầm cho một máy kéo. Phương pháp này đầm theo vòng tròn từ ngoài vào trong nên nén chặt đều. Năng suất tương đối cao nhưng tại bốn góc của mặt công tác khó tránh khỏi đầm sót và đầm trùng. Tại chỗ máy quay vòng, đất thường bị tác dụng của lực cắt, lực xoáy tương đối lớn, do đó kết cấu thường bị phá hoại, khó đảm bảo chất lượng ở hai đoạn đầu công tác.

Phương pháp tiến lùi

Phương pháp này dùng ở đoạn công tác hẹp, nhưng cũng thích hợp với đoạn công tác rộng. Phương pháp này có đặc điểm là thao tác đơn giản dễ khống chế chất lượng, nhưng ở hai đầu đoạn công tác phải dừng máy để thay đổi hướng đi nên làm giảm năng suất đầm. Độ rộng xê dịch của máy đầm trong quá trình đầm nén

Bảng 2-8: Sơ đồ tổ chức thi công trên mặt đập cho m = 3 Ca m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 R S Đ R S Đ R S Đ R 2 R S Đ R S Đ R S Đ 3 R S Đ R S Đ R S

Tương tự bố trí thi công cho các cao trình khác. Khi số m = 4 hoặc m = 5 ta bố trí như sau:

Bảng 2-9: Sơ đồ tổ chức thi công trên mặt đập cho m = 4

Ca m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 R S Đ R S Đ R S 2 R S Đ R S Đ R 3 R S Đ R S Đ 4 R S Đ R S Đ

Bảng 2-9: Sơ đồ tổ chức thi công trên mặt đập cho m = 5

Ca m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 R S Đ R S Đ 2 R S Đ R S Đ 3 R S Đ R S Đ 4 R S Đ R S 5 R S Đ R

3.2.8. Công tác kiểm tra đánh giá chất lượngthi công đập đất

1-Trong quá trình thi công đập lãnh đạo kỹ thuật các công trường, ban A phải tổ chức kiểm tra một cách có hệ thống các mặt sau đây:

- Việc thực hiện đồ án thiết kế.

- Việc thực hiện các quy trình, quy phạm. - Chất lượng công trình.

tác kiểm tra phải tinh thông nghiệp vụ, trung thực; các sổ sách ghi chép số liệu phải được quy định, thống nhất, phải ghi chép rõ ràng.

3- Khi kiểm tra các bãi vật liệu phải chú ý các điểm sau đây: - Vị trí và danh giới các bãi vật liệu.

- Hệ thống thoát nước. - Việc bóc tầng phủ.

- Phương pháp khai thác đất so với thiết kế biện pháp thi công. - Chất đất so với yêu cầu của thiết kế.

- Phẩm chất và cấp phối của vật liệu làm lọc.

4- Kiểm tra việc sử lý nền đáp phải chú ý các điểm sau đây: - Việc bóc tầng phủ.

- Việc thu dọn nền đập, lấp các lỗ khoan … - Hệ thống thoát nước.

- Việc sử lý nước mạch.

- Chất đất nền so với tài liệu khảo sát và đồ án thiết kế.

- Tình hình kết cấu nền đập, bị phá hoại do thi công tiêu nước không đúng kỹ thuật.

- Xử lý nền ở hai vai đập và hai vách bờ sông. - Đặt thiết bị quan trắc.

5- Khi đắp đập phải chú ý kiểm tra các điểm sau đây:

- Việc tổ chức thi công trên mặt đập so với thiết kế biện pháp thi công. - Chất lượng đất đắp.

- Phẩm chất và cấp phối vật liệu làm tầng lọc. - Việc sử lý các mặt tiếp giáp.

- Độ ẩm của đất, chiều dày lớp rải, khối lượng thể tích khô của từng lớp đất đã được đầm chặt.

- Chất lượng đắp đất xung quanh các công trình bê tông và ở các mặt nối tiếp.

- Quy cách của công cụ đầm nén, phương pháp đầm.

6- Khối lượng thể tích khô của đất đắp được xác định bằng phương pháp chủ yếu dưới đây:

- Đối với đất sét, đất thịt lấy đất nguyên dạng bằng dao vòng rồi xác định khối lượng thể tích khô.

7- Kiểm tra tầng lọc ngược về chiều dày, thành phần hạt, kiểm tra chất lượng đá và phương pháp xếp.

8- Các nhận xét về chất lượng và biện pháp xử lý phải được ghi vào sổ nhật ký riêng về ở hiện trường có trách nhiệm thực hiện những ý kiến của lãnh đạo kiểm tra chất lượng thi công.Cán bộ kỹ thuật cấp trên của mình đã ghi trong sổ này.

3.3. Thi công các công tác khác

3.3.1. Thi công lăng trụ thoát nước

Khối lượng Đống đá tiêu nước đợt I

TT Hạng mục kích thước(m)

Dài Cao Rộng

Đá hộc 0

1 Đống đá 45,00 2,8 7,36 927

Tổng 927

Khối lượng Đống đá tiêu nước đợt II

TT Hạng mục kích thước(m)

Dài Cao Rộng

Đá hộc 0

1 Đống đá 40,00 2,8 7,36 824

Tổng 824

3.3.2. Thi công rãnh tiêu nước cơ đập

Khối lượng Đá xây rãnh thoát nước mái hạ lưu

TT Hạng mục kích thước(m) Dài Cao Rộng Đá xây M 100 - 1 Móng 220,00 0,3 0,90 59,4 2 tường (2 Bờ) 220,00 0,3 0,30 39,6 Tổng 99

3.3.3. Lát mái thượng lưu đập

 Khối lượng thi công đợt 1: 22.37x22.36x0.12=120(m3)  Khối lượng thi công đợt 2: 20.87x28.62x0.12=143.3(m3)  Khối lượng thi công đợt 3: 21.27x29.85x0.12=151.6(m3)  Khối lượng thi công đợt 4: 21.82x19.56x0.12=102.4(m3)

4 10 2, 8 0.9 0. 6 0.3 0. 3 0.3

3.3.4. Trồng cỏ mái hạ lưu

Khối lượng thi công: 88.5x108=9.558(m2)

3.3.5. Thi công đường trên mặt đập

Chương 4. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG ĐẬP ĐẤT 4.1. Mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc lập tiến độ

4.1.1. Mục đích

Mục đích của việc lập tiến độ là đưa ra trình tự thi công, thời gian thi công, yêu cầu về thiết bị vật tư, máy móc và nhân lực trong từng thời kỳ thi công của hạng mục một cách hợp lý và kinh tế nhất. Từ đó đưa ra kế hoạch cung cấp vốn và thiết bị nhân lực cho thi công công trình.

4.1.2. Ý nghĩa lập tiến độ thi công

Kế hoạch tiến độ sắp xếp hợp lý đảm bảo công trình được thi công thuận lợi, liên tục và nhịp nhàng, sử dụng hợp lý vốn, sức người và máy móc. Khi tiến độ thi công sắp xếp hợp lý sẽ làm cho chất lượng công trình được đảm bảo và an toàn.

4.1.3. Nguyên tắc lập tiến độ thi công

- Thời gian hoàn thành công trình phải nằm trong phạm vi thời gian thi công do nhà nước quy định. Các công trình đơn vị hoặc công trình hạng mục cần tuân theo thời hạn quy định trong tổng tiến độ chung.

- Phân rõ công trình chỉ yếu, công trình thứ yếu để tập trung sức người, sức của tạo điều kiện thuận lợi cho thi công các công trình mấu chốt.

- Tốc độ phát triển xây dựng công trình theo thời gian và trong không gian phải được ràng buộc một cách chặt chẽ bởi các điều kiện khí tượng, thủy văn, địa chất thủy văn…thể hiện được sự lợi dụng những điều kiện khách quan có lợi cho việc thi công công trình.

- Tốc độ thi công và trình tự thi công đã quy định trong kế hoạch tiến độ đều phải thích ứng với điều kiện kỹ thuật thi công và phương pháp thi công được chọn.

- Khi chọn phương án sắp xếp kế hoạch tiến độ cần tiến hành xem xét các mặt như giảm thấp chi phí công trình tạm và ngăn ngừa ứ đọng vốn xây dựng để đảm bảo việc sử dụng hợp lý vốn đầu tư xây dựng công trình.

- Trong thời kỳ chủ yếu thi công công trình cần phải giữ vững sự cân đối về cung ứng nhân lực, vật liệu và sự hoạt động của thiết bị máy móc, xí nghiệp phụ.

- Khi sắp xếp kế hoạch tiến độ cần dựa vào điều kiện tự nhiên và tình hình thi công cụ thể mà tiến hành nghiên cứu để đảm bảo trong quá trình thi công công trình được an toàn.

4.2. Nội dung và trình tự kế hoạch tiến độ thi công

- Kê khai các hạng mục của công trình, phân chia công trình đơn vị thành các bộ phận kết cấu, và tiến hành sắp xếp theo trình tự thi công một các thích hợp.

- Tính toán cụ thể và chính xác khối lượng từng bộ phận, hạng mục công theo hồ sơ thiết kế và bản vẽ thi công.

- Xác định một số hạng mục chủ yếu, thứ yếu trong công trình đơn vị. Đối với những hạng mục chủ yếu cần tiến hành phân tích tỷ mỷ, sắp xếp thời đoạn thi công, đề xuất một số khả năng phương pháp thi công và thiết bị máy móc.

- Sơ bộ vạch ra kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị.

- Xác định phương án thi công và thiết bị máy móc cho công trình chủ yếu. - Sửa chữa và điều chỉnh kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị. - Đề xuất kế hoạch cung ứng nhân lực, vật liệu và thiết bị máy móc.

4.3. Lựa chọn phương pháp lập tiến độ thi công

Bảng 4.1. Bảng tính lập tiến đô thi công đập chính

TT Hạng mục công việc Đơn

vị Khối lượng Tổng công Số ngày thi công nhân công trong ngày Mã hiệu Nhân công 1 Chuẩn bị mặt bằng 100m3 80,0 AB21133 0,81 65 10 6

2 Đắp đê quai dọc, thượng, hạ lưu giai đoạn I 100m3 13,7 AB.24133 0,81 11 2 6

3 Đào móng đập giai đoạn I 100m3 120,2 AB.25423 1,758 211 9 23

4 Đào đất đắp đập đợt I 100m3 1.323,4 AB.24133 0,81 1072 85 13

5 Đắp đập vai phải lên cao trình +25,00m 100m3 1.111,9 AB.63112 1,48 1646 85 19

6 Thi công đống đá tiêu nước giai đoạn I 100m3 9,3 AE.12120 1,40 13 10 1

7 Đào đất đắp đập đợt II 100m3 919,4 AB.24133 0,81 745 60 12

8 Đắp đập vai phải đến cao trình thiết kế +42,90m 100m3 772,5 AB.6311

2 1,48 1.143 60 19

9 Đắp đê quai thượng, hạ lưu giai đoạn II 100m3 89,2 AB.2412

3 0,81 72 7 10

10 Đào móng đập giai đoạn II 100m3 83,9 AB.25423 1,758 147 15 10

11 Lát mái thượng lưu đợt I m3 263,3 AG.11823 3,56 937 40 23

12 Trồng cỏ mái hạ lưu đập đơtI 100m2 22,0 AL.17111 9 198 18 11

13 Đào đất đắp đập đợt III 100m3 1.240,4 AB.24133 0,81 1005 78 13

14 Đắp đập vai phải lên cao trình +35,0m 100m3 1.042,2 AB.63112 1,48 1542 78 20

15 Thi công đống đá tiêu nước giai đoạn II 100m3 8,2 AE.12120 1,40 12 10 1

17 Đào đất đắp đập đợt IV 100m3 288,9 AB.24133 0,81 234 40 6

18 Đắp đập vai phải đến cao trình thiết kế 42,9m 100m3 242,7 AB.63112 1,48 359 40 9

19 Lát mái thượng lưu đợt II m3 254,0 AG.11823 3,56 904 60 15

20 Trồng cỏ mái hạ lưu đập đợt II 100m2 73,6 AL.17111 9,00 662 50 13

4.5. Đánh giá tiến độ thi công

Biểu đồ cung ứng nhân lực phản ánh sự cân đối về cung ứng tài nguyên trong thời kỳ chủ yếu thi công công trình. Vì thế ta cần kiểm tra đánh giá chất lượng của biểu đồ cung ứng nhân lực người ta dùng hệ số không cân đối K.

max tb A

K = = 1,3 ÷1,6 A

Trong đó : Amax – Trị số lớn nhất của số lượng công nhân biểu thị trên biểu đồ cung ứng nhân lực Amax = 34 người/ngày.

Atb – Trị số trung bình của số lượng công nhân trong suốt quá trình thi công công trình. 24 548 210 . 13 = = × ∑ = T t a A i i tb người/ngày

Trong đó : ai - Số lượng công nhân làm việc trong ngày.

ti - Thời đoạn thi công cần cung ứng số lượng công nhân trong mỗi ngày là ai.

T - Thời gian thi công

Vậy = max =3424=1,41 tb A A K Nhận xét : Ta thấy 1,3 < K = 1,41 < 1,6

Như vậy, biểu đồ cung ứng nhân lực đạt yêu cầu về sự cân bằng tổng hợp. Vì thế, kế hoạch tiến độ lập trên đây là hợp lý.

CHƯƠNG 5. BỐ TRÍ MẶT BẰNG THI CÔNG 5.1. Phân tích các tài liệu liên quan

5.1.1. Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc bố trí mặt bằng thi công.

5.1.1.1. Mục đích:

Bố trí mặt bằng công trường là bố trí và quy hoạch các công trình lâu dài và tạm thời, các cơ sở phục vụ, kho bãi, đường xá giao thông, mạng lưới điện, nước, … trên mặt bằng và trên các cao trình trong hiện trường, hoặc khu vực thi công.

Mục đích của bố trí mặt bằng thi công là tìm ra quy mô, vị trí các công trình phục vụ cho việc thi công công trình chính.

5.1.1.2. Nhiệm vụ bố trí mặt bằng thi công

Nhiệm vụ của bố trí mặt bằng thi công là giải quyết một cách chính xác vấn đề không gian trong khu vực xây dựng để hoàn thành một cách thuận lợi việc xây dựng toàn bộ công trình trong thời gian quy định.

5.1.1.3. Nguyên tắc bố trí mặt bằng thi cộng.

Khi thiết kế bản đồ bố trí mặt bằng công trường cần phải tuân theo những nguyên tắc sau

- Việc bố trí tất cả các công trình tạm đều không được làm trở ngại đến việc thi công và vận hành công trình chính.

- Cố gắng giảm bớt khối lượng công trình tạm, làm cho phí tổn công trình tạm là nhỏ nhất, lợi dụng các công trình sẵn có của địa phương và sử dụng vật liệu địa phương.

- Phù hợp với yêu cầu bảo an phòng hỏa và vệ sinh sản xuất : Đường xá giao thông trong công trình không nên cắt đường giao thông chính. Đường giao thông chính nên bố trí dọc theo hiện trường thi công và không nên đi qua khu nhà ở, kho bãi hay các xưởng phụ gia công để bảo đảm vận chuyển được an toàn.

- Để tiện việc sản xuất và sinh hoạt, những xí nghiệp phụ và công trình có quan hệ mật thiết với nhau về quá trình công nghệ cũng như về quản lý.

- Việc bố trí hiện trường phải chặt chẽ, giảm bớt diện tích chiếm đất, đặc biệt là diện tích canh tác để tiện cho việc quản lý sản xuất và hạn chế việc chiếm đất canh tác

Một phần của tài liệu Thiết kế tổ chức thi công công trình phú vinh 1 (Trang 79)