5. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2 Người phụ nữ kiên trung, đảm đang
Văn chương không chỉ là nơi để nhà văn phơi bày những cái tốt – cái xấu, cái cao cả - cái thấp hèn, cái bi – cái hài, những giá trị chân – thiện – mỹ của cuộc sống mà còn là nơi để người đọc cảm nhận, bày tỏ những suy tư, tình cảm mà tác giả gởi gấm, chia sẻ từ chính cuộc sống. Chính vì thế, không phải ngẫu nhiên hình ảnh trung tâm và cũng là hình ảnh thành công trong tác phẩm Nguyễn Thi lại là hình ảnh những người phụ nữ, nhất là người mẹ, người chị, người em gái nhỏ kiên trung, đảm đang. Mà vì, đối với ông người mẹ, người chị, người em Việt Nam luôn luôn ở đâu cũng đều đóng vai trò là chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần cho người chồng, người con trong gia đình dù lớn hay nhỏ, gần hay xa. Là nhân vật có khả năng quy tụ vào mình nhiều mối quan hệ có ý nghĩa, và cũng là gốc sinh ra, là nguồn nuôi dưỡng những tình cảm lớn lao, đằm thắm ở người con. Với những hình ảnh cuộc chiến đấu ở quê hương Nam Bộ vô cùng quyết liệt mà cũng giàu chất thơ, với hình ảnh “Các bà mẹ khăn choàng hầu, ngồi nhai trầu” và những cô gái “Vừa bơi xuồng vừa tải đạn” (Ngày về).
Đó là hình ảnh những bà mẹ tần tảo suốt đời vẫn sắt son thuỷ chung thờ chồng, hy sinh, vất vả cả quảng đời còn lại để nuôi con, thương yêu che dấu bộ đội như con đẻ của mình như mẹ của Việt, mẹ của Chỉnh, Đực, của cái Mùi: “Hồi trào Pháp, đêm nào ổng đi phụ đánh bót với anh em, tôi ở nhà lo muốn gãy chân giường. Cứ leo lên tuột xuống hoài mà có biết ăn trầu như giờ đâu cho đỡ lo. Giờ nghe trẻ nó kêu nhau đi đánh bót, bụng thì thương con, nhưng miệng cứ hối nó nấu cơm ăn cho sớm rồi đi”
(Chuyện xóm tôi). Thêm vào đó, là hình ảnh người mẹ chống chọi với gian nguy, khó
nhọc: “cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, chiếc nón rách, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi lại không còn thấy bạc, dư sức một mình rinh thùng lúa”. Đó là bức chân dung về người mẹ tần tảo, xốc vác trong truyện Những đứa con trong gia đình chị luôn tỏ ra là người phụ nữ mạnh mẽ nhưng bên trong chị lại là nỗi đau, sự dằn vặt, khi chồng bị giặc chặt đầu, nỗi đau ấy chẳng khác gì dao cứa ngang tim nhưng lại cắn răng ghìm nén đau thương để sống, âm thầm nuốt nước mắt vào trong, lặng lẽ một mình chịu đựng nỗi đau âm ỉ ấy để tiếp tục sống nuôi con và tranh đấu : “Ba mày bị Tây nó chặt đầu, tao cứ đi theo cái thằng xách đầu mà đòi. Đi từ ấp trong tới ấp ngoài, nó qua sông tao cũng qua, nó về quận tao cũng tới. Một tay tao bồng em mày, một tay cắp rổ[..] lòng dạ tao đâu còn rảnh để mà sợ, mà khóc, chỉ thương con thôi..”[24;Tr.106]. Ai ngờ truyền thống “yêu nhau tam tứ núi cũng trèo..” có ngày lại hiện ra dưới hình
thức đau đớn, dữ dội, bạo liệt thế này? Một người vợ bồng con cắp rổ theo thằng giặc đòi đầu chồng, một người mẹ hiên ngang đối đáp với kẻ thù mà “hai bàn tay to bản”
vẫn “phủ lên đầu đàn con đứng nép dưới chân”,... Những hình ảnh ấy đáng được coi như biểu tượng về người mẹ ở một xứ sở mà cuộc sống còn quá nhiều khốc liệt của bom đạn nhưng rất đỗi kiên cường, hết sức đau thương nhưng vô cùng cao cả. Kiên cường, cao cả vì dưới một sự đau khổ lớn, người mẹ ấy vẫn là sự sống, tiếp thêm niềm tin sức mạnh cho các con noi theo. Cứ thế đó má lại vất vả, cố gắng làm việc để nuôi con má lội hết đồng này sang bưng khác “Con mắt tìm việc, bàn chân dọ đường”
[24;Tr.107], má đi xin làm công cấy, công gặt để giấu nỗi lòng mình vào bên trong. Cũng giống như hình ảnh những bà má, bà bầm, người mẹ trong thơ Tố Hữu: Mẹ suốt,
Mẹ Tơm, Bà má Hậu Giang,...bằng những tình cảm thương con, thương bộ đội sâu sắc của lòng người mẹ ấm áp. Đồng thời, còn hiện lên hình ảnh những cô gái gan dạ, dũng cảm mới mười sáu, mười bảy tuổiđầu mà các cô đã hăng hái đăng ký lên đường đi bộ đội. Vì trong tâm tưởng từ bé của các cô đã có mối thù không đội trời chung với giặc, thấy được tội ác dã man của chúng đối với gia đình mình, bà con lối xóm và cả dân tộc như: Chỉnh, Nga, Hà trong Mùa xuân: “Chỉnh đến từ giả lúc Nga đang xay bột. Nga nghiêng đầu, dùng vai dụi mớ tóc loà xoà dưới cổ, tròn mắt: Thiệt hả? Thiệt, mùng hai Tết tao đi. Trời đất... Hai cô bạn gái thiếu điều ôm lấy nhau. Thường thì không sao, lúc gần xa nhau, kỷ niệm cũ bỗng xô tới. Nhìn bạn, óc Nga rối lên. Đó là những ngày hai đứa đi phá “ấp chiến lược”, sợ giặc phục kích không dám về nhà, nằm co rút ngủ với nhau ngoài chòi vịt, sáng dậy nước ruộng đọng vũng ở chỗ nằm....Đó là những ngày đi chợ qua bót Ngã Ba, truyền đơn nhét đơn quần thun giũ một cái nó chui tuột xuống, gió bay trắng lộ... và biết bao hình ảnh nữa cứ vụt đến, mất đi, hiện lên, chen nhau, náo nức, bào bọt...” [24;Tr.29]. Hay là hình ảnh của Chiến – người con gái mang vóc dáng của mẹ mình “hai bắp tay tròn vọ sạm đỏ màu cháy nắng, thân người to và chắc nịch” [24;Tr.121] (Những đứa con trong gia đình)
mang vẻ đẹp của những con người mang trong mình sự gánh vác, để chống chọi, để chịu đựng và để chiến thắng chỉ câu nói đã khái quát được tư thế hiên ngang, dũng cảm của người thiếu nữ vừa tròn mười tám: “Đã làm thân con gái, ra đi tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!”. Rất giản dị, nhưng ở đó là biểu hiện cao nhất của tinh thần dân tộc trong chiến tranh. Chiến không chỉ gan dạ trong chiến đấu mà còn là người chị đảm đang, trọn vẹn lo trước sau trong gia đình khi má mất lo cho đàn
em ngày càng “giống in như má” Chiến nói: “Còn năm công ruộng hồi trước mấy chú cấp cho ba má, giờ mình đi trao lại chi bộ đặng chia cho cô bác khác mần nghen? Hai công mía thì chừng nào tới mùa, nhờ chú Năm đốn, để đành đó làm đám giỗ ba má. Em cũng ừ nghen? Còn bàn thờ má em tính đâu? Gởi sang chú Năm cho thằng Út nó coi chừng hay để chị Hai về đem đi?” [24;Tr.119]. Hình ảnh người chị đảm đang, chăm lo việc nhà giỏi thay cho cha mẹ đã mất để nuôi em in đậm trong lòng người đọc.
Ở cái tuổi má phấn môi hồng, cái tuổi còn nhiều mơ mộng vậy mà các cô gái đã để sang một bên, không quản khó nhọc tình nguyện đi vào các công trường, các mặt trận để giúp các anh giao liên, đưa thông tin liên lạc, phá bom làm đường chẳng khác nào những chàng trai thực thụ trong Đôi bạn, Ngày về, Làm việc,... Những tiếng cười, những câu đùa chất phác của các cô đã phần nào tăng thêm niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, thôi thúc niềm tin cho các anh bộ đội miền Nam đi tập kết hăng say sản xuất và tập luyện tốt hơn. Nào là nhường nhà, giường, phản,...như Mận, Phấn trong Về Nam hay
là cô Lý trong Làm việc,...đã thể hiện tình cảm gắn bó, đoàn kết giúp đỡ nhau của tất cả mọi người trong chiến đấu cũng như trong đời sống hằng ngày.
Không chỉ thấy hình ảnh tiễn chồng ra trận trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm. Mà ở tác phẩm Nguyễn Thi lần nữa ta bắt gặp hình ảnh những người vợ trẻ tiễn chồng đi chiến đấu rồi lại một thân, một mình lận đận nuôi con với nỗi nhớ chồng dằn vặt, da diết. Như chuyện người vợ trong Quê hương, đành chịu xa chồng đang làm việc ở Hải Phòng để về nơi giới tuyến, khi bên kia sông Hiền Lương, nơi bờ Nam còn có mẹ, có em đang sống: “Mạ ở bên nớ sáu mươi tuổi đầu rồi mà chúng còn bắt đi gác[...] các dì nó với chị em bên nớ ngày nào cũng phải gánh nước vào đồn...”
[23;Tr.62]. Chị phải về ở nơi quê giới tuyến với nỗi buồn mỗi khi nhìn thấy mẹ mình
“Mỗi lần trông sang bờ Bắc, thấy tôi vẫn đi lại làm ăn vui vẻ là mạ tôi chắc dạ. Vì thấy được tôi thì chắc có ngày tôi sẽ trở về” [23;Tr.58], niềm hy vọng của chị sẽ có ngày bồng con về thăm mẹ. Không chỉ thế, cao hơn em, hơn mẹ, hơn chồng còn là công việc của chị - một tổ trưởng lao động phơi muối, chèo ghe cho hợp tác xã, một uỷ viên chấp hành phụ nữ lo quyên gạo giúp đồng bào bờ Nam, lo chở lá cất trường học cho các em nhỏ,... Chị là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến, cho miền Nam ruột thịt và đặc biệt là chỗ dựa cho người chồng tin tưởng đang đi chiến đấu. Vốn cóđức tính chịu thương, chịu khó đáng quý ở người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay quen hy
sinh, chịu đựng, yêu chồng hơn yêu mình, yêu con cao hơn yêu chồng, yêu quê hương hơn tất cả, buồn vì xa chồng, chết con, vì đất nước rộng lớn, giàu đẹp, niềm vui rộng, nỗi đau sâu, mang nặng suy tư của đất nước bị chia cắt và trách nhiệm trong tâm hồn thuần phác của người phụ nữ trước cuộc đời bình dị. Hơn thế nũa, người phụ nữ trong tác phẩm Nguyễn Thi lại một lần nữa làm người đọc phải xúc động trước sự cứng rắn, dũng cảm, hiên ngang đứng trước kẻ thù thà chết chứ không bao giờ hở nửa lời: “Chị nhìn thẳng vào mắt chúng mà theo cách nói của những người tự do: Tao chẳng phải là cộng sản gì hết! Chồng tao cũng chẳng phải xúi tao gì hết! Chúng mày giết tao thì tao cũng biết giết chúng mày. Tao khai có vậy thôi” [23;Tr.325] (Tự do). Hình ảnh đáng quý, gân guốc của người phụ nữ trước mọi hoàn cảnh vẫn hiên ngang, kiên định để bảo vệ bí mật của đồng đội, nuốt nước mắt chịu sự đau đớn, hành hạ của kẻ thù đáng được ca ngợi hòa vào lợi ích chung của đất nước.
Bên cạnh đó, Nguyễn Thi còn xây dựng hình ảnh người phụ nữ anh hùng mang trong mình vẻ đẹp cao cả mà hiện lên trong tác phẩm của mình là con người bình thường, giản dị trong cuộc đời. Trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù, họ là những người chiến sĩ quả cảm, nhưng trở về đời sống thường nhặt, họ lại gần gũi như con người đang sống quanh ta. Chị Út Tịch – người phụ nữ kiên cường, dũng cảm trước kẻ thù vậy mà dưới ánh mắt của các con chị, của đồng bào Tam Ngãi quê hương chị đó vẫn là người con của làng xóm, người mẹ luôn yêu thương con mình khi bước ra khỏi trận đánh còn nồng mùi thuốc súng, chị trở về với đàn con: “Tiếng cười đi trước, con người đi sau, cả xóm len theo bóng cây nghe chuyện chiến đấu của chị. Chị vắt tấm choàng trên vai, trao súng cho con Bé, cây súng có treo chùm bánh ú, rồi ôm lấy mấy đứa con. Đi vài bước, chị lại đứng lại để trả lời cô bác. Cả xóm ai cũng muốn hỏi thăm chị một câu. Tiếng chị kéo dài trên đường xóm” [24;Tr.157] (Mẹ vắng nhà). Đó còn là hình ảnh một người phụ nữ như bao người phụ nữ Nam Bộ khác hiền dịu, yêu con: “Người mẹ cười ngất, môi chị thoáng vết trầu đỏ tươi. Chị xốc luôn thằng Hiển lên một tay nữa, hít vào má nó, rồi cả hai tay bồng hai đứa con, chị bước nhẹ nhàng qua cây cầu nương trước cửa, vào nhà đi thẳng xuống bếp” [24;Tr.159]. Rồi hình ảnh của cô gái đáng thương trong Hai cha con người chính uỷ dù bị giặc bắn cho tàn tật một chân nhưng cô vẫn hồn nhiên, lạc quan sống càng thể hiện rõ đức hạnh hiền dịu của mình và cô lại đem niềm vui, nụ cười hằng ngày đến những người xung quanh qua đó như tố cáo tội ác dã man của kẻ thù.
Truyện ngắn Nguyễn Thi hầu như tập trung gần như đầy đủ nhất những hình ảnh đẹp nhất của người phụ nữ: kiên trung, bất khuất, dũng cảm trong chiến đấu; đảm đang, tháo vát việc nhà. Nhưng nhà văn cũng phần nào khai thác khá thành công hình ảnh những người phụ nữ bất hạnh, âm thầm chịu đựng, hy sinh những lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của tập thể, của cộng đồng. Nếu truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
của Nguyễn Minh Châu đó là hình ảnh người đàn bà cam chịu những trận đòn roi dã man của chồng để sống vì con, vì chồng. Thì truyện ngắn Nguyễn Thi lại là hình ảnh những người đàn bà hy sinh lợi ích cá nhân để vì lợi ích chung của tập thể, vì đất nước. Đó là hình ảnh vợ của Hải trong tác phẩm Im lặng bị chính đồng đội của chồng mình hãm hiếp nhưng chị không thể chống cự, không dám kêu la vì sợ lộ chuyện, hắn sẽ bị bắt, đơn vị sẽ mất đi một người lính trinh sát giỏi, và rồi còn có thể liên luỵ nhiều người khác. Chị chỉ biết khóc trong vòng tay người chồng, âm thầm chịu đựng sự tủi nhục, xấu hổ và Vân – người nữ hộ lí đã hết lòng chăm sóc cho Hải, trong cơn mê tỉnh, anh lao xuống sông, Vân cũng lao theo cứu nhưng chỉ cứu được Hải, còn Vân bị nước cuốn đi. Cuộc đời Vân cũng phần nào xót xa như vợ Hải: chị là nữ du kích gan dạ, bị giặc bắt, hãm hại đến mức đổ bệnh, nỗi đau khổ tột cùng của người con gái đã khiến chị yêu thương Hải – anh bộ đội có cùng tên với người yêu chị, một tình thương lớn tới mức hy sinh: “Người con gái ấy đã yêu thương anh, một tình thương dậy lên từ những đau khổ, dậy lên từ những mất mát đang chịu đựng chung với đất nước, cũng như trước kia, vợ anh đã im lặng để yêu anh trọn đời” [23;Tr.532]. Trong cái im lặng của cuộc đời, của chiến đấu có những nỗi đau tưởng chừng như không thể vượt qua nhưng chính tình thương của con người dành cho nhau, niềm tin vào cuộc sống đã giúp họ vươn lên từ hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh, của nỗi đau, sự mất mát và tình thương. Đó chính là đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Thi nó toát ra từ vẻ đẹp của tâm hồn con người.
Nhìn chung, Nguyễn Thi đã khắc hoạ thành công hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến họ không mang một vẻ đẹp mảnh mai, yếu đuối. Ngược lại, ở họ là sự chắc khoẻ về mặt thể chất và mạnh mẽ về mặt tinh thần luôn đương đầu với những thách thức của hoàn cảnh, của thời đại với những chông gai khó khăn của cuộc sống nhưng các bà, các mẹ, các chị đã ý thức được nhiệm vụ của bản thân là đứng lên chống lại kẻ thù đang giằng xé cuộc sống của bà con, của xóm làng thân yêu. Bằng
những tính cách mạnh mẽ và tinh thần vững bước trước cuộc sống cùng với những phẩm chất trung hậu, kiên trung, đảm đang đáng để cả thế hệ trẻ noi gương.