Các yêu cầu chung về chức năng

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ giám sát cháy rừng (Trang 41)

1) Chức năng đăng nhập phần mềm

Với người dùng thông thường hệ thống không yêu cầu đăng nhập. Người dùng thông thường được phép thực thiện các truy vấn điểm nóng, điểm cháy, mức độ cảnh báo cháy rừng, ảnh hiện trường điểm cháy và đăng ký thông tin cảnh báo cháy rừng.

Đối với quản trị hệ thống, cán bộ các đơn vị trực tiếp quản lý rừng và khai thác các tính năng nâng cao của hệ thống phải qua thủ tục đăng nhập, người sử dụng (NSD) nhập vào tên đăng ký và mật khẩu.

 Tên đăng ký là tên được quản trị hệ thống (QTHT) cấp đồng thời phân quyền sử dụng dùng để xác thực truy nhập.

 Mật khẩu do QTHT cấp lần đầu và do NSD tự thay đổi trong quá trình sử dụng, quá trình sử dụng NSD được thay đổi mật khẩu tuỳ theo nhu cầu.

 Người sử dụng có thể tự cập nhật thông tin cá nhân của mình như họ tên, giới tính, điện thoại, e-mail, …

2) Chức năng nhập mới, chỉnh sửa thông tin

Các modul tự động thu thập dữ liệu có cơ chế lưu nhật ký, trong trường hợp mất kết nối do các lý do khác nhau, khi khởi chạy lại phải kiểm tra việc trùng dữ liệu, mất hoặc thiếu dữ liệu (có cơ chế báo lỗi trong quá trình hoạt động để có thể khắc phục).

 Các dữ liệu được nhập sau khi hệ thống báo cập nhật thành công (transaction commited) không được mất trong bất cứ trường hợp nào.

3) Chức năng tìm kiếm, tra cứu thông tin

 Các chức năng tìm kiếm, tra cứu và truy xuất dữ liệu nhanh, người sử dụng có thể tìm theo từ khóa bất kỳ, theo các thông tin thuộc tính (metadata) hoặc lọc theo yêu

40

cầu tìm kiếm nâng cao.Xử lý được tiếng Việt có dấu hoặc không dấu chính xác trong tìm kiếm và tra cứu.

 Tra cứu đơn giản: Tra cứu nhanh theo một số từ khoá hoặc một số thông tin cơ bản nhất về đối tượng cần tra cứu (tên tỉnh, huyện, xã …).

 Tra cứu phức tạp: Tra cứu kết hợp (và) từ một đến tất cả các thông tin đã được lưu trữ.

 Phương pháp tra cứu: Tra cứu theo đối tượng (đang làm việc với đối tượng nào, ví dụ lớp bản đồ nền, thì có thể tra cứu phức tạp trên đối tượng đó). thông tin có; Tra cứu thông tin không có; Tra cứu thông tin có 1, có 2 hoặc có nhiều

 Kết quả tra cứu được sử dụng cho tất cả các công việc tiếp theo đến khi loại bỏ điều triện tra cứu hoặc có sự kiện tra cứu khác đạt kết quả.

4) Chức năng thống kê, báo cáo: Các biểu mẫu thống kê, báo cáo theo quy định của Đơn vị được thống nhất trong quá trình khảo sát.

5) Chức năng in ấn: Chức năng in được thiết lập tương ứng với mỗi kết quả thống kê, báo cáo hay tra cứu thông tin.

6) Chức năng quản lý danh mục: Cho phép quản lý, bổ sung, sửa các thông tin thuộc hệ thống danh mục. Việc bổ sung, cập nhật danh mục không làm ảnh hưởng đến kết quả của các biểu mẫu thống kê.

7) Chức năng trợ giúp: Trợ giúp toàn bộ như hướng dẫn sử dụng.

8) Chức năng kiểm tra dữ liệu: Căn cứ các tiêu chí của thông tin để kiểm tra các thông tin được nhập, nếu không chính xác phần mềm cho hiển thị để bổ sung, sửa.

9) Chức năng quản trị, phân quyền cho ngƣời, nhóm ngƣời dùng phần mềm:

Phân quyền quản lý, khai thác sử dụng cần được quản lý chặt chẽ theo các chuyên đề sau: theo cấp lãnh đạo quản lý; cấp đơn vị quản lý; theo chức năng, nhiệm vụ cán bộ quản lý; theo loại thông tin được khai thác… đảm bảo người dùng được phân quyền không thể can thiệp vào dữ liệu của người dùng khác.

 Cho phép người có thẩm quyền tạo các tài khoản người dùng, nhóm người dùng có thể thao tác được với phần mềm theo mức độ cho phép.

 Mỗi 1 tài khoản người dùng bao gồm các thông tin sau: Tên tài khoản, Mật khẩu, các thông tin liên quan đến Phân quyền.

 Phân quyền truy cập theo chức năng của phần mềm: Thực hiện được chức năng phân quyền đến từng chức năng chi tiết của phần mềm.

10)Chức năng quản lý cấu hình hệ thống (Config)

41

 Thiết lập trạng thái hiển thị thông tin cửa sổ màn hình, trạng thái thanh công cụ…Hệ thống báo lỗi:

11)cung cấp tính năng báo lỗi chi tiết đến từng tình huống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ giám sát cháy rừng (Trang 41)